» Năng lượng nguyên tử
Điện hạt nhân đạt công suất cao nhất trong lịch sử
11:50 |06/07/2017
-
"Trong hai năm qua, 20 lò phản ứng hạt nhân mới đã được kết nối với lưới điện và bắt đầu sản xuất điện. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của điện hạt nhân trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn thế giới", ông Mikhail Chuđakov, Phó Tổng Giám đốc cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhận định.
Hậu điện hạt nhân, những vấn đề cần giải quyết
Vì sao Việt Nam cần một lò phản ứng nghiên cứu mới?
LÃ HỒNG KỲ, HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Trên thế giới đa số các nước lớn, có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, nền kinh tế tăng trưởng cao đều sử dụng điện hạt nhân. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) năm 2017, có thêm 10 lò phản ứng hạt nhân mới bắt đầu sản xuất điện trong năm 2016, con số cao nhất kể từ những năm 1980.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, có 448 lò phản ứng đã được vận hành trên toàn thế giới, với tổng công suất đặt 391 GW, cao nhất trong lịch sử. Trong cùng thời kỳ, 3 lò phản ứng đã được đóng cửa vĩnh viễn và 61 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng. Hai lò phản ứng đóng cửa dài hạn.
Cũng theo thống kê của IAEA tổng sản lượng điện hạt nhân của các nước năm 2016 đạt 2.490.147 GWh, tăng hơn năm 2015 là 26.200 GWh, đứng đầu vẫn là các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nga. Nước Đức dù tuyên bố từ bỏ điện hạt nhân, nhưng vẫn tiếp tục đứng thứ 8 với tỷ lệ điện hạt nhân chiếm 13,12%. Sau sự cố Fukushima (Nhật Bản) quốc gia này đã kiểm tra an toàn và đã nối lưới 5 tổ máy điện hạt nhân với tổng công suất đặt 4.330 MW, sản lượng điện hạt nhân năm 2016 đạt 17.453GWh chiếm 2,15% và dự kiến sẽ khôi phục vận hành khoảng 20 tổ máy khác.
Bảng thống kê các tổ máy hạt nhân đi vào hoạt động trong năm 2015-2016
STT |
Tên tổ máy |
Công suất đặt (MW) |
Thông tin tổ máy và ngày kết nối lưới điện |
Năm 2015 |
9.377 |
|
|
1 |
FANGJIASHAN-2 |
1.000 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 12 tháng 1 |
2 |
YANGJIANG-3 |
1.000 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 18 tháng 1 |
3 |
SHIN-WOLSONG-2 |
960 |
(PWR, KOREA, REP.OF) Kết nối ngày 26 tháng 2 |
4 |
YANGJIANG-2 |
1.000 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 10 tháng 3 |
5 |
NINGDE-3 |
1.018 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 21 tháng 3 |
6 |
HONGYANHE-3 |
1.000 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 23 tháng 3 |
7 |
FUQING-2 |
1.000 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 06 tháng 8 |
8 |
FANGCHENGGANG-1 |
1.000 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 25 tháng 10 |
9 |
CHANGJIANG-1 |
610 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 07 tháng 11 |
10 |
BELOYARSK-4 |
789 |
(FBR, RUSSIA) Kết nối ngày 10 tháng 12 |
|
|
|
|
Năm 2016 |
9.479 |
|
|
1 |
SHIN-KORI-3 |
1.340 |
(PWR, KOREA, REP.OF) Kết nối ngày 15 tháng 1 |
2 |
NINGDE-4 |
1.018 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 29 tháng 3 |
3 |
HONGYANHE-4 |
1.000 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 01 tháng 4 |
4 |
WATTS BAR-2 |
1.165 |
(PWR, USA) Kết nối ngày 03 tháng 6 |
5 |
CHANGJIANG-2 |
610 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 20 tháng 6 |
6 |
FANGCHENGGANG-2 |
1.000 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 15 tháng 7 |
7 |
NOVOVORONEZH 2-1 |
1.114 |
(PWR, RUSSIA) Kết nối ngày 05 tháng 8 |
8 |
KUDANKULAM-2 |
917 |
(PWR, INDIA) Kết nối ngày 29 tháng 8 |
9 |
FUQING-3 |
1.000 |
(PWR, CHINA) Kết nối ngày 07 tháng 9 |
10 |
CHASNUPP-3 |
315 |
(PWR, PAKISTAN) Kết nối ngày 15 tháng 10 |
Bảng tổng hợp tỷ lệ điện hạt nhân của các các nước năm 2016
TT |
Quốc gia |
Tổng sản lượng ĐHN năm 2016 (GWh ) |
Tổng sản lượng điện năm 2016 (GWh) |
Tỷ lệ % |
1 |
Mỹ |
805.327,00 |
4.078.670,00 |
19,74 |
2 |
Pháp |
384.000,00 |
531.300,00 |
72,28 |
3 |
Trung Quốc |
210.519,00 |
5.911.100,00 |
3,56 |
4 |
Nga |
179.723,85 |
1.048.456,50 |
17,14 |
5 |
Hàn Quốc |
154.253,00 |
509.016,00 |
30,30 |
6 |
Canada |
97.445,48 |
623.416,21 |
15,63 |
7 |
Ukraina |
80.950,05 |
154.817,39 |
52,29 |
8 |
Đức |
80.069,60 |
610.480,00 |
13,12 |
9 |
Anh |
65.149,00 |
319.342,00 |
20,40 |
10 |
Thụy Điển |
60.647,40 |
151.516,00 |
40,03 |
11 |
Tây Ban Nha |
56.078,00 |
262.321,00 |
21,38 |
12 |
Bỉ |
41.282,77 |
79.818,82 |
51,72 |
13 |
Ấn Độ |
34.999,86 |
1.036.943,70 |
3,38 |
14 |
Đài Loan, TQ |
30.461,10 |
221.999,32 |
13,72 |
15 |
Cộng hòa Séc |
22.729,87 |
77.411,80 |
29,36 |
16 |
Phần Lan |
22.282,00 |
66.108,00 |
33,71 |
17 |
Thụy sỹ |
20.303,12 |
58.956,00 |
34,44 |
18 |
Nhật Bản |
17.453,00 |
810.260 |
2,15 |
19 |
Brazil |
15.864,30 |
541.591,19 |
2,93 |
20 |
Bulgaria |
15.774,84 |
45.037,33 |
35,03 |
21 |
Nam Phi |
15.209,46 |
230.196,64 |
6,61 |
22 |
Hungary |
15.178,28 |
29.602,57 |
51,27 |
23 |
Slovakia |
13.733,36 |
25.366,00 |
54,14 |
24 |
Romania |
10.368,00 |
60.661,00 |
17,09 |
25 |
Mexico |
10.272,29 |
166.072,18 |
6,19 |
26 |
Argentina |
7.677,00 |
136.505,00 |
5,62 |
27 |
Iran, CH Hồi giáo |
5.923,97 |
281.000,00 |
2,11 |
28 |
Slovenia |
5.431,27 |
15.432 |
35,19 |
29 |
Pakistan |
5.093,91 |
115.928,33 |
4,39 |
30 |
Hà Lan |
3.752,00 |
110.727,00 |
3,39 |
31 |
Armenia |
2.194,85 |
6.987,83 |
31,41 |
"Trong hai năm qua, 20 lò phản ứng hạt nhân mới đã được kết nối với lưới điện và bắt đầu sản xuất điện. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của điện hạt nhân trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn thế giới", ông Mikhail Chuđakov, Phó Tổng Giám đốc cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) kiêm Vụ trưởng Vụ điện hạt nhân cho biết.
Năng lượng hạt nhân có thể cung cấp nguồn điện cơ bản ổn định cho nền kinh tế hiện đại. Nói chung là có tính cạnh tranh, cung cấp một nguồn điện dài hạn, đáng tin cậy và có lịch sử hoạt động tốt. Đặc biệt để giải quyết vấn đề biển đổi khí hậu toàn cầu, các nhà máy điện hạt nhân có vai trò không thể phủ nhận bởi quá trình vận hành sản xuất điện hạt nhân hầu như không phát thải khí nhà kính hoặc chất gây ô nhiễm, khác hẳn với vận hành nhiệt điện than.
IAEA luôn cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các quốc gia đang xem xét phát triển điện hạt nhân, giúp các nước thành viên quan tâm phát triển năng lực lập kế hoạch năng lượng và thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho một chương trình điện hạt nhân an toàn và bền vững.
Mặc dù Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết về dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, các đối tác Nga và Nhật Bản cũng thông cảm với khó khăn của Việt Nam, luôn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng nói chung và điện hạt nhân nói riêng. Đặc biệt là hợp tác xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam của đối tác Nga. Các chuyên gia năng lượng luôn mong muốn được đóng góp các ý kiến cho ngành năng lượng quốc gia, để đến một thời điểm nào đó thích hợp Việt Nam sẽ tiếp tục khởi động lại Dự án điện hạt nhân, tiến tới mục tiêu làm chủ công nghệ - yếu tố góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo: 1. www.iaea.org/ PRIS
Các bài mới đăng
- Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (26/01)
- FECON được phép nghiên cứu dự án điện gió ngoài khơi biển Vũng Tàu (11/01)
- Thúc đẩy dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (06/01)
- GS, TSKH. Trần Hữu Phát: Một nhà khoa học tài ba (05/01)
- Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã mang lại cơ hội sống cho hàng vạn bệnh nhân ung thư trong năm 2020 (04/01)
- Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo VINATOM tổ chức phiên họp thường kỳ (22/12)
- Khai mạc Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam (12/11)
- Chuẩn bị tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Onagawa (28/10)
- Điện hạt nhân: Có lẽ chúng ta đã lo lắng thái quá về rủi ro của tia bức xạ? (15/10)
- Indonesia và Philippines đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân (06/08)
Các bài đã đăng:
- Vì sao Việt Nam cần một lò phản ứng nghiên cứu mới? (05/07)
- Việt Nam - Nga tiếp tục hợp tác về năng lượng nguyên tử (30/06)
- Sinh viên Việt Nam hoàn thành thực tập điện hạt nhân tại Nga (05/05)
- Thành lập Ban công tác xử lý "hậu điện hạt nhân" (21/04)
- Định hình năng lượng tái tạo toàn cầu trong 10 năm tới (19/04)
- Cánh cổng mở ra những nghiên cứu, ứng dụng hạt nhân (28/03)
- Vai trò công nghệ hạt nhân trong sự phát triển bền vững (25/03)
- Sinh viên Việt Nam thực tập tại nhà máy điện hạt nhân thế hệ 3+ (20/03)
- Nhân lực luôn sẵn sàng khi dự án điện hạt nhân tái khởi động (01/03)
- IAEA chia sẻ kinh nghiệm về lò phản ứng nước nhẹ (23/02)
Các bài đã đăng:
- Biến đổi khí hậu và ‘giấc mơ 100% năng lượng tái tạo’ (03/12)
- Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’ (21/11)
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
- Quy định lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (17/05)
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh (09/03)