RSS Feed for Nhu cầu năng lượng Thứ ba 15/10/2024 06:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Khủng hoảng đa chiều sẽ tạo ra những xu hướng khó lường cho ngành điện toàn cầu

Khủng hoảng đa chiều sẽ tạo ra những xu hướng khó lường cho ngành điện toàn cầu

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): 50 năm sau cú sốc dầu mỏ toàn cầu đầu tiên (năm 1973), một lần nữa, ngành năng lượng thế giới lại phải phải đối mặt với căng thẳng địa chính trị và bất ổn, dẫn đến khủng hoảng đa chiều, tạo ra 6 xu hướng khó lường cần theo dõi trong tương lai gần. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp những xu hướng vừa được đề cập trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới (WEO 2023) mới nhất để chúng ta cùng tham khảo.
Dự báo nguồn cung năng lượng, tính linh hoạt và lưu trữ điện toàn cầu vào năm 2050

Dự báo nguồn cung năng lượng, tính linh hoạt và lưu trữ điện toàn cầu vào năm 2050

Đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng sơ cấp của nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống dưới 50% so với 80% thị phần hiện tại. Điều này đạt được là do quá trình điện khí hóa nhanh chóng, khử cacbon, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và các dự án điện gió, mặt trời phát triển mạnh mẽ với chi phí giảm đáng kể.
Dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu đến năm 2050

Dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu đến năm 2050

Trong 30 năm tới, nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng nhẹ ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu phát triển. Mặt khác, tác động mạnh mẽ của sự tăng tốc điện khí hóa sẽ vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến những tác động kéo dài của nhu cầu năng lượng từ đại dịch Covid-19 và tác động của sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng do cuộc xung đột Nga - Ukraine mang lại. Trong khi cả hai sự kiện trên đều đã chứng kiến ​​sự thay đổi lớn về cung - cầu năng lượng trong ngắn hạn và tác động của chúng trong dài hạn.
Hiện trạng về các phân ngành năng lượng Việt Nam

Hiện trạng về các phân ngành năng lượng Việt Nam

Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam về các phân ngành năng lượng Việt Nam (điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo…): Mặc dù khai thác năng lượng “sơ cấp nội địa” trong 10 năm qua có tăng (nhưng không đáng kể), trong khi đó, tiềm năng thủy điện đã dần cạn kiệt, khai thác than, dầu khí bắt đầu suy giảm... Do đó, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới, điều quan trọng nhất hiện nay là chúng ta cần xúc tiến nhanh kế hoạch nhập khẩu nhiên liệu than, LNG, tăng cường phát triển các nguồn năng lượng tái tạo “phi thủy điện” (đện gió trên bờ, ngoài khơi), đồng thời xem xét đưa nguồn điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII.
So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới

So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới 1

So với thế giới, nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp Việt Nam tuy có mức độ gia tăng cao, nhưng đến năm 2019 chỉ đạt 42,7 GJ/người, bằng 70% bình quân của châu Á - Thái Bình Dương, 56,4% bình quân của thế giới và rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Sự gia tăng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của nước ta và các nước đang phát triển là tất yếu theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện trạng, xu hướng phát triển các ‘phân ngành năng lượng’ trên thế giới

Hiện trạng, xu hướng phát triển các ‘phân ngành năng lượng’ trên thế giới 1

Để có góc nhìn toàn diện về hiện trạng, xu thế phát triển ‘năng lượng’, cũng như các ‘phân ngành năng lượng’ trên toàn cầu, chuyên gia TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM có bài viết tổng hợp, phân tích dưới đây xin gửi tới các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc cùng tham khảo.
Than, điện than tăng trưởng trong sự phân hóa theo xu thế tất yếu [Kỳ 1]

Than, điện than tăng trưởng trong sự phân hóa theo xu thế tất yếu [Kỳ 1]

Xét trên phạm vi toàn cầu năm 2018, than và nhiệt điện than không những không giảm mà vẫn tiếp tục tăng mạnh, giữ vai trò chính trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng sơ cấp và điện năng của nhân loại, đặc biệt nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 38%, vượt xa điện khí đứng thứ hai là 23,2%. Từ xu thế của thế giới, kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, việc phát triển than, nhiệt điện than của Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên, việc phát triển than, nhiệt điện than thời gian tới phải theo cách khôn ngoan trên cơ sở áp dụng công nghệ sạch và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
'Việt Nam không chấp nhận công nghệ năng lượng lạc hậu'

'Việt Nam không chấp nhận công nghệ năng lượng lạc hậu'

Ngày 25/4 tại Bắc Kinh, tiếp các tập đoàn về năng lượng hàng đầu Trung Quốc, nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Việt Nam không chấp nhận công nghệ cũ, lạc hậu".
Tiết kiệm năng lượng là sự nghiệp của toàn dân

Tiết kiệm năng lượng là sự nghiệp của toàn dân

Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có dịp phân tích vì sao giá điện năng ở Việt Nam phải tăng và cũng đã đề xuất khẩu hiệu "tiết kiệm điện là quốc sách". Nhân dịp này, chúng tôi xin lý giải tại sao cần coi: Tiết kiệm năng lượng là sự nghiệp của toàn dân?
Năng lượng Việt Nam: Hiện trạng và triển vọng phát triển

Năng lượng Việt Nam: Hiện trạng và triển vọng phát triển

Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển năng động, với nhịp độ phát triển khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành năng lượng đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển năng lượng đã bộc lộ những yếu kém, bất cập trong việc cung cấp và sử dụng năng lượng, đặc biệt là sử dụng điện kém hiệu quả, lãng phí. Bài viết này nhằm phân tích, đánh giá tiềm năng tiết kiệm trong hệ thống năng lượng/điện lực nước ta và đề xuất phương án phát triển nguồn điện giai đoạn 2021 - 2030.
Vì sao tương lai Nhật Bản vẫn là điện hạt nhân?

Vì sao tương lai Nhật Bản vẫn là điện hạt nhân?

Một kế hoạch năng lượng cơ bản mới của Nhật Bản (Kế hoạch chiến lược năng lượng lần thứ 5) nhằm đặt ra các mục tiêu cho phát triển điện năng của quốc gia này đến năm 2030 và đưa ra các kịch bản đến năm 2050 đã được Nội các Nhật Bản phê duyệt ngày 3/7/2018. Theo kế hoạch này, đến năm 2030, điện hạt nhân sẽ vẫn là một nguồn năng lượng chủ chốt, chiếm 20-22% tổng sản lượng điện, kế hoạch cũng hướng tới đáp ứng bộ tiêu chí đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Việt Nam trước cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư vào năng lượng

Việt Nam trước cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư vào năng lượng

Theo các nhà đầu tư Mỹ, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong hút dòng vốn đầu tư Mỹ đó chính là tiềm năng tăng trưởng GDP rõ ràng, tăng trưởng của ngành năng lượng 10-12%/năm (tương đương 4-5 nghìn MW/năm). Để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực năng lượng đang có xu hướng ngày một gia tăng trong thời gian tới, Việt Nam cần có yếu tố mới trong khuôn khổ chính sách liên quan đến năng lượng.
Giá năng lượng tăng lên là mối nguy lớn không chỉ của Hoa Kỳ

Giá năng lượng tăng lên là mối nguy lớn không chỉ của Hoa Kỳ

Theo giới phân tích, tăng trưởng của kinh tế Mỹ hiện đang vượt mức tiềm năng trên 1%, do vậy thị trường lao động và thị trường sản phẩm đang chịu áp lực lớn, và giá năng lượng tăng có thể dẫn tới nhiều hệ lụy. Trước viễn cảnh này, Washington sẽ phải thỏa thuận để tăng nguồn cung dầu mỏ nhằm giữ nền kinh tế phát triển. Nhưng điều đáng sợ nhất là giá dầu tiếp tục tăng sẽ tăng tốc lạm phát, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt tiền tệ hơn nữa, gây hoang mang trong thị trường và cuối cùng là suy thoái kinh tế không thể kìm hãm.
Về chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Về chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Từ 2006, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả (CTTK&HQ), gồm hai giai đoạn: 2006-2010 và 2012-2015; Chương trình đã tạo được những chuyển biến về nhận thức, cơ sở pháp lý và cả những kết quả cụ thể về tiết kiệm năng lượng. Các kết quả là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng còn những tồn tại cần được làm rõ để hướng tới Chương trình mới.
Vì sao năng lượng tái tạo chưa thể thay thế nhiệt điện than?

Vì sao năng lượng tái tạo chưa thể thay thế nhiệt điện than? 1

Năng lượng tái tạo trên toàn cầu mặc dù được đầu tư ngày một lớn, nhưng sản lượng điện phát ra thấp. Xét về mặt kỹ thuật, để hệ thống điện vận hành ổn định, tỷ trọng của phong điện và quang điện không nên cao hơn 25%. Đức là quốc gia có công suất quang điện công nghệ PV lớn nhất, nhưng tỷ trọng quang điện trong tổng sản lượng điện cũng chỉ ở mức rất khiêm tốn 5% (năm 2014). Còn ở Việt Nam, việc thay thế nhiệt điện than bằng điện gió và điện mặt trời là khó khả thi về mặt kinh tế...
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động