Nhiên liệu than, dầu và khí LNG năm 2023 [Kỳ 2]: Dự báo giá dầu thô
13:53 | 02/12/2022
Nhiên liệu than, dầu và khí LNG năm 2023 [Kỳ 1]: Dự báo giá than Trước khi kết thúc năm 2022, nhiều tổ chức tư vấn, ngân hàng, doanh nghiệp, báo chí đã đưa ra dự báo về giá nhiên liệu cho năm 2023. Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số dự báo mang tính điểm nhấn liên quan đến ba loại nhiên liệu chính là than, dầu và khí hóa lỏng (LNG). |
KỲ 2: DỰ BÁO GIÁ DẦU NĂM 2023
Dự báo chung về giá dầu năm 2023:
Trong báo mang tên Commodity Markets Outlook (Triển vọng thị trường hàng hóa), WB dự đoán giá dầu thô Brent trung bình là 92 USD/thùng vào năm 2023, giảm xuống 80 USD vào năm 2024, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm qua là 60 USD. WB cho biết, xuất khẩu dầu của Nga có thể giảm 2 triệu thùng mỗi ngày do lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm dầu, khí đốt của Nga, cùng với các hạn chế về bảo hiểm và vận chuyển, có hiệu lực vào ngày 5/12/2022.
Giới hạn giá dầu của nhóm G7 được đề xuất cũng có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của dầu từ Nga, nhưng cần sự tham gia của các thị trường mới nổi lớn và các nước đang phát triển để có hiệu quả. Báo cáo còn cho thấy: Gần 60% thị trường mới nổi nhập khẩu dầu mỏ và các nền kinh tế đang phát triển đã chứng kiến sự gia tăng giá dầu nội tệ do cuộc chiến diễn ra tại Ukraine.
Theo Reuters: Cuối tháng 9/2022, Ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs (GS) đã hạ dự báo giá dầu năm 2023 do nhu cầu giảm và sức mạnh đồng đô la Mỹ tăng, nhưng Goldman Sachs lại nhấn mạnh thất vọng về nguồn cung toàn cầu nên dự báo tăng giá dài hạn vẫn tiếp tục. GS đã hạ dự báo trung bình cho năm tới là 110 USD/thùng, ngay cả khi mức thâm hụt thị trường dầu toàn cầu được điều chỉnh theo mùa trong quý 4/2022 và năm 2023.
Cụ thể, GS đã điều chỉnh dự báo giá dầu thấp hơn trung bình 19 USD/thùng trong giai đoạn từ quý 4/2022 đến quý 4/2023 và nhu cầu dầu toàn cầu tăng 2,0 triệu thùng/ngày vào năm 2023 theo giá hiện tại, so với dự báo trước đó là 2,5 triệu thùng/ngày.
Theo GS: Về ngắn hạn, giá dầu có thể vẫn biến động, còn đồng đô la Mỹ lại tăng giá mạnh và nhu cầu về dầu giảm ít nhất là những tháng còn lại của năm 2022. Khó khăn về kinh tế và sự suy giảm tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ là yếu tố giúp giá dầu thế giới giảm. Giá dầu, chạm mức thấp nhất trong 9 tháng vào tuần cuối tháng 9/2022, sau đó tăng hơn 2% do nguồn cung hạn chế ở Vịnh Mexico của Hoa Kỳ, hậu quả của cơn bão Ian và đồng USD yếu hơn một chút. Goldman không kỳ vọng OPEC sẽ tăng hạn ngạch sản xuất trong năm nay và cho rằng nhóm xuất khẩu dầu sẽ ổn định sản lượng gần mức hiện tại cho đến năm 2023.
Theo trang tin Oilprice.com trực tuyến (Mỹ) số ra trung tuần tháng 11/2022: Các dự báo giá dầu ngắn hạn liên tục tăng trong năm nay, với hầu hết các nhà dự báo kỳ vọng điểm chuẩn sẽ đạt mức cao nhất 100 USD vào một thời điểm nào đó trong năm tới. Tuy nhiên, trong dài hạn, mọi thứ sẽ thay đổi.
Goldman Sachs dự kiến giá dầu có thể tăng lên 125 USD/thùng nếu Trung Quốc chấm dứt các hạn chế từ chương trình Zero Covid. Các dự báo cơ sở giá dầu cho năm 2023, như dầu Brent ở mức 110 USD/thùng, nhưng giá có thể cao hơn từ Trung Quốc nếu Zero Covid “hết hạn”.
Morgan Stanley dự báo: Các thị trường mới nổi sẽ phục hồi trong năm tới. Một thế giới mới nổi phục hồi đồng nghĩa nhu cầu dầu nhiều hơn bởi các nước đang phát triển là động lực tăng trưởng lớn nhất của thị trường dầu, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, về lâu dài, mọi thứ dường như sẽ thay đổi theo dự báo của Fitch Solutions. Fitch Solutions cho rằng: Giá dầu sẽ giảm từ 102 USD trong năm nay xuống 95 USD vào năm 2023 và giảm tiếp xuống 85 USD sau 3 năm nữa (tức năm 2026).
Theo Fitch Solutions: Lý do giá dầu giảm trong vòng 3 năm tới là do bối cảnh kinh tế vĩ mô xuất hiện những dấu hiệu suy thoái ở nhiều nơi trên thế giới. “Niềm tin của người tiêu dùng đã sụt giảm đến mức suy thoái có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn” - Nhà kinh tế trưởng của Berenberg, Holger Schmieding nói với CNBC.
Chính vì lo ngại suy thoái mà OPEC đã cắt giảm dự báo về nhu cầu dầu mỏ, trong khi đầu năm nay, tổ chức này đang tăng trưởng với tốc độ lành mạnh bất chấp đà tăng giá. Theo OPEC, các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá dầu đã đi ngược chiều và điều chỉnh dự đoán tăng trưởng cầu thêm 100.000 thùng mỗi ngày.
Suy thoái kinh tế là một cách chắc chắn để giảm giá dầu, như John Kemp của Reuters lưu ý trong một bài báo vào đầu tháng 11 vừa qua. Bằng chứng thể hiện rõ ràng ở EU trong thời gian gần đây. Câu hỏi đặt ra từ bây giờ là: Các nền kinh tế chung sẽ chậm lại thêm bao nhiêu nữa? Và càng chậm lại thì nhu cầu tiêu thụ dầu càng cao và do đó, tác động lên giá dầu trên quy mô quốc tế càng lớn.
Giá dầu tại Mỹ:
Đầu tháng 11/2022, Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) công bố ấn phẩm mang tên Báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn (STEO).
Theo báo cáo: EIA đã điều chỉnh chút ít, tăng giá dầu thô Brent cho năm 2022 lên mức trung bình 102,13 USD/thùng và chuẩn dầu West Texas Intermediate (WTI) lên 95,88 USD/thùng năm 2022 so với dự báo trước đó là lần lượt là 102,09 USD và 95,74 USD.
Như vậy, EIA dự báo giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế năm 2023 sẽ ở mức 95,33 USD và dầu WTI là 89,33 USD/thùng. EIA cho rằng, lý do giá giảm so với 2022 là vì sản lượng tăng trưởng ở các nước sản xuất dầu, đặc biệt là Mỹ.
EIA cũng còn cho biết thêm: Tăng trưởng sản lượng dầu của OPEC và ngoài OPEC, đặc biệt là ở Mỹ sẽ giữ giá dầu thô Brent bình quân hàng năm vào năm 2023 thấp hơn so với năm 2022.
Ngoài ra, điều kiện kinh tế toàn cầu suy yếu, sẽ hạn chế tăng trưởng nhu cầu dầu, gây rủi ro giảm giá, trong khi giá dầu cao hơn dự báo có thể xuất phát từ sự gián đoạn nguồn cung do EU sắp ra lệnh cấm nhập khẩu dầu thô và xăng dầu từ Nga.
Cũng theo dự báo của EIA: Sản lượng dầu thô toàn cầu sẽ đạt trung bình 99,93 triệu thùng/ngày năm 2022 và 100,67 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Về nhu cầu dầu toàn cầu EIA dự báo sẽ chạm ngưỡng 99,82 triệu thùng/ngày vào cuối năm và tăng lên 100,98 triệu thùng/ngày trong năm tới.
Đề cập đến quyết định của OPEC giảm mục tiêu sản xuất dầu thô 2 triệu thùng/ngày (bpd) vào tháng 11, IEA cho rằng: Thông báo này có ảnh hưởng hạn chế đến dự báo sản lượng dầu toàn cầu do nhóm này dự đoán sẽ không đạt mục tiêu sản xuất.
Giới dự báo “nghi ngờ” về thị trường dầu thế giới 2023:
Những người theo dõi thị trường dầu đang lưỡng lự trước các động thái chính sách tiếp theo của OPEC vì chưa rõ ràng, đặc biệt là nguồn cung cấp dầu trong quý đầu tiên của năm 2023. Điều này ảnh hưởng đến dự báo chính xác giá dầu cho năm 2023.
Theo công ty tư vấn hàng đầu Mỹ S&P Global: Các nhà dự báo dầu mỏ cho biết, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA), bộ phận phân tích của OPEC và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) cũng mâu thuẫn về nguồn cung trong quý đầu tiên của năm 2023.
Theo IEA, dữ liệu cung cầu dầu của OPEC đã chỉ ra rằng: OPEC giữ nguyên hiện trạng, còn theo S&P Global số dư thị trường dầu mỏ toàn cầu cho thấy OPEC cắt giảm tiềm năng, trong khi đó EIA lại bình luận: Các nguyên tắc cơ bản cho phép tăng, nhưng thị trường lại không chắc chắn.
Theo các chuyên gia phân tích, dự báo giá dầu năm 2023 không chắc chắn bởi hai yếu tố:
Một là: “Yếu tố xích đu” tức mọi thứ luôn dao động. Yếu tố này phụ thuộc phần vào hai ẩn số nặng ký là mức độ nguồn cung của Nga tung ra thị trường sau các lệnh trừng phạt bắt đầu (vào ngày 5/12) và tác động của giới hạn giá G7 đi kèm.
Hai là: Thời điểm nhu cầu của Trung Quốc phục hồi và tiến độ phục hồi ra sao.
Khi Matxcơva cố gắng để chuyển hướng bán toàn bộ lượng dầu của mình, thì theo dự báo của S&P Global: Nga có thể ngừng sản xuất dầu do các rào cản xuất khẩu mới, hoặc sẽ đạt đỉnh 1,5 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên của năm 2023, nhưng sau đó sẽ giảm nếu có nhiều biện pháp trừng phạt hơn. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục gây hoang mang cho các nhà đầu cơ giá dầu khi kỳ vọng nhu cầu phục hồi đối với mặt hàng tiêu thụ khổng lồ.
Với kịch bản Covid của Trung Quốc bùng phát trở lại và khả năng các đợt khóa máy kéo dài hơn nữa, Goldman Sachs đã hạ dự báo nhu cầu của Trung Quốc xuống 1,2 triệu thùng/ngày trong quý 4, và lưu ý rằng: Mức này “tương đương với mức cắt giảm hiệu quả được thực hiện gần đây bởi OPEC” - biện pháp phủ đầu thành công đầu tiên của tổ chức này áp dụng.
Các báo cáo truyền thông về việc đề xuất tăng sản lượng trước cuộc họp ngày 4/12 của OPEC đã tiết lộ sự nhạy cảm của thị trường, dẫn đến điều mà một số nhà bình luận gọi là “sự sụp đổ nhanh” trên thị trường dầu thô kỳ hạn, trước khi các bộ trưởng dầu mỏ chủ chốt từ chối khiến ICE Brent quay trở lại với $ 90/thùng.
Yếu tố thứ hai là phương pháp tiếp cận của OPEC. Nếu đây là một phép thử đối với thị trường dầu mỏ, thì OPEC là một phần câu trả lời.
Helima Croft, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại RBC Capital nói: “Giá dầu sụt giảm nhanh chóng sau câu chuyện của Tạp chí phố Wall củng cố quan điểm rằng: Ngay cả việc đảo ngược một phần việc cắt giảm sản lượng của OPEC thì đây vẫn là một ý tưởng tồi”.
Với sự không chắc chắn của Nga cùng với giá dầu biến động (đặc biệt là trong những ngày gần đây), tạo ra mối quan ngại sâu sắc hơn, đặc biệt liên quan đến Trung Quốc và phản ứng dữ dội đang diễn ra của Mỹ về việc cắt giảm hạn ngạch - OPEC có một quyết định khó khăn. Các nhà phân tích của Commodity Insights cho rằng: Hạn ngạch sẽ được đưa ra tại cuộc họp sắp tới, nhưng lưu ý “không thể loại trừ một đợt cắt giảm khác”.
Thật vậy, trong khi áp lực của Mỹ được coi là thách thức lớn nhất đối với việc cắt giảm OPEC, dữ liệu hỗn hợp về số dư dầu cho thấy rằng: Hiện tại việc duy trì hiện trạng có thể là hướng hành động ưu tiên.
“Nếu các bộ trưởng OPEC thấy rủi ro nguồn cung của Nga tăng và rủi ro nhu cầu toàn cầu giảm, thì có thể sẽ có trường hợp cắt giảm trước. Tuy nhiên, theo dữ liệu hiện tại, chúng tôi nghĩ rằng chiến lược tối ưu cho các bộ trưởng là tiếp tục với các mục tiêu hiện tại cuộc họp tiếp theo và chờ đợi thông tin chắc chắn hơn về nguồn cung của Nga và nếu cần, sẽ phản ứng tương ứng tại cuộc họp sau đó” - Ngân hàng Standard Chartered cho biết sau khi hoàn tất nghiên cứu về giá dầu trong ngắn hạn.
Ngược lại Yousef Al-Shammari - Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Markets lại tin rằng: Việc cắt giảm sẽ xảy ra, “khiến giá trở lại trong phạm vi 90-95 USD/thùng”. Thậm chí, Yousef Al-Shammari còn khẳng định: Ý tưởng về mức giá sàn được nhiều nhà phân tích ủng hộ, quanh mức 90 USD/thùng nếu OPEC hoạt động trở lại.
(Đón đọc kỳ tới...)
KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Link: