Phó tổng Giám đốc IAEA làm việc tại Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam
07:24 | 22/03/2024
Niềm hy vọng điện hạt nhân Việt Nam [kỳ 2]: Lò mô-đun nhỏ và lập luận của GS. Darriulat Như đã giới thiệu, trong kỳ này, Giáo sư Pierre Darriulat - Nhà vật lý hàng đầu quốc tế, cựu Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp sẽ mô tả về những tiến bộ đạt được trong thiết kế các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), cùng các lập luận và gợi ý cho tương lai điện hạt nhân Việt Nam. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc. |
Niềm hy vọng điện hạt nhân Việt Nam [kỳ 1]: Bối cảnh và thông tin liên quan Trong chuyên đề “Điện hạt nhân Việt Nam - Những niềm hy vọng” của Giáo sư Pierre Darriulat - Nhà vật lý hàng đầu quốc tế, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp (giai đoạn 1986 - 1998) sẽ nhắc lại thông tin liên quan về các dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, cũng như bối cảnh phát triển, ứng dụng công nghệ hạt nhân của Việt Nam và mô tả những tiến bộ đạt được trong thiết kế các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR). Sau khi đề cập khá chi tiết về công nghệ SMR, tác giả lập luận rằng: “Đây có thể là một cơ hội rất hấp dẫn cho tương lai năng lượng Việt Nam”. |
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thăm và làm việc với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Vinatom), sáng ngày 21/3/2024. |
Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Vinatom) Trần Chí Thành cảm ơn sự hỗ trợ, đóng góp của IAEA cho sự phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam. Nhân dịp này, ông Trần Chí Thành đã gới thiệu tổng quan và một số nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới của Vinatom, cũng như trao đổi về các dự án hợp tác với IAEA.
Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam được thành lập năm 1976 - là tổ chức sự nghiệp khoa học, công nghệ hạng đặc biệt (trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam), có chức năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển về năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân, cũng như hỗ trợ kỹ thuật trong quản lý nhà nước về bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân. Trực thuộc Viện hiện có 3 Viện nghiên cứu, 6 Trung tâm ứng dụng và 3 Ban giúp việc... có trụ sở trải dài từ Bắc vào Nam, với khoảng 800 nhân sự.
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Viện như:
- Triển khai Dự án Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Hạt nhân (CNST).
- Tham gia xây dựng quy hoạch ứng dụng năng lượng nguyên tử giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2050.
- Thành lập mạng quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.
- Đề xuất xây dựng trung tâm gia tốc lớn tại khu vực phía Bắc.
- Xây dựng năng lực chuyển giao công nghệ chế tạo eBeam.
- Thành lập trung tâm đất hiếm.
- Xây dựng các phòng thí nghiệm cho phân tích thủy nhiệt và an toàn v.v...
Hiện nay, Viện đang triển khai dự án CNST với Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (ROSATOM) với cấu phần chính là Lò phản ứng nghiên cứu có công suất 10 MWt (có khả năng nâng cấp lên 15 MWt) và các hệ thống công nghệ, phòng thí nghiệm và thiết bị.
Ngày 30/11/2023, hai bên đã ký Hợp đồng lập Báo cáo FS và Hồ sơ phê duyệt địa điểm với thời gian thực hiện dự kiến trong 18 tháng. Hiện đã bắt đầu triển khai hợp đồng, cũng như tiếp tục lựa chọn nhà thầu cho lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các gói thầu phụ trợ rà phá bom mìn, thẩm tra Phương án kỹ thuật khảo sát, tư vấn giám sát khảo sát.
Dự án Hỗ trợ kỹ thuật VIE1011 (giai đoạn 2024 - 2025) của IAEA đang hỗ trợ Việt Nam ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá địa điểm và lập báo cáo khả thi. về nội dung này, ông Trần Chí Thành đề nghị IAEA tiếp tục hỗ trợ việc triển khai dự án. Trước mắt ở giai đoạn phê duyệt địa điểm, sau đó tới giai đoạn cấp phép xây dựng.
Ông Trần Chí Thành đặc biệt cảm ơn sự hỗ trợ của IAEA đối với Vinatom trong các lĩnh vực:
Thứ nhất: Trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác vùng (RCA). Với vai trò là cơ quan điều phối Hiệp định RCA của Việt Nam, Vinatom hiện đang điều phối 36 dự án IAEA/RCA (RAS) từ năm 2018 đến nay. Trong đó chủ trì thực hiện 22/36 dự án (trong đó có 1 dự án làm Lead Country). IAEA hỗ trợ Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch RCA (giai đoạn 2022 - 2023), với sự kiện nổi bật là tổ chức Hội nghị RCA cấp Bộ trưởng vào tháng 9/2022 tại Viên, Áo, đánh dấu mốc kỷ niệm 50 năm RCA.
Hiện nay, Việt Nam cũng đang nỗ lực cùng nhóm Chủ tịch RCA thúc đẩy các kế hoạch hành động để triển khai Tuyên bố Hội nghị RCA cấp Bộ trưởng: Đề xuất thành lập các Viện nghiên cứu hạt nhân Quốc gia (NNRIs) và Diễn dàn chuyển giao công nghệ hạt nhân trong RCA.
Đối với Chương trình học bổng RCA do Việt Nam chủ trì xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi, tuy không được các nước RCA nhất trí thông qua thực hiện, Việt Nam mong muốn IAEA xem xét thông qua các hình thức khác có thể tiếp tục phát triển, thúc đẩy các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ về khoa học và công nghệ hạt nhân trong khu vực.
Thứ hai: Về các dự án VIE, RAS (non-RCA) và INT. Giai đoạn từ 2018 tới nay, Vinatom đã được IAEA trực tiếp hỗ trợ 5 dự án quốc gia VIE với tổng kinh phí gần 800,000 EUR (3 dự án về lò phản ứng nghiên cứu, 1 dự án về kỹ thuật đánh dấu đồng vị nghiên cứu nước và 1 dự án về NDT); 12 dự án Non-RCA và 3 dự án liên vùng INT với tổng kinh phí gần 12 triệu Euro cho tất cả các nước thành viên trong đó có Việt Nam.
Việt Nam cử Vinatom là đầu mối tham gia sáng kiến NUTECH Plastic. Theo đó, Vinatom cử chuyên gia tích cực tham gia RAS 7038 nhằm xây dựng mạng lưới quan trắc vi nhựa; triển khai đề tài cấp Bộ xây dựng phương pháp nhận diện vi nhựa trên cơ sở sử dụng các thiết bị tiếp nhận được từ RAS 7038 và ký hợp đồng CRP với IAEA nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân xác định vi nhựa trong đất nông nghiệp.
Thứ ba: Các thỏa thuận hợp tác ba bên giữa IAEA - Việt Nam - Lào, Campuchia. Về nội dung này, Vinatom đã hỗ trợ Lào xây dựng Trung tâm thử nghiệm không phá hủy và kỹ thuật hạt nhân đầu tiên. Trong các năm qua, Viện đã tiếp nhận khoảng 25 lượt cán bộ của Lào và Campuchia sang đào tạo, tham quan khoa học về các lĩnh vực NDT, chiếu xạ thực phẩm, đo liều cá nhân, hiệu chuẩn thiết bị đo bức xạ, quan trắc phóng xạ môi trường, kho lưu trữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Bên cạnh đó là 2 đoàn chuyên gia tới Lào và Campuchia tham quan, khảo sát tình hình và đưa ra khoảng 60 khuyến nghị cho cả hai quốc gia nhằm nâng cao năng lực phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Kết quả cuộc họp các bên cuối tháng 2/2024 tại Vienna đã thống nhất Action plan cho giai đoạn 2024 - 2025. Trong đó, Việt Nam sẽ giúp Lào, Campuchia trong chiếu xạ, NDT, hạ tầng an toàn bức xạ, kiểm soát ung thư, chiếu xạ đột biến giống cây trồng và ứng dụng kỹ thuật SIT diệt trừ côn trùng gây hại cây trồng. Việt Nam cũng sẵn sàng giúp Lào, Campuachia đào tạo thạc sỹ, hoặc tiến sỹ thông qua hợp tác giữa các Chính phủ, cũng như sử dụng kinh phí của IAEA.
Thứ tư: Dự án quốc tế về lò phản ứng hạt nhân và chu trình nhiên liệu tiên tiến (INPRO) đã cung cấp cho Việt Nam công cụ tính toán ASENES và các khóa đào tạo nâng cao năng lực liên quan. Hiện tại Viện cùng với sự tham gia của VAEA, PECC2, PECC1 đang triển khai 2 đề tài nghiên cứu, cũng như hợp tác với INPRO để sử dụng các công cụ này cho tính toán một số kịch bản năng lượng nhằm hỗ trợ đề xuất chính sách phát triển điện hạt nhân giai đoạn tới.
Hiện tại, Vinatom đang làm việc với TCAP/IAEA đề xuất sáng kiến thành lập Mạng chiếu xạ thực phẩm quốc tế (iFINE) nhằm thiết lập nền tảng trao đổi chia sẻ thông tin, thúc đẩy ứng dụng chiếu xạ trong bảo quản thực phẩm và kiểm dịch, nâng cao năng lực vận hành hiệu quả, an toàn các công nghệ chiếu xạ tiên tiến, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, cải tiến công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chiếu xạ, tăng cường nhận thức đúng và sự chấp nhận của công chúng về sử dụng thực phẩm chiếu xạ.
Về nội dung này, Vinatom đề xuất IAEA hỗ trợ triển khai thông qua 1 dự án RAS giai đoạn 2026 - 2029. Ngoài ra, đề nghị IAEA tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động như: Làm nghiên cứu khả thi thành lập Tổ hợp máy gia tốc quy mô lớn ở khu vực phía Bắc Việt Nam (dự kiến thông qua 1 dự án VIE giai đoạn 2026 - 2027).
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hua Liu bày tỏ sự vui mừng với những kết quả nổi bật trong ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào các hoạt động kinh tế, xã hội những năm qua của Việt Nam nói chung và Vinatom nói riêng trong lĩnh vực y tế, công nghiệp, nông nghiệp, môi trường… Đánh giá cao và biểu dương sự tham gia tích cực của Việt Nam kể từ khi trở thành thành viên chính thức của IAEA vào năm 1978, Việt Nam đã 5 lần ứng cử, đảm nhiệm vị trí thành viên Hội đồng thống đốc và có những đóng góp quan trọng cho IAEA trong việc giải quyết các vấn đề chính trị và hỗ trợ kỹ thuật đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.
Cuối cùng, ông Hua Liu nhấn mạnh đến một số chương trình nghị sự hiện nay của IAEA như:
- NUTECH Plastic (quan trắc và giảm thiểu vi nhựa trong đại dương).
- ZODIAC (kiểm soát bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người).
- Atoms4Food (tăng cường sản xuất lương thực và an toàn thực phẩm).
- Rays of Hope (kiểm soát và giảm thiểu ung thư).
- Atoms4NetZero (năng lượng hạt nhân giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu)./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM