Sẽ đưa 2.000 người sang Nga và Nhật để thực tập xây dựng điện hạt nhân
09:14 | 28/02/2013
>> ĐHN Việt Nam: Công nghệ tiên tiến nhất, hệ thống an toàn thụ động
>> "Việt Nam không đơn độc trên con đường phát triển điện hạt nhân"
>> Ban quản lý dự án điện Ninh Thuận nhận chứng nhận ISO 9001: 2008
>> Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam quản lý và xử lý chất thải hạt nhân
>> Tại sao thế giới cần phát triển điện hạt nhân?
Mô hình Nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam
Thời gian đào tạo 2.000 kỹ sư, công nhân tại Nga và Nhật của Tổng công ty Sông Đà dự kiến trong khoảng 2 - 3 năm và đây sẽ là lực lượng nòng cốt trong nước tham gia cùng các nhà thầu của Nga, Nhật Bản xây dựng các tổ máy của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 trong những năm tới.
Mới đây, ngày 13 tháng 2 năm 2013, Công ty CP Sông Đà 5 (Đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà) đã đưa đoàn cán bộ, kỹ sư Phòng Dự án Công ty Sông Đà 5 lên đường đến Cộng hòa Liên bang Nga tiến hành công tác chuẩn bị thi công Nhà máy điện hạt nhân Rostov. Đây là một trong những dự án năng lượng lớn của miền nam nước Nga, nhà máy được thiết kế 4 Tổ máy với công suất là 4.000MW. Thời điểm này đã vận hành 2 tổ máy, còn lại 2 tổ máy sẽ được hoàn thành vào năm 2015.
Hợp đồng giữa Công ty CP Sông Đà 5 - Tổng công ty Sông Đà với Công ty CP NIAEP (Cộng hòa Liên bang Nga) nhằm giúp đối tác nước Nga hoàn thành tiến độ xây dựng nhà máy, còn đối với Công ty Sông Đà 5 là cơ hội học hỏi kinh nghiệm, chuẩn bị nguồn lực cho dự án điện hạt nhân Ninh thuận và giải quyết công ăn việc làm cho 600 CBCNV trong năm 2013-2014 . Sau khi kết thúc Hợp đồng mang tính quốc tế này, Công ty Sông Đà 5 có một lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân được đào tạo và nắm bắt kinh nghiệm thi công xây dựng điện hạt nhân.
Năm 2012, trong Biên bản ghi nhớ giữa Công ty CP Atomstroyexport (Nga) và Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) về việc hợp tác trong khuôn khổ xây dựng Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có nêu vấn đề chuẩn bị nhân lực đủ trình độ thi công Dự án hạt nhân để nước Nga - cường quốc về xây dựng điện hạt nhân đầu tư dự án tại Ninh Thuận
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ xây dựng 13 tổ máy điện hạt nhân.
Dự kiến đến năm 2020, sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành với công suất 1.000 MW, tổ máy 2 vận hành vào năm 2021.
Đồng thời, khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và tiến hành công tác chuẩn bị địa điểm cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.
Kế hoạch là đến năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 8.000 MW và sẽ tăng lên 15.000 MW vào năm 2030 (chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện).
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Hiến pháp là mái nhà bảo vệ nhân dân
Ý đồ của Trung Quốc ‘đổ tiền’ vào Campuchia là gì?
Vụ Philippines kiện Trung Quốc: Đến lúc điều chỉnh quan điểm?
Nữ tổng thống Hàn Quốc trước thách thức Triều Tiên
Có tàu khu trục tàng hình, Trung Quốc 'đảm bảo chiến thắng'?
Cuộc chiến tranh lạnh trên không gian của các nước lớn