RSS Feed for Thấy gì qua báo cáo thường niên về nhiên liệu than năm 2022 của IEA? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 23:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thấy gì qua báo cáo thường niên về nhiên liệu than năm 2022 của IEA?

 - Ngày 16/12 vừa qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố báo cáo thường niên về nhiên liệu hóa thạch, có tên Coal 2022 (Than 2022). Coal 2022 cung cấp hiện trạng thế giới về cung, cầu và thương mại than. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật tóm báo cáo để giúp bạn đọc hiểu thêm về thị trường than của thế giới trong năm 2022.
Nhiên liệu than, dầu và khí LNG năm 2023 [Kỳ 3]: Dự báo giá khí LNG Nhiên liệu than, dầu và khí LNG năm 2023 [Kỳ 3]: Dự báo giá khí LNG

Ở 2 kỳ trước, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã tổng hợp một số dự báo mang tính điểm nhấn liên quan đến hai loại nhiên liệu than, dầu trong năm 2023. Liên quan đến giá khí hóa lỏng (LNG), nhiều dự báo được đưa ra, phần lớn cho thấy giá có xu hướng giảm nhiệt - Kỳ 3: Dự báo giá khí LNG.

Nhiên liệu than, dầu và khí LNG năm 2023 [Kỳ 2]: Dự báo giá dầu thô Nhiên liệu than, dầu và khí LNG năm 2023 [Kỳ 2]: Dự báo giá dầu thô

Trong kỳ 1, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã tổng hợp dự báo chung về năng lượng, cũng như giá nhiên liệu than năm 2023. Liên quan đến giá dầu, nhiều tổ chức đưa ra những dự báo mới, phần lớn cho thấy sản lượng khai thác giảm và giá cũng giảm nhiệt - kỳ 2: Dự báo về giá dầu thô năm 2023.

Nhiên liệu than, dầu và khí LNG năm 2023 [Kỳ 1]: Dự báo giá than Nhiên liệu than, dầu và khí LNG năm 2023 [Kỳ 1]: Dự báo giá than

Trước khi kết thúc năm 2022, nhiều tổ chức tư vấn, ngân hàng, doanh nghiệp, báo chí đã đưa ra dự báo về giá nhiên liệu cho năm 2023. Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số dự báo mang tính điểm nhấn liên quan đến ba loại nhiên liệu chính là than, dầu và khí hóa lỏng (LNG).

Tin xấu tốt về than:

1/ Tin xấu:

Việc sử dụng than toàn cầu dự kiến tăng 1,2% vào năm 2022, lần đầu tiên vượt qua 8 tỷ tấn trong một năm và làm lu mờ kỷ lục trước đó được thiết lập năm 2013. Đây không phải là điều bất ngờ đối với IEA, vì cơ quan này dự đoán mức đỉnh này sẽ xảy ra hoặc năm nay, hoặc năm tới. Than được sử dụng trong sản xuất điện - lĩnh vực tiêu thụ lớn nhất (dự kiến chỉ tăng hơn 2% vào năm 2022).

Do cuộc chiến Nga - Ukraine xảy ra, khiến giá nhiên liệu hóa thạch tăng đáng kể trong năm nay. Riêng khí đốt tự nhiên tăng mạnh nhất. Một số khu vực trên thế giới quay trở lại sử dụng than như một lựa chọn cạnh tranh về giá. Châu Âu đang trên đà tăng tiêu thụ than trong năm thứ hai liên tiếp.

Phân tích của IEA nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải mở rộng quy mô lớn năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng để cắt giảm chi phí hóa đơn của mọi người, đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng và giữ nguyên các mục tiêu khí hậu thiết yếu. Điều quan trọng là không có quốc gia châu Âu nào sửa đổi kế hoạch loại bỏ hoàn toàn than đá vào năm 2030 và châu Âu vẫn đang trên đà không còn than đá vào cuối thập kỷ này. Bây giờ là lúc các chính phủ thực hiện đầu tư vào các giải pháp xanh để không có nguy cơ tái quay trở lại sử dụng nhiên liệu hóa thạch khiến thế giới nghèo hơn và kém an toàn hơn.

Tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới, chiếm 53% lượng tiêu thụ than toàn cầu, đợt nắng nóng và hạn hán đã thúc đẩy sản xuất điện than trong mùa hè, bất chấp các hạn chế do Covid làm chậm nhu cầu. Sự phát triển ở Trung Quốc có tác động lớn nhất đến nhu cầu than toàn cầu trong những năm tới, nhưng Ấn Độ cũng có tác động không kém.

Thế giới đang tiến gần đến đỉnh điểm trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong đó than đá sẽ là nguyên liệu giảm đầu tiên, nhưng vẫn chưa đạt đến mức đó. Nhu cầu than vẫn còn cao và có khả năng sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm nay, đẩy lượng khí thải toàn cầu tăng vọt.

2/ Tin tốt:

Bên cạnh tin xấu, thì có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng ngày nay đang đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, điều này sẽ làm cho nhu cầu than trong những năm tới giảm. Các chính sách của chính phủ sẽ là chìa khóa để đảm bảo một con đường phía trước an toàn và bền vững.

Báo cáo “Than 2022” được đưa ra chỉ hơn một tuần sau khi IEA thông báo rằng: Năng lượng mặt trời sẽ vượt qua than trên toàn cầu vào năm 2027. Và mặc dù việc sử dụng than vào năm 2022 tăng, nhưng nó vẫn được kiểm soát bằng cách triển khai các nguồn năng lượng tái tạo.

Đến năm 2025, nhu cầu than của châu Âu dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức của năm 2020. Và IEA nói rằng: Mặc dù giá cao và lợi nhuận dễ chịu cho các nhà sản xuất than, nhưng “không có dấu hiệu tăng đầu tư vào các dự án than định hướng xuất khẩu. Điều này phản ánh sự thận trọng của các nhà đầu tư và các công ty khai thác về triển vọng trung và dài hạn của than”.

Năng lượng tái tạo sẽ sớm thay thế nhiên liệu hóa thạch để phát điện ở các nền kinh tế tiên tiến - nơi tạo ra nhiều khí thải nhất. Cuộc chiến tại Ukraine cũng đã gây ra một cuộc chiến khác, tăng cường nhanh chóng năng lượng tái tạo ở châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga.

Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á được lên kế hoạch để tăng cường sử dụng than đồng thời với việc bổ sung thêm nhiều năng lượng tái tạo để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, trung tuần tháng 12/2022, các quốc gia phát triển đã cam kết 15,5 tỷ USD để giúp Việt Nam chuyển từ điện than sang năng lượng tái tạo, sau các thỏa thuận tương tự với Indonesia và Nam Phi. Indonesia, một trong những nước phát thải lớn nhất thế giới, hiện đã cam kết tạo ra khoảng một phần ba năng lượng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Điểm nhấn đáng chú ý trong báo cáo Coal 2022:

1/ Sản lượng điện than toàn cầu tăng mức kỷ lục:

Năm 2022, giá khí đốt tự nhiên cao dẫn đến việc chuyển đổi nhiên liệu đáng kể sang than cho sản xuất điện ở châu Âu, mặc dù cả sản xuất khí đốt, than đá đều tăng do tốc độ tăng trưởng của gió, mặt trời không đủ để bù đắp hoàn toàn sản lượng điện hạt nhân và thủy điện phát thấp hơn.

Tại Trung Quốc, sản lượng thủy điện thấp trong mùa hè giữa đợt nắng nóng lớn đã đẩy sản lượng điện than tăng cao. Vào tháng 8/2022, sản lượng điện than ở Trung Quốc đã tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái (lên hơn 500 tỷ kWh). Mức sản lượng hàng tháng cao hơn tổng sản lượng điện than hàng năm của bất kỳ quốc gia nào khác (ngoại trừ Ấn Độ và Hoa Kỳ).

Ở Ấn Độ, Trung Quốc - nơi than đá là xương sống của hệ thống điện và khí đốt chỉ chiếm một phần nhỏ trong sản xuất điện, tác động của giá khí đốt cao hơn đối với nhu cầu than đã bị hạn chế. Tuy nhiên, việc sử dụng than tăng lên ở các quốc gia này đã thay thế một số khí đốt - thứ đã được mua bởi các khu vực khác sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho nó.

Sản xuất điện than sẽ tăng lên kỷ lục mới vào năm 2022, vượt qua mức của năm 2021. Điều này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của điện than ở Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) và bởi sự gia tăng nhỏ ở Trung Quốc - nhưng giảm đáng kể ở Hoa Kỳ.

2/ Châu Âu quay đầu sử dụng than chỉ là tạm thời:

Châu Âu - và EU nói riêng quay đầu sử dụng than chỉ là tạm thời, nhất là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng năng lượng, do phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga.

Sản lượng thủy điện và điện hạt nhân thấp do điều kiện thời tiết, kết hợp với các vấn đề kỹ thuật tại các nhà máy điện hạt nhân như của Pháp chẳng hạn, đã gây thêm căng thẳng cho hệ thống điện châu Âu.

Đáp lại, một số quốc gia châu Âu đã tăng cường sử dụng sản xuất điện than, đồng thời đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo và trong một số trường hợp, kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân.

Trước nguy cơ thiếu khí đốt và các vấn đề tiềm ẩn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hệ thống điện, một số nhà máy điện than đã đóng cửa, hoặc để dự phòng đã quay trở lại thị trường. Ở hầu hết các quốc gia, điều này liên quan đến một lượng hạn chế công suất điện than.

Chỉ ở Đức, với 10 gigawatt (GW), là sự đảo ngược ở quy mô đáng kể. Điều này đã làm tăng sản lượng điện than ở EU, dự kiến sẽ duy trì ở mức cao hơn này trong một thời gian.

Theo dự báo của IEA, nỗ lực sẽ tăng gấp đôi để cải thiện hiệu quả năng lượng, nhất là mở rộng năng lượng tái tạo sẽ khiến nhu cầu và sản xuất than của EU quay trở lại quỹ đạo giảm sau năm 2024.

3/ Nhu cầu than toàn cầu sẽ ổn định cho đến năm 2025, nhưng phụ thuộc nhiều vào sự phát triển ở Trung Quốc:

Theo dự báo của IEA: Nhu cầu than toàn cầu sẽ ổn định quanh mức 8 tỷ tấn vào năm 2022 cho đến năm 2025. Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, cùng với tất cả những bất ổn của nó, một sự chao đảo vào tăng trưởng có thể co dãn trong tương lai gần. Điều này có thể xảy ra bởi những thay đổi trong hoạt động kinh tế toàn cầu, điều kiện thời tiết, giá nhiên liệu, hoặc chính sách của chính phủ và nhiều biến số tiềm năng khác.

Trong số này có yếu tố Trung Quốc. Sự phát triển ở Trung Quốc có thể tác động không nhỏ đến triển vọng nhu cầu than toàn cầu, vì quốc gia này chiếm hơn một nửa trong số đó. Chỉ riêng ngành điện của Trung Quốc đã chiếm 1/3 lượng tiêu thụ than toàn cầu. Tiêu thụ than ở Trung Quốc tăng mạnh vào năm 2021, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ vẫn duy trì ở mức trung bình 0,7%/năm cho đến năm 2025, phần lớn là do sự gia tăng sản xuất điện tái tạo.

Trong giai đoạn 2022 - 2025, IEA kỳ vọng sản lượng điện tái tạo của Trung Quốc sẽ tăng gần 1.000 TWh, tương đương với tổng sản lượng điện của Nhật Bản hiện nay. Trong khi đó, mức tiêu thụ than của Ấn Độ đã tăng gấp đôi kể từ năm 2007 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 6% và nước này sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng của nhu cầu than toàn cầu.

Ngược lại, việc sử dụng than được dự báo sẽ duy trì quỹ đạo giảm ở Hoa Kỳ và EU vào năm 2025. Ở cấp độ toàn cầu, IEA kỳ vọng nguồn điện năng lượng tái tạo mới sẽ đáp ứng gần 90% nhu cầu điện bổ sung cho đến năm 2025, với mức tăng khiêm tốn trong sản xuất điện hạt nhân và khí đốt cao.

Do đó, trong trường hợp không có các giải pháp thay thế phát thải thấp có thể thay thế than trên quy mô lớn trong lĩnh vực sắt thép trong thời gian tới, nhu cầu than toàn cầu sẽ không thay đổi trong suốt giai đoạn dự báo.

4/ Lệnh trừng phạt vào Nga “định hình” lại thương mại than quốc tế:

Cuộc chiến tại Ukraine đã tạo ra hàng loạt lệnh cấm, lệnh trừng phạt nhắm vào Nga từ nhiều quốc gia và công ty. Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ ba trên thế giới và kết quả là các lệnh trừng phạt đã dẫn đến sự xáo trộn lại dòng chảy thương mại toàn cầu khi người mua, đặc biệt là ở châu Âu, khách hàng phải tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Ngoài ra, do thiếu năng lực đường sắt, một phần khối lượng than của Nga trước đây được vận chuyển bằng đường sắt đến châu Âu, hoặc vận chuyển từ các cảng phía Tây Bắc Nga tới châu Âu không thể chuyển hướng sang phía Đông, hoặc phía Nam. Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu của Nga và thắt chặt thị trường.

Khoảng trống do nguồn cung than của Nga ở châu Âu để lại phần lớn đã được lấp đầy bởi Nam Phi, Colombia và các nhà sản xuất nhỏ hơn khác như Tanzania và Botswana. Indonesia - quốc gia bắt đầu cấm xuất khẩu than để đáp ứng nhu cầu trong nước của mình, một lần nữa thể hiện sự linh hoạt khi chuyển xuất khẩu sang châu Âu để giúp bù đắp sự thiếu hụt của Nga.

Ngược lại, Hoa Kỳ không còn là nhà cung cấp chủ động nữa. Vật lộn với đầu tư, thiếu hụt lực lượng lao động và tắc nghẽn giao thông, xuất khẩu than của Mỹ sẽ giảm nhẹ, mặc dù giá cao. Trong khi đó, mưa và lũ lụt ở Úc đã làm giảm sản lượng, góp phần làm cho thị trường khan hiếm.

5/ Thị trường thắt chặt và chi phí chiến tranh đã đẩy giá than lên mức kỷ lục trong năm 2022:

Mất cân bằng cung cầu kết hợp với giá khí đốt tăng đã đẩy giá than nhiệt lên mức cao chưa từng có vào tháng 10/2021. Gần như ngay lập tức, Trung Quốc, Ấn Độ đã tăng tốc sản xuất để xoa dịu thị trường và giá nhanh chóng giảm trở lại mức thấp hơn.

Khi Indonesia cấm xuất khẩu vào tháng 1/2022, giá than quốc tế tăng trở lại trong khi giá than Trung Quốc vẫn cao hơn. Tuy nhiên, cuộc chiến xảy ra tại Ukraine hồi cuối tháng 2 đã làm tăng giá khí đốt, từ đó đẩy giá than lên mức kỷ lục mới vào tháng 3 và trong suốt mùa hè.

Hỗ trợ thêm cho giá đến từ phí bảo hiểm chiến tranh và nhận thức ngày càng tăng về nguy cơ thiếu năng lượng vật chất. Giá đã điều tiết kể từ mùa hè khi lo lắng về nguồn cung đã giảm bớt. Mưa ở Úc càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm thị trường trong năm, đặc biệt đẩy giá than nhiệt chất lượng cao cao hơn giá than luyện cốc có giá trị cao. Với lệnh cấm của EU đối với than của Nga có hiệu lực từ tháng 4 đến đầu tháng 8, giá than của Nga đã giảm mạnh.

6/ Mặc dù lợi nhuận kỷ lục, nhưng đầu tư vào khai thác than không tăng:

Giá than đạt mức cao kỷ lục kể từ tháng 10/2021 và sự tập trung mới vào an ninh năng lượng xuất hiện rõ nét hơn kể từ khi diễn ra cuộc chiến tại Ukraine, điều này khiến nhiều người kỳ vọng đầu tư vào tài sản mỏ than sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc và Ấn Độ - nơi sản xuất trong nước đã được đẩy mạnh để giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài, thì không có dấu hiệu cho thấy xu hướng đầu tư vào than tăng trưởng.

Chính phủ, ngân hàng và các nhà đầu tư, cũng như các công ty khai khoáng nói chung tiếp tục bày tỏ sự hững hờ đầu tư vào than, đặc biệt là than nhiệt./.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Link tham khảo:

1/ https://electrek.co/guides/egeb/

2/ https://www.iea.org/reports/coal-2022

3/ https://iea.blob.core.windows.net/assets/91982b4e-26dc-41d5-88b1-4c47ea436882/Coal2022.pdf

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động