RSS Feed for IAEA Thứ năm 23/01/2025 01:36
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Phó tổng Giám đốc IAEA làm việc tại Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

Phó tổng Giám đốc IAEA làm việc tại Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Việt Nam với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về nghiên cứu, phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (từ ngày 21 - 23/3/2024), Phó tổng Giám đốc IAEA Hua Liu (phụ trách các chương trình hợp tác kỹ thuật - TC) đến Việt Nam dự lễ kỷ niệm 40 năm vận hành Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu Đà Lạt, cũng như thăm, làm việc tại một số cơ sở đã tiếp nhận viện trợ của cơ quan này.
Khánh thành Trung tâm hợp tác IAEA-VINATOM về nước và môi trường

Khánh thành Trung tâm hợp tác IAEA-VINATOM về nước và môi trường

Sáng ngày 4/4, tại Hà Nội, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) đã tổ chức Lễ cắt băng khánh thành Trung tâm hợp tác IAEA - VINATOM về nước và môi trường.
VINATOM ký Thỏa thuận thiết lập Trung tâm hợp tác với IAEA

VINATOM ký Thỏa thuận thiết lập Trung tâm hợp tác với IAEA

Ngày 29/11/2018, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) ký Thỏa thuận thiết lập Trung tâm hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tại Việt Nam, trong lĩnh vực nước và môi trường.
Quản lý tri thức ngành năng lượng nguyên tử và hướng tiếp cận mới

Quản lý tri thức ngành năng lượng nguyên tử và hướng tiếp cận mới

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã ban hành bộ tài liệu hướng dẫn về quản lý tri thức hạt nhân: "Guide on Nuclear Knowledge Management (NKM)" trong các tổ chức hạt nhân cho cơ quan vận hành, cơ quan pháp quy, cơ quan nghiên cứu triển khai và hỗ trợ kỹ thuật. Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) là cơ quan nghiên cứu, triển khai và hỗ trợ kỹ thuật (gọi tắt là cơ quan R&D và TSO). Theo tài liệu hướng dẫn này thì: "Quản lý tri thức được định nghĩa như một cách tiếp cận tích hợp và có hệ thống để xác định, thu thập, chuyển đổi, phát triển, phổ biến, sử dụng, chia sẻ và giữ gìn tri thức, nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể"... Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện về nội dung tài liệu nêu trên của IAEA, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà - một cán bộ nghiên cứu thuộc VINATOM.
Điện hạt nhân đạt công suất cao nhất trong lịch sử

Điện hạt nhân đạt công suất cao nhất trong lịch sử

"Trong hai năm qua, 20 lò phản ứng hạt nhân mới đã được kết nối với lưới điện và bắt đầu sản xuất điện. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của điện hạt nhân trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn thế giới", ông Mikhail Chuđakov, Phó Tổng Giám đốc cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhận định.
Vai trò công nghệ hạt nhân trong sự phát triển bền vững

Vai trò công nghệ hạt nhân trong sự phát triển bền vững

Với những đóng góp đáng kể cho công cuộc phát triển bền vững, năng lượng hạt nhân được coi là động lực của việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ. Hiện nay, công nghệ hạt nhân đang được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong ngành công nghiệp năng lượng mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Việc ứng dụng các công nghệ này trong quá trình sản xuất đã mang đến giải pháp cho việc đương đầu với những thách thức của quá trình phát triển toàn cầu, như đảm bảo an ninh năng lượng, môi trường, an toàn thực phẩm hay thúc đẩy sự tiến bộ của nền khoa học.
IAEA chia sẻ kinh nghiệm về lò phản ứng nước nhẹ

IAEA chia sẻ kinh nghiệm về lò phản ứng nước nhẹ

Trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) mã số VIE2013, Cục Năng lượng Nguyên tử phối hợp với IAEA tổ chức hội thảo về vật lý lò phản ứng nước nhẹ sử dụng các chương trình tính toán, tại Hà Nội.
Hội thảo an toàn lò phản ứng VVER tại Việt Nam

Hội thảo an toàn lò phản ứng VVER tại Việt Nam

Trong các ngày từ 3 - 6/10/2016, tại Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) đã diễn ra hội thảo về phân tích an toàn thiết kế VVER (AES2006). Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật "Thúc đẩy chương trình nghiên cứu an toàn lò phản ứng" VIE/9/016 (2016-2017) do VINATOM thực hiện.
Thành tựu của Việt Nam về ngành công nghiệp hạt nhân

Thành tựu của Việt Nam về ngành công nghiệp hạt nhân

Bên lề hội nghị thượng đỉnh lần thứ 60 của IAEA tại Vienna, Áo, Việt Nam đã tham gia vào hội nghị bàn tròn của Liên minh Quốc tế các Cựu chuyên gia Năng lượng và Công nghiệp Hạt nhân. Tại đây, Tiến sĩ Võ Văn Thuận, đại diện danh dự của VINATOM, cựu Viện trưởng của Viện Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đã có bài thuyết trình về những thành tựu của Việt Nam trong việc nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân.
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 3)

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 3)

Trên thế giới, biển chiếm khoảng 361,11×106 km2 hay gần 70,8% tổng diện tích bề mặt của Trái đất. Biển là nơi tiếp nhận các chất ô nhiễm (trong đó có chất phóng xạ) từ khí quyển, từ đất liền và các con sông (do các hoạt động của các khu công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy hải sản, vv…), các hoạt động khai thác dầu khí trên biển và kể cả từ sự cố của các phương tiện đường thủy. Do vậy, việc tăng cường năng lực ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường biển là vấn đề cấp thiết hiện nay của các quốc gia.
Nga ký nhiều hợp tác bên lề Đại hội đồng IAEA

Nga ký nhiều hợp tác bên lề Đại hội đồng IAEA

Ngày 27/9/2016, Đại hội đồng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã khai mạc khóa họp thường niên lần thứ 60 tại Vienna, Áo, với sự tham dự của đại diện 168 quốc gia. Bên thềm Đại Hội nghị lần này, Nga đã ký nhiều hiệp định hợp tác về năng lượng hạt nhân.
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 2)

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 2)

Như đã đề cập ở kỳ trước, việc ứng dụng phi năng lượng đã được Chính phủ Việt Nam quan tâm từ rất lâu, nhất là ứng dụng năng lượng nguyên tử trong y tế, nông, công nghiệp, điện hạt nhân vẫn chưa thể phát triển do nhiều lý do khác nhau. Do vậy, Việt Nam cần thiết phải thúc đẩy ngay các hoạt động nghiên cứu, nhất là tiến hành các chiến dịch tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích của chiếu xạ thực phẩm, sự an toàn của thực phẩm chiếu xạ, qua đó có được sự lựa chọn tốt hơn, giảm thiểu các dịch bệnh có nguồn gốc thực phẩm, hay các trường hợp ngộ độc do sử dụng thực phẩm không an toàn.
Khởi đầu mới của nền công nghiệp điện hạt nhân

Khởi đầu mới của nền công nghiệp điện hạt nhân

Vào đầu tháng 8/2016, tổ máy số 6 Nhà máy Điện hạt nhân (ĐHN) Novovoronezh của Nga đã đấu nối thành công với hệ thống điện quốc gia Liên bang Nga. Đây là một mốc sự kiện quan trọng cho ngành công nghiệp này, bởi vì nó khởi đầu một thời kỳ mới của điện hạt nhân công nghệ thế hệ 3+ - công nghệ hiện đại và an toàn nhất hiện nay của ngành, cân nhắc và rút kinh nghiệm từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Phát biểu của Việt Nam tại Đại hội đồng IAEA

Phát biểu của Việt Nam tại Đại hội đồng IAEA

Trong bài phát biểu quốc gia trước Đại hội đồng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) lần thứ 60, ngày 27/9, ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định: Việt Nam cam kết sẽ ứng dụng năng lượng nguyên tử một cách an toàn, an ninh, vì mục đích hòa bình, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững.
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 1)

Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 1)

Ngày nay, năng lượng nguyên tử đã trở thành một phần quan trọng trong việc phát triển của các quốc gia, vì khả năng ứng dụng rộng rãi của nó. Chúng ta có thể bắt gặp các ứng dụng năng lượng nguyên tử trong hầu hết các ngành kinh tế - xã hội, từ việc chiếu xạ thực phẩm, kiểm dịch thực vật đến các kỹ thuật đồng vị đánh dấu để xác định tài nguyên nước, nghiên cứu mối quan hệ phân bón - cây trồng trong nông nghiệp, gia cường vật liệu trong công nghiệp, chuẩn đoán hình ảnh trong y tế, xử lý chất thải… và nhất là điện hạt nhân.
1 2 3
Phiên bản di động