RSS Feed for Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 12] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 02:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 12]

 - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã hiện hữu, Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế hưởng ứng, thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng sang năng lượng tái tạo, đảm bảo công bằng xã hội, phù hợp với nội dung của thời đại. Việt Nam - quốc gia đang phát triển, theo chúng tôi, việc chuyển đổi là thách thức, nhưng cũng là cơ hội, do vậy, chúng ta cần có lộ trình phù hợp, với những tính toán "cơ cấu hợp lý". Qua nghiên cứu, tổng hợp số liệu trên toàn cầu, thì nhiệt điện than vẫn cần thiết trong quá trình chuyển đổi và Việt Nam không là ngoại lệ... Nối tiếp chuyên đề phản biện khoa học là 3 bài viết về "Nhiệt điện than trong quá trình chuyển đổi cơ cấu năng lượng Việt Nam" của PGS, TS. Bùi Huy Phùng - Viện Khoa học Năng lượng, Chủ tịch Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết)
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 1]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 2]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 3]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 4]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 5]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 6]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 7]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 8]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 9]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 10]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 11]

KỲ 12: NHIỆT ĐIỆN THAN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM [PHẦN 1]                                                                  

Mở đầu

Trên hai thế kỷ qua, nhiệt điện than là nguồn sản xuất điện chủ lực giúp con người thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng xã hội văn minh. Hiện tại, nhiệt điện than vẫn đóng vai trò quan trọng (với tỷ trọng gần 40% tổng sản xuất điện toàn cầu), nhưng đồng thời cũng phát thải một lượng CO2 rất lớn, góp phần làm trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu (BĐKH).

Trong bối cảnh BĐKH đã hiện hữu, 190 nước và vùng lãnh thổ đã thể hiện ý chí cao thông qua Thỏa thuận Paris 2015, sẽ chuyển đổi sử dụng nhiên liệu khoáng sản sang sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT). Trong bối cảnh này nhiều nước đã và đang tìm cách giảm tiêu thụ than, tìm các nguồn sạch hơn thay thế là rất cần thiết.

Tuy nhiên, có nhiều tổ chức, chuyên gia đưa ra những nhận định, quan điểm quá khích, số liệu chưa chính xác: than là nguồn "nhiên liệu bẩn", than là "nguồn gốc gây chết người hàng loạt", Việt Nam đang đi ngược xu hướng thế giới, vv…  Thiết nghĩ bản thân "hòn than" là "không bẩn", mà chúng ta chưa biết sử dụng tốt nó mà thôi. Với nhiên liệu than, con người vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá khách quan, toàn diện để tìm cách sử dụng hợp lý nguồn "vàng đen" quý giá này. Do vậy, quá trình chuyển đổi cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, phù hợp với  nhu cầu; phù hợp với trữ lượng tài nguyên, khả năng tài chính, công nghệ của từng quốc gia.

Vai trò của than trong cân bằng năng lượng chung và sản xuất điện toàn cầu

1/ Sử dụng than và sản xuất điện.

Sản xuất than trên toàn cầu hiện đã đạt gần 4 tỷ TOE, tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn độ, Nga, Úc. Nếu tính với mức trữ lượng đã biết và sản xuất, tiêu thụ than hiện nay, nguồn than có thể sử dụng trong vòng 120 năm [9,14,15].

Than là loại nhiên liệu được sử dụng rất sớm để cung cấp nhiệt năng, điện năng cho sản xuất và đời sống của nhân loại. Trong gần hai thế kỷ qua than đóng vai trò chủ đạo. Từ đầu thế kỷ XX dầu, khí, rồi đến năng lượng hạt nhân, gần đây là năng lượng tái tạo thay thế dần một phần than.

Do than trữ lượng lớn, giá rẻ, nên cho tới nay than vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong cân bằng năng lượng toàn cầu. Năm 2016, tiêu thụ than khoảng 3,73 tỷ TOE (tương đương 7 tỷ tấn), chiếm tỷ trọng 30% trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiều than nhất thế giới (với 1.887 triệu TOE), thứ hai là Ấn Độ (412 triệu), thứ ba là Hoa Kỳ (358 triệu TOE), và đứng thứ tư là Nhật Bản - quốc gia gần như không có tài nguyên than (120 triệu TOE (khoảng 200 triệu tấn). Với Nam Hàn cũng là đất nước nhập than (81 triệu TOE tương đang khoảng 150 triệu tấn) và Indonexia (63 triệu TOE). Trong lúc đó, Việt Nam chỉ mới sử dụng 20 triệu TOE (khoảng 35 triệu tấn). Chi tiết theo châu lục và một số nước được giới thiệu trong [10,14,15].

Riêng đối với sản xuất điện, những thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, nhiệt điện than chiếm 60% sản xuất điện toàn cầu, nhưng khoảng mười năm trở lại đây tỷ trọng nhiệt điện than giảm dần, tuy vậy vẫn còn chiếm tỷ trọng gần 40% trong tổng số khoảng 23 ngàn tỷ kWh toàn cầu hiện nay. Các nước có tỷ trọng nhiệt điện than cao hiện nay là Trung Quốc (khoảng 65%), Hoa Kỳ (khoảng 39%), kế tiếp là Nhật, Nga. Sản xuất điện toàn cầu (tổng số và tỷ trọng) theo loại nguồn năng lượng được giới thiệu khá chi tiết trong [9,15].

So sánh lượng than sản xuất và tiêu thụ ở từng nước, từng khu vực, chúng ta thấy rõ than chủ yếu được tiêu thụ tại "nơi sản xuất", hay nói cách khác, tính "thương mại quốc tế" của than "yếu hơn" so với dầu và các sản phẩm của dầu. Loại than tiêu thụ chủ yếu là than nâu.

2/ Phát thải khí nhà kính từ tiêu thụ than.

Kết quả kiểm kê khí nhà kính (KNK) toàn cầu năm 2015 cho thấy: tổng lượng phát thải CO2 các nước tiến tiến có xu hướng giảm, còn các nước đang phát triển vẫn đang tăng lên. Năm 2015, tổng phát thải toàn cầu là trên 33,5 tỷ tấn CO2 (tính trung bình đầu người khoảng 5 tấn/người/năm. Tại các nước phát triển có phát thải đều lớn hơn 2-3 lần chỉ tiêu này.

Về phát thải quốc gia, Trung Quốc có phát thải CO2 lớn nhất (9,2 tỷ tấn), thứ hai là Hoa Kỳ (5,4 tỷ tấn), Ấn Độ (2,2 tỷ tấn), Nga (1,5 tỷ tấn), Nhật Bản (1,2 tỷ tấn), Indonexia (511 triệu tấn), Thái Lan (286 triệu tấn), Malaysia (247 triệu tấn), Việt Nam (169 triệu tấn). Chi tiết hơn ở các châu lục và nhiều nước được giới thiệu trong [15].

Thực tế cho thấy, phát thải từ sử dụng than chiếm khối lượng rất lớn, những năm gần đây chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng phát thải toàn cầu (năm 2015 là khoảng 14 tỷ tấn CO2 tương đang). Chi tiết cho các châu lục và một số quốc gia có thể tham khảo trong [9,15].

Tại hội nghị khu vực châu Á về "Lộ trình hướng tới chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội" [12] được tổ chức tại Hà Nội (ngày 20/9/2017), với sự hỗ trợ của cơ quan hợp tác CHLB Đức, có khoảng 15 nước tham dự, với nhiều tham luận đã thống nhất cao ủng hộ quá trình chuyển đổi sử dụng năng lượng khoáng sản sang NLTT. Đặc biệt là nhất trí cần có lộ trình hợp lý xuất phát từ điều kiện tài nguyên, nhu cầu, tài chính, công nghệ, môi trường của từng quốc gia và đảm bảo công bằng xã hội. Qua tài liệu và thảo luận tại hội nghị này cho thấy, hiện tại các nước Đông Nam Á đang có khoảng 600 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động và dự kiến đến năn 2030 sẽ có khoảng 1.000 nhà máy - nghĩa là còn tăng lên.

Nhu cầu điện của Việt Nam đến năm 2030

Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) - QHĐ VII ĐC, Chính phủ đã phê duyệt vào tháng 3/2016 [1], tổng điện năng sản xuất so với QHĐ VII, được điều chỉnh giảm khoảng 20%. Cụ thể, năm 2015 (đạt 164 tỷ), 2016 (đạt 183,2 tỷ) và dự kiến năm 2020 (265 tỷ), năm 2025 (400 tỷ), năm 2030 (575 tỷ kWh). Trong đó, nhiệt điện than có tỷ trọng lớn. Tổng sản lượng điện tương ứng là 49,3%; 55% và 53,3%, còn thủy điện sẽ giảm từ 25% xuống 12,4%, điện từ khí đốt ở mức 17-19%, điện tái tạo tăng 6,5-6,9% giai đoạn 2020-2025 lên 10,7% vào 2030.

Qua số liệu trên cho thấy, so với QHĐ VII, tỷ trọng điện năng từ NLTT được điều chỉnh tăng 1,8 lần, nhưng lượng tuyệt đối không tăng nhiều (chỉ 1,3 lần), vì tổng điện năng sản xuất giảm 20%. Với những chỉ tiêu này chỉ mới đạt 60-70% mục tiêu của Chiến lược phát triển NLTT.

Điện sản xuất đầu người năm 2015 là 1.800, còn năm 2016 là khoảng 2.010 kWh/người, dự báo năm 2020 (2.800 kWh/người), năm 2025 (4.100 kWh/người), Năm 2030 (5.200 kWh/người).

Theo QHĐ VII ĐC, cơ cấu công suất, sản lượng điện theo loại nguồn năng lượng đến năm 2030 được trình bày trong bảng 1 [1].

Bảng 1. Cơ cấu công suất, sản lượng điện theo loại nguồn đến 2030 [%]

 

2020

2025

2030

Cơ cấu CS

Cơ cấu SL

Cơ cấu CS

Cơ cấu SL

Cơ cấu CS

Cơ cấu SL

Thủy điện + tích năng

30,1

25,2

20,1

17,4

16,9

12,4

Nhiệt điện than

42,7

49,3

49.5

55,0

42,7

53,3

Nhiệt điện khí + dầu

14,9

16,6

15,8

19,0

14,7

16,8

Thủy điện nhỏ + năng lượng tái tạo

9,9

6,5

12,5

6,9

21,0

10,7

Nhập

2,4

2,4

1,5

1,6

1,2

1,2

Điện HN*

0

0

0

0

3,6

5,7

* Điện hạt nhân nay đã có quyết định dừng

Hồi tháng 9/2017, Bộ Công Thương đã chuẩn bị Dự thảo Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025 và tầm nhìn 2035 [2]. Theo đó, nhu cầu điện trong kịch bản đề xuất được điều chỉnh giảm tiếp, nhưng chỉ 1-1,5% so với QHVII ĐC. Tuy nhiên, tỷ trọng NLTT (về công suất) được nâng lên 15% vào 2025; 22,8% vào 2030 và 37% vào 2035, nhiệt điện than tương ứng là 47%; 43,3% và 36%. Còn về sản lượng tương ứng các năm với NLTT chỉ là 11,3%; 15,7% và 20,8%; điện than là 47%; 46% và 47,6%.

Kết quả Dự thảo quy hoạch năng lượng tuy còn một số nội dung cần trao đổi về phương pháp và cả số liệu, nhưng đã được chuẩn bị khá công phu, thể hiện quyết tâm chuyển đổi cơ cấu năng lượng của Việt Nam. Theo đó, nhiệt điện than vẫn là chủ lực của hệ thống.

Đón đọc kỳ tới: Nhiệt điện than trong quá trình chuyển đổi cơ cấu năng lượng Việt Nam [Phần 2]

PGS, TS. BÙI HUY PHÙNG 


 

Tài liệu tham khảo chính

1. QHĐ VII ĐC (2016)

2. Dự Thảo Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia (giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn 2035) - năm 2017

3. Quy hoạch phát triển ngành than 403/2016

4. Quy hoạch dầu-khí (2013)

5. Luật Điện lực (2013)

6. Bùi Huy Phùng  -Phương pháp tính toán tối ưu phát triển bền vững HTNL, NXBKHKT (2011)

7. BC KK KNK quốc gia 2010, Bộ TN&MT (2015); và Báo cáo cập nhật lần 2 của VN Bộ TNMT (9/2017)

8. Bùi Huy Phùng - Quy hoạch năng lượng tổng thể là cơ sở khoa học và pháp lý cho quy hoạch các phân ngành năng lượng, Tạp chí Năng lượng Việt Nam (6/2012)

9. Bùi Huy Phùng - Xu thế phát triển nhiệt điện than thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Tạp chí Năng lượng Việt Nam (1/2016)

10.  Bùi Huy Phùng - Kiến nghị giảm NĐ than trong QHĐVII-ĐC, Tạp chí Năng lượng Việt Nam (3/2016)

11. Bùi Huy Phùng - Thách thức phát triển bền vững năng lượng VN, Tạp chí Năng lượng Việt Nam (6/2016)

12. TLHN khu vực châu Á - Lộ trình chuyễn đổi cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội (9-2017)

13.  Bùi Huy Phùng - Nhiệt điện đương đại và xu thế hoàn thiện, Tạp chí Năng lượng Việt Nam (10/2017)

14. IEA Energy Statistics 2015, 2016

15. BP Statistical Rewiew of the World Energy, 2015, 2016

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động