RSS Feed for Các dự án NLTT Việt Nam có cơ hội vay vốn từ quốc tế | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 21:36
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các dự án NLTT Việt Nam có cơ hội vay vốn từ quốc tế

 - Một trong những hoạt động chính của "Chương trình Sẵn sàng Tài chính Khí hậu" là xây dựng một cơ chế cho phép các dự án năng lượng tái tạo tiếp cận với các khoản vay thương mại.

Gia hạn hiệp định tài trợ DA phát triển năng lượng tái tạo

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo Tham vấn "Xây dựng Cơ chế chia sẻ rủi ro cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam" vừa tổ chức tại Hà Nội.

Bà Lori Kerr, Giám đốc cấp cao của Công ty Tư vấn Tài chính Khí hậu, một công ty tư vấn chuyên về quỹ khí hậu và ngân hàng xanh có trụ sở tại Washington chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và chủ trì thảo luận giữa các đại biểu tham gia. 

Cơ chế chia sẻ rủi ro trước hết sẽ tập trung vào các nhà máy đường và sẽ hỗ trợ các nhà máy đường tiếp cận các nguồn vay để đầu tư dài hạn vào công nghệ đồng phát nhiệt điện (CHP).

Cơ chế này cũng bao gồm hỗ trợ kỹ thuật cho các ngân hàng, nhà phát triển dự án và các hiệp hội doanh nghiệp.

Tại hội thảo, các ngân hàng thương mại như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ liên quan và các tổ chức tài chính quốc tế chia sẻ ý kiến đóng góp nhằm xây dựng một cơ chế chia sẻ rủi ro khả thi cho các dự án năng lượng tái tạo. 

Hội thảo Tham vấn "Xây dựng Cơ chế chia sẻ rủi ro cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam" được thực hiện bởi Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ CHLB Đức về Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (4E) trong khuôn khổ Chương trình Sẵn sàng Tài chính Khí hậu (CF Ready) được đồng tài trợ bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Chính phủ Cộng hòa Séc.

Từ năm 2014, USAID đã hợp tác với GIZ tiếp tục phát triển Chương trình Sẵn sàng Tài chính Khí hậu tại 15 quốc gia. 

Tại Việt Nam, hoạt động chính của Chương trình bao gồm tổ chức các khóa tập huấn về nghiên cứu tiền khả thi cho các dự án chuyển đổi sinh khối sang năng lượng; hỗ trợ quy hoạch phát triển và sử dụng sinh khối ở một số tỉnh; và hỗ trợ xây dựng cơ chế tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo.

KỲ ANH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động