RSS Feed for Thấy gì qua lộ trình toàn cầu về chuyển đổi năng lượng sạch vào năm 2030? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 25/11/2024 15:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thấy gì qua lộ trình toàn cầu về chuyển đổi năng lượng sạch vào năm 2030?

 - Tại Hội nghị biến đổi khí hậu 2021 (COP26) vừa được tổ chức tại Anh, Liên Hợp quốc đã công bố lộ trình toàn cầu về chuyển đổi năng lượng sạch (NLS) vào năm 2030. Mục tiêu nhằm hướng tới phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Năng lượng rất nóng ở COP26 và thế kẹt của Việt Nam Năng lượng rất nóng ở COP26 và thế kẹt của Việt Nam

Mong ước tạo bước ngoặt của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (sau này trở thành Hiệp định Paris) về Biến đổi khí hậu COP26 tại Glasgow đã thành hiện thực một nửa vào đêm 13/11/2021. Một nửa còn lại được các đảo quốc và các nước đã phát triển coi là giấc mơ tan vỡ. Hiệp ước Glasgow về khí hậu là một văn kiện thỏa hiệp cân bằng giữa 197 nước tham gia.

Lộ trình 5 bước ngành năng lượng hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050 Lộ trình 5 bước ngành năng lượng hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050

Nhằm hạn chế tác động tồi tệ do biến đổi khí hậu gây ra, sớm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và đề xuất do COP26 nhằm đưa khí thải ròng về 0, hay Net Zero, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố lộ trình và giải pháp 5 bước để đạt mục tiêu này. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.


Sự cần thiết Liên Hợp quốc phải ban hành lộ trình về chuyển đổi năng lượng sạch:

Tổng thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đã ban hành lộ trình toàn cầu để đạt được sự chuyển đổi cơ bản về tiếp cận và chuyển đổi năng lượng vào năm 2030. Theo đó, đến năm 2025, lộ trình đặt ra khung thời gian nhằm đảm bảo thêm 500 triệu người được sử dụng điện và 1 tỷ người được tiếp cận với các lựa chọn thay thế nấu ăn sạch chỉ trong vòng 4 năm.

Điều này đòi hỏi sự gia tăng đầu tư hàng năm vào nấu ăn sạch và tiếp cận năng lượng. Khoản đầu tư bắt buộc này là một phần nhỏ trong tổng đầu tư năng lượng toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ USD, nhưng nó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho một phần ba dân số thế giới. Hơn 130 nguyên thủ quốc gia và chính phủ, cũng như các nhà lãnh đạo toàn cầu, từ các doanh nghiệp và các lĩnh vực khác, đã cam kết bổ sung hơn 400 tỷ USD và đầu tư cho NLS như một phần của các thỏa thuận tự nguyện có tên Hiệp ước Năng lượng (Energy Compacts) tại cuộc thảo luận cấp cao của Liên Hợp quốc về năng lượng.

Lộ trình cũng kêu gọi tái định hướng trợ cấp tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng vào năm 2025, cũng như tăng công suất năng lượng tái tạo hiện đại trên toàn cầu, tăng gấp đôi đầu tư hàng năm vào năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng trên toàn cầu, và tạo thêm 30 triệu việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả. Bằng cách đầu tư vào xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội, những hoạt động này sẽ giúp đạt được sự phục hồi xanh và toàn diện.

Mục tiêu cấp bách nhất của lộ trình là đảm bảo không có thêm nhà máy điện than mới nào hoạt động sau năm 2021. Trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh năng lượng, Liên minh năng lượng và UN-Energy đã đưa ra Thỏa thuận năng lượng “Không có điện than mới” với bảy quốc gia thành viên tham gia, gồm Chile, Đan Mạch, Pháp, Đức, Montenegro, Sri Lanka và Anh. Lộ trình kêu gọi đầu tư tăng gấp ba lần hàng năm vào năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, cũng như công suất điện tái tạo toàn cầu vào năm 2030 đối với các nước OECD, đồng thời loại bỏ dần nhà máy điện than toàn cầu vào năm 2040.

Những mục tiêu chính của lộ trình:

Lộ trình Toàn cầu (The Global Roadmap) gọi ngắn TGR kêu gọi hành động để thu hẹp khoảng cách tiếp cận năng lượng; nhanh chóng chuyển đổi sang hệ thống năng lượng khử cacbon; huy động tài chính để thực hiện; không để lại ai phía sau sau khi chuyển đổi năng lượng sạch Net Zero; và khai thác đổi mới, công nghệ và dữ liệu.

Để đạt được những mục tiêu này, lộ trình TGR đặt ra các mốc quan trọng cho năm 2025 và 2030. Đến năm 2025, lộ trình này cần đạt được những điều sau:

1/ Thêm 500 triệu người được sử dụng điện.

2/ Thêm 1 tỷ người được tiếp cận với các giải pháp nấu ăn sạch.

3/ Đầu tư hàng năm cho khả năng tiếp cận điện năng tăng lên 35 tỷ USD và tiếp cận với việc nấu ăn sạch tăng lên 25 tỷ USD.

4/ Tăng 100% công suất năng lượng tái tạo hiện đại trên toàn cầu.

5/ Đầu tư hàng năm tăng gấp đôi vào năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng trên toàn cầu.

6/ Không có kế hoạch điện than mới ra đời và đi vào hoạt động sau năm 2021.

7/ Trợ cấp tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch hướng đến năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả.

8/ Tạo trên 30 triệu việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả.

Đến năm 2030, cần đạt được những mục tiêu sau:

1/ Tiếp cận phổ cập điện và các giải pháp nấu ăn sạch.

2/ Công suất điện tái tạo toàn cầu tăng gấp ba lần.

3/ Tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả năng lượng trên toàn cầu.

4/ Đầu tư hàng năm cho năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng trên toàn cầu tăng gấp 3 lần.

5/ Loại bỏ dần các kế hoạch điện than trong OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) vào năm 2030 và trên toàn cầu vào năm 2040.

6/ Tạo thêm 60 triệu việc làm trong lĩnh vực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả.

7/ Tiếp cận phổ cập điện tại tất cả các cơ sở y tế và tất cả các trường học trên toàn thế giới.

Việt Nam với lộ trình chuyển đổi năng lượng:

Liên quan đến lộ trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, tại Diễn đàn lần thứ IV “Tuần lễ năng lượng Nga” được tổ chức tại Moscow (từ ngày 13 - 15/10/2021) khi phát biểu chào mừng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò phát triển ngành năng lượng một cách hiệu quả, bền vững, vì lợi ích chung của các quốc gia và của toàn nhân loại.

Thủ tướng nhấn mạnh: Là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu trong ASEAN, chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo gắn liền với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững. Thủ tướng cho hay, Việt Nam đang xây dựng Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những định hướng cơ cấu nguồn năng lượng của Việt Nam như sau:

- Đa dạng hóa các nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

- Đối với nguồn năng lượng hóa thạch, có lộ trình chủ động tích cực giảm theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải carbon, phát triển mạnh nhiệt điện khí.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngày 19/11/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII). Hội nghị khẳng định quy hoạch mới sẽ tuyệt đối minh bạch, khách quan, khoa học và có lộ trình phù hợp để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải carbon, bảo vệ môi trường trong xây dựng Quy hoạch điện VIII.

Việt Nam đang quyết tâm thực hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp cam kết cắt giảm khí CO2 tại Hội nghị COP26. Cụ thể, phương án điều hành trong dự thảo tháng 11/2021 đề xuất công suất nguồn đến năm 2030 giảm trên 24.000 MW (từ khoảng 180.000 MW còn 156.000 MW), đến năm 2045 giảm khoảng 36.000 MW (từ 369.500 MW còn 333.500 MW).

Còn theo Bộ Công Thương, quan điểm Quy hoạch điện VIII là tính toán cân đối nguồn - tải theo vùng miền, hạn chế truyền tải điện đi xa, hạn chế thấp nhất truyền tải điện liên vùng (qua tính toán, so với dự thảo quy hoạch trước, lần này cắt giảm hàng ngàn km đường dây 500 kV phải xây mới). Bên cạnh đó, bảo đảm dự phòng từng miền ở mức độ hợp lý, đặc biệt là ở miền Bắc, trong bối cảnh hiện nay tốc độ tăng trưởng điện năng tiêu thụ của miền Bắc cao nhất trong 3 miền./.

KHẮC NAM (THEO NET/RG/SIO-11/2021)


Link tham khảo:

1/ https://reglobal.co/global-roadmap-to-achieve-clean-energy-transition-by-2030-and-net-zero-emissions-by-2050/

2/ https://sdg.iisd.org/news/secretary-general-issues-roadmap-for-accelerating-the-energy-transition/

3/ https://mpm.chinhphu.vn/hoat-dong/thu-tuong-neu-cac-dinh-huong-chuyen-doi-co-cau-nguon-nang-luong-21340.html

4/ https://nld.com.vn/kinh-te/cam-ket-phat-trien-nang-luong-tai-tao-20211119194426537.htm

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động