Than, điện than tăng trưởng trong sự phân hóa theo xu thế tất yếu [Kỳ 1]
05:53 | 25/09/2019
Tổng quan năng lượng toàn cầu năm 2018
Lời cuối với chuyên gia cảnh báo Việt Nam ‘mắc kẹt trong điện than’
‘Mắc kẹt trong điện than’, hay ‘điện than bị mắc kẹt’?
10 câu hỏi còn ‘mắc kẹt’ của nhiệt điện than
PGS, TS. NGUYỄN CẢNH NAM [*]
Tổng quan than và nhiệt điện than toàn cầu cùng một số nước đại diện năm 2018 được nêu ở bảng dưới đây.
Nước |
Trữ lượng |
Sản lượng than |
Tiêu thụ than |
Nhiệt điện than |
|||||||
(triệu tấn) |
% của thế giới |
(triệu toe) |
So với 2017 (%) |
(triệu toe) |
So với 2017 (%) |
B/q đầu người (toe) |
Tỷ kWh |
So với 2017 (%) |
B/q đầu người (kWh) |
Tỉ trọng (%) |
|
Thế giới |
1054742 |
100 |
3916,8 |
4,3 |
3772,1 |
1,4 |
0,49 |
10100,5 |
3,0 |
1318 |
38,0 |
OECD |
499718 |
47,4 |
839,5 |
-1,2 |
861,3 |
-3,5 |
0,66 |
2881,1 |
-3,6 |
2210 |
25,7 |
Ngoài OECD |
555064 |
52,6 |
3072,2 |
5,9 |
2910,8 |
3,0 |
0,46 |
7219,4 |
5,9 |
1137 |
46,9 |
EU |
75968 |
7,2 |
125,8 |
-3,7 |
222,4 |
-5,1 |
0,44 |
655,2 |
-5,7 |
1282 |
20,0 |
Canađa |
6582 |
0,6 |
28,6 |
-10,3 |
14,4 |
-22,5 |
0,39 |
59,3 |
-1,3 |
1594 |
9,1 |
Mêxicô |
1211 |
0,1 |
7,7 |
4,7 |
11,9 |
-21,7 |
0,09 |
29,2 |
-5,5 |
223 |
8,8 |
Mỹ |
250219 |
23,7 |
364,5 |
-1,9 |
317,0 |
-4,3 |
0,97 |
1245,8 |
-4,9 |
3798 |
27,9 |
Braxin |
6596 |
0,6 |
1,2 |
-37,4 |
15,9 |
-4,0 |
0,08 |
21,9 |
-15,1 |
105 |
3,7 |
LB Đức |
36103 |
3,4 |
37,6 |
-4,6 |
66,4 |
-7,2 |
0,80 |
229,0 |
-5,3 |
2766 |
35,3 |
Ý |
|
|
|
|
8,9 |
-7,7 |
0,15 |
36,6 |
4,3 |
604 |
12,6 |
Hà Lan |
|
|
|
|
8,2 |
-10,6 |
0,48 |
30,0 |
-4,1 |
1744 |
25,5 |
Ba Lan |
26479 |
2,5 |
47,5 |
-4,6 |
50,5 |
1,5 |
1,32 |
134,7 |
0,7 |
3508 |
79,2 |
Tây Ban Nha |
1187 |
0,1 |
1,1 |
-6,8 |
11,1 |
-17,3 |
0,24 |
38,4 |
-17,1 |
822 |
14,0 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
11526 |
1,1 |
17,0 |
13,0 |
42,3 |
7,2 |
0,52 |
111,7 |
14,6 |
1374 |
36,9 |
Ucraina |
34375 |
3,3 |
14,0 |
0,8 |
26,2 |
2,0 |
0,62 |
47,7 |
2,1 |
1128 |
29,9 |
VQ Anh |
29 |
. |
1,6 |
-15,1 |
7,6 |
-16,6 |
0,11 |
16,8 |
-25,3 |
253 |
5,0 |
Kazăcxtan |
25605 |
2,4 |
50,6 |
4,9 |
40,8 |
12,2 |
2,19 |
70,2 |
0,4 |
3815 |
65,5 |
LB Nga |
160364 |
15,2 |
220,2 |
7,0 |
88,0 |
4,9 |
0,60 |
177,5 |
5,1 |
1205 |
16,0 |
Nam Phi |
9893 |
0,9 |
143,2 |
0,2 |
86,0 |
2,0 |
1,49 |
225,0 |
1,6 |
3900 |
87,9 |
Úc |
147435 |
14,0 |
301,1 |
0,7 |
44,3 |
-1,6 |
1,84 |
156,6 |
-1,6 |
6498 |
59,9 |
Trung Quốc |
138819 |
13,2 |
1828,8 |
4,7 |
1906,7 |
0,9 |
1,37 |
4732,4 |
6,5 |
3395 |
66,6 |
Ấn Độ |
101363 |
9,6 |
308,0 |
7,5 |
452,2 |
8,7 |
0,33 |
1176,3 |
5,3 |
858 |
75,4 |
Inđônêxia |
37000 |
3,5 |
323,3 |
18,9 |
61,5 |
7,7 |
0,23 |
156,4 |
5,7 |
590 |
58,5 |
Nhật Bản |
350 |
. |
0,6 |
-25,0 |
117,5 |
-2,1 |
0,93 |
347,2 |
-4,0 |
2745 |
33,0 |
Malaixia |
|
|
|
|
21,1 |
9,4 |
0,65 |
74,1 |
9,5 |
2280 |
44,0 |
Hàn Quốc |
326 |
. |
0,6 |
-19,2 |
88,2 |
2,4 |
1,70 |
261,3 |
0 |
5044 |
44,0 |
Đài Loan |
|
|
|
|
39,3 |
-0,3 |
1,65 |
126,6 |
0,6 |
5319 |
46,3 |
Thái Lan |
1063 |
0,1 |
3,8 |
-8,5 |
18,5 |
1,0 |
0,28 |
35,8 |
0,3 |
541 |
20,2 |
Việt Nam |
3360 |
0,3 |
23,3 |
8,8 |
34,3 |
22,9 |
0,36 |
86,7 |
13,9 |
916 |
40,7 |
Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2019. Bình quân đầu người do tác giả tính toán theo dân số của các nước trong Niên giám Thống kê năm 2018.
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy:
Trữ lượng than toàn cầu là 1.054,9 tỷ tấn, có thể khai thác trong vòng 132 năm với mức sản lượng năm 2018 là 7.990,8 triệu tấn. Tập trung chủ yếu tại 10 nước (90,8%), trong đó: Mỹ (23,7%), LB Nga (15,2%), Úc (14,0%), Trung Quốc (13,2%), Ấn Độ (9,6%), Inđônêxia (3,5%), LB Đức (3,4%), Ucraina (3,3%), Ba Lan (2,5%), Kazăcxtan (2,4%),
Than và nhiệt điện than toàn cầu năm 2018 so với năm 2017 có sự tăng trưởng bứt phá so với trung bình 10 năm (từ 2007-2017), trong đó tiêu thụ than có mức tăng 1,45%, cao gấp đôi mức tăng trưởng bình quân 10 năm là 0,7%/năm và nhiệt điện than có mức tăng 3,01%, góp phần quan trọng vào mức tăng 3,7% (cao gấp rưỡi mức tăng trưởng bình quân 2,5%/năm trong 10 năm) của tổng sản lượng điện. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của than và nhiệt điện than toàn cầu diễn ra trong sự phân hóa theo 2 xu hướng: Các nước tăng và các nước giảm.
1/ Than
Sản xuất than: Sản lượng than toàn cầu đạt 3.916,8 triệu Toe (tương ứng 7.991 triệu tấn), tăng 162 triệu Toe (tương ứng 330,5 triệu tấn) bằng 4,3% so với năm 2017.
Các nước có quy mô sản lượng than tăng cao là Trung Quốc (tăng 82 triệu Toe, tương ứng 164 triệu tấn - gấp 4 lần sản lượng than của Việt Nam), Inđônêxia (tăng 51,5 triệu Toe, tương ứng 88 triệu tấn, hơn gấp đôi sản lượng than của Việt Nam), Ấn Độ (tăng 21,4 triệu Toe, tương đương 53,4 triệu tấn), LB Nga (14,4 triệu Toe, tương đương 28,8 triệu tấn), tổng cộng 4 nước tăng 169,3 triệu Toe, tương ứng 334,2 triệu tấn, đóng góp chủ yếu vào mức tăng sản lượng than toàn cầu. Các nước còn lại chỉ có mức tăng dưới 2 triệu Toe.
Nhìn chung, các nước có mức sản lượng than tăng cao là các nước có trữ lượng than còn dồi dào và chủ yếu ở khu vực châu Á-TBD. Sản lượng than tăng do nhu cầu than tăng cao.
Các nước giảm sản lượng than, trừ Mỹ, còn lại hầu hết đều có quy mô sản lượng nhỏ nên phần sản lượng than giảm rất nhỏ, dưới 2 triệu Toe, chỉ có Mỹ sản lượng than giảm 6,8 triệu Toe, tương ứng 12,8 triệu tấn và Ba Lan giảm 2,3 triệu Toe, tương ứng 6 triệu tấn. Nhìn chung, các nước giảm sản lượng than hầu hết là các nước có trữ lượng than nhỏ hoặc sắp cạn kiệt. Ví dụ như: Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Tây Ban Nha, v.v...
Các nước sản xuất than nhiều nhất gồm (triệu Toe): Trung Quốc 1.828,8 (chiếm 46,7%), Mỹ 364,5 (9,3%), Inđônêxia 323,3 (8,3%), Ấn Độ 308,0 (7,9%), Úc 301,1 (7,7%), Nga 220,2 (5,6%), Nam Phi 143,2 (3,7%). Tổng cộng 7 nước chiếm 89,2% tổng sản lượng than thế giới.
Tính theo tấn than thông thường thì sản lượng than của các nước là (triệu tấn): Trung Quốc 3.653 (chiếm 45,7%), Mỹ 685,5 (8,6%), Inđônêxia 552,2 (6,9%), Ấn Độ 767,9 (9,6%), Úc 485 (6,1%), Nga 440,6 (5,5%), Nam Phi 253,7 (3,2%), Đức 168,7 (2,1%), Ba Lan 122,6 (1,5%), Kazăcxtan 118 (1,5%).
Tiêu thụ than: Sản lượng than tiêu thụ toàn cầu năm 2018 đạt 3.772,1 triệu Toe, tăng 53,7 triệu Toe (1,45%) so với năm 2017, cao gấp đôi mức tăng trưởng trung bình hàng năm trong 10 năm qua là 0,7%/năm. Đây là năm thứ 2 tiêu thụ than tăng liên tiếp, sau ba năm sụt giảm. Tiêu thụ than gia tăng chủ yếu cho sự gia tăng của sản xuất điện.
Các nước có mức sản lượng than tiêu thụ tăng cao gồm (triệu Toe): Ấn Độ (36,3), Trung Quốc (16,3), Việt Nam (6,4), Pakixtan (4,5), Kazăcxtan (4,4), Inđônêxia (4,4), LB Nga (4,1), Thổ Nhĩ Kỳ (2,8), Hàn Quốc (2,0), tổng cộng 9 nước tăng 81,2 triệu Toe. Một số nước khác có mức tăng dưới 2 triệu Toe.
Các nước có mức sản lượng than tiêu thụ giảm mạnh gồm có (triệu Toe): Mỹ (14,3), LB Đức (5,1), Canađa (4,2), Mêxicô (3,3), Nhật Bản (2,4), Tây Ban Nha (2,3), tổng cộng 6 nước giảm 31,6 triệu Toe. Một số nước khác có mức giảm dưới 2 triệu Toe. Tiêu thụ than của OECD chỉ còn 861,3 triệu Toe, giảm 31,6 triệu Toe so với năm 2017, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1975.
Các nước tiêu thụ than chủ yếu (chiếm 1% sản lượng than tiêu thụ toàn cầu trở lên) là (triệu Toe): Trung Quốc 1.906,7 (50,5%), Ấn Độ 452,2 (12,0%), Mỹ 317,0 (8,4%), Nhật Bản 117,5 (3,1%), Hàn Quốc 88,2 (2,3%), Nga 88,0 (2,3%), Nam Phi 86,0 (2,3%), Đức 66,4 (1,8%), Inđônêxia 61,6 (1,6%), Ba Lan 50,5 (1,3%), Úc 44,3 (1,2%), Thổ Nhĩ Kỳ 42,3 (1,1%), Kazăcxtan 40,8 (1,1%), Đài Loan 39,3 (1,0%), tổng cộng 14 nước chiếm 90%. Việt Nam tiêu thụ 34,3 triệu Toe, chỉ chiếm 0,9% tổng tiêu thụ than toàn cầu.
Các nước có mức sản lượng than tiêu thụ tính theo bình quân đầu người cao là (Toe/người): Kazăcxtan 2,19; Úc 1,84; Hàn Quốc 1,70; Đài Loan 1,65; Nam Phi 1,49; Trung Quốc 1,37; Ba Lan 1,32; bình quân của thế giới 0,49. Nhiều nước mặc dù tăng tiêu thụ than song bình quân đầu người vẫn rất thấp như (Toe/người): Ấn Độ 0,33 và các nước ASEAN đều dưới mức bình quân của thế giới (trừ Malaixia 0,65). Ngược lại, nhiều nước tuy giảm sản lượng than tiêu thụ nhưng mức bình quân đầu người vẫn rất cao (Toe/người): Mỹ 0,97; Nhật Bản 0,93; LB Đức 0,8; bình quân của OECD 0,66 Toe/người, cao hơn 34,7% so với bình quân của thế giới.
Qua đó cho thấy, nhiều nước tuy tăng tiêu thụ than nhưng vẫn còn ở mức thấp, ngược lại nhiều nước tuy giảm tiêu thụ than nhưng vẫn ở mức cao. Như vậy, vấn đề không chỉ là tăng hay giảm tiêu thụ than mà cơ bản là mức tiêu thụ đó đã góp phần làm mức phát thải khí CO2 của quốc gia tăng quá mức hay chưa.
Than vẫn giữ vai trò quan trọng trong cán cân năng lượng toàn cầu và của nhiều nước. Cụ thể, trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của thế giới, than chiếm 27,2% (đứng thứ hai sau dầu 33,6% và trước khí thiên nhiên 23,9%) và đứng đầu của một số nước như: Kazăcxtan 53,4%; Ba Lan 48,0%; Trung Quốc 58,3%; Ấn độ 55,9%; Nam Phi 70,8%; CH Séc 37,3%; Việt Nam 40,0%; đứng thứ 2 tại các nước: Thổ Nhĩ Kỳ 27,6% (sau dầu); Úc 30,7% (sau dầu); Nhật Bản 25,9% (sau dầu); Hàn Quốc 29,3% (sau dầu), Inđônêxia 33,2% (sau dầu), Ucraina 31,2% (sau khí); Philipin 34,7% (sau dầu); Đài Loan 33,2% (sau dầu); đứng thứ 3 tại các nước (sau dầu và khí): Mỹ 13,8%; LB Đức 20,5%; LB Nga 12,2%, v.v…
Ngoài ra, than giữ vai trò chính trong sản xuất điện của thế giới và tại nhiều nước như sẽ nêu dưới đây.
Trong số 20 nước thuộc "Liên minh chống sử dụng than đá" (PPCA) có New Zealand tăng sản lượng than tiêu thụ, Mêxicô tăng sản lượng than khai thác, Canađa vẫn khai thác than ở mức sản lượng cao: 28,6 triệu Toe, tương ứng 54,4 triệu tấn, trong đó để xuất khẩu khoảng một nửa và hầu hết các nước đều còn sử dụng than, chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu, thậm chí than giữ vị trí thứ hai trong sản xuất điện của Hà Lan.
Thương mại than toàn cầu năm 2018 đạt 858,8 triệu Toe, tăng 6,5% so với năm 2017, cao gấp 1,71 lần mức tăng bình quân trong 10 năm qua là 3,8%/năm.
Các nước/khu vực nhập khẩu than chính là (triệu Toe): EU 149,6 (17,4%), Trung Quốc 146,5 (17,1%), Ấn Độ 141,7 (16,5%), Nhật Bản 119,7 (13,9%), Hàn Quốc 92,7 (10,8%).
Các nước xuất khẩu than chủ yếu (triệu Toe): Úc 249,4 (29,0%), Inđônêxia 220,3 (25,7%), Nga 136,2 (15,9%), Mỹ 66,3 (7,7%), Nam Phi 49,2 (5,7%), Côlômbia 46,7 (5,4%), Mông Cổ 23,9 (2,8%), Canađa 21,0 (2,4%).
Như vậy, quy mô sử dụng than của các nước trên thế giới tùy thuộc vào tiềm năng trữ lượng than và tiềm năng trữ lượng dầu, khí, thủy điện, điện nguyên tử sẵn có trong nước; khả năng tiếp cận các nguồn than, dầu, khí từ nước ngoài./.
(Còn nữa...)
[*] HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM; KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG - EPU.
Tài liệu tham khảo:
1/ BP Statistical Review of World Energy 2019.
2/ A. Golev, E. Lebre and G. Corder (2016). The contribution of mining to the emerging circular economy. Proceedings in Life-of-Mine Conferences. Brisbane, 28-30 September 2016, Australia.