RSS Feed for Thành tựu của Việt Nam về ngành công nghiệp hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 03:06
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thành tựu của Việt Nam về ngành công nghiệp hạt nhân

 - Bên lề hội nghị thượng đỉnh lần thứ 60 của IAEA tại Vienna, Áo, Việt Nam đã tham gia vào hội nghị bàn tròn của Liên minh Quốc tế các Cựu chuyên gia Năng lượng và Công nghiệp Hạt nhân. Tại đây, Tiến sĩ Võ Văn Thuận, đại diện danh dự của VINATOM, cựu Viện trưởng của Viện Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đã có bài thuyết trình về những thành tựu của Việt Nam trong việc nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân.

Phát biểu của Việt Nam tại Đại hội đồng IAEA
Tại sao Việt Nam cần điện hạt nhân?

Trong thời điểm những công trình năng lượng hạt nhân lớn chuẩn bị được đưa vào vận hành tại gần 40 quốc gia, chủ yếu là những quốc gia đang phát triển, vấn đề an toàn hạt nhân là mối quan tâm hàng đầu của không chỉ những nhà lập hiến mà còn của những cư dân sinh sống trong khu vực lân cận. Khi mà Việt Nam đang bắt tay vào thực hiện dự án điện hạt nhân đầu tiên của mình, TS. Thuận với tư cách là một cựu chuyên gia trong phát triển năng lượng hạt nhân đã trình bày một phân tích chi tiết để đáp ứng với các câu hỏi liên quan, thể hiện tầm nhìn phát triển điện hạt nhân như là câu trả lời cho tình trạng thiếu điện và biến đổi khí hậu, hứa hẹn sẽ cung cấp nguồn điện ổn định và phát triển bền vững.

Ở bài thuyết trình của mình, TS. Thuận đã trình bày những thành tựu gần đây của Việt Nam trong việc nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân những năm qua.

Tiến sĩ Võ Văn Thuận (bên trái) tại hội nghị bàn tròn của Liên minh Quốc tế các Cựu chuyên gia Năng lượng và Công nghiệp Hạt nhân.

Theo TS. Thuận, tuy lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt phục vụ cho mục đích nghiên cứu có quy mô khá khiêm tốn, nhưng đã đáp ứng đầy đủ những điều kiện dành cho nghiên cứu và phát triển cũng như đào tạo về hạt nhân, được IAEA công nhận đạt chuẩn trong suốt 30 năm qua. Nơi đây đã cung cấp một môi trường đầy đủ để phát triển khoa học công nghệ liên quan đến các ứng dụng khác nhau của đồng vị và phóng xạ ở Việt Nam. Với việc những trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như nhân lực đang được đầu tư nâng cấp, huấn luyện, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng tham gia vào mạng lưới khoa học và công nghệ hạt nhân toàn cầu, đem lại cho những quốc gia đang phát triển cơ hội để tiếp tục nâng cấp tiêu chuẩn nghiên cứu và phát triển song song với đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển năng lượng hạt nhân.

TS. Thuận đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác quốc tế trong tương lai như là sự cam kết trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình. Điều này được minh chứng bởi sự tham gia của Việt Nam trong tất cả các văn kiện quốc tế quan trọng về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và cũng như luật cấm toàn diện các vụ thử hạt nhân.

Ông cũng thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của mình đối với mối quan hệ hợp tác Việt - Nga và mạng lưới của IAEA cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ hạt nhân.

Việt Nam đang là quốc gia đi đầu trong khu vực Đông Nam Á về phát triển năng lượng hạt nhân, Việt Nam đang tìm kiếm các giải pháp hiệu quả đối với nhiều vấn đề mà chính phủ đang phải đối mặt, cùng với đó là nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho công nghiệp và dân sinh, đóng góp vào ngân sách nhà nước, bảo đảm năng lượng quốc gia và an toàn kinh tế.

Liên minh Quốc tế các Cựu chuyên gia Năng lượng và Công nghiệp Hạt nhân (IUVNEI) là một tổ chức phi lợi nhuận mở dành cho tất cả các tổ chức phi thương mại bao gồm các chuyên gia hạt nhân trên toàn thế giới. Các cựu chuyên gia hạt nhân thành lập nên liên minh này nhằm mục đích tăng cường an toàn điện hạt nhân và nâng cao mức sống và mức độ bảo trợ xã hội của các cựu chuyên gia.

IUVNEI bao gồm 19 tổ chức phi lợi nhuận của người lao động trong lĩnh vực hạt nhân đến từ 10 quốc gia gồm: Armenia, Bulgaria, Hungary, Kazakhstan, Lithuania, Nga, Slovakia, Ukraina, Phần Lan và Cộng hòa Séc. Trong thời gian sắp tới, các cựu chuyên gia đến từ Belarus và Việt Nam sẽ chuẩn bị cho việc gia nhập Liên minh.

Sự kiện được chủ trì bởi Nga, với mục đích tôn vinh những đóng góp của các cựu chuyên gia trong ngành năng lượng và công nghiệp hạt nhân đối với sự phát triển hòa bình của năng lượng hạt nhân.

Mục đích chính của hội nghị lần này là những vấn đề còn tồn tại và xu hướng phát triển của năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới nói chung và một số quốc gia nói riêng. Hơn thế nữa, việc xây dựng và nâng cấp các nhà máy điện hạt nhân, cũng như những kinh nghiệm trong hợp tác với các nguyên thủ quốc gia trên thế giới khi xây dựng và đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân cũng là những chủ đề trọng tâm của chương trình nghị sự.

Với 5 hội nghị kéo dài trong 2 ngày, các nhà khoa học và chuyên gia trên toàn thế giới đã giới thiệu về những thành tựu đã đạt được trong các lĩnh vực chuyên môn, thảo luận về sự đóng góp của công nghệ hạt nhân cho sự an toàn của nhân loại và bảo vệ môi trường Trái đất, cũng như đóng góp thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng trên thế giới.

NGUYỄN THÙY LINH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động