RSS Feed for Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 8]: Chính sách của Lào | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 16:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 8]: Chính sách của Lào

 - Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến hiện trạng phát triển thủy điện, chính sách xuất khẩu điện của Lào sang các nước ASEAN, cũng như những thách thức và những trăn trở khi phát triển thủy điện ở quốc gia này.
Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 7]: Chính sách của Malaysia Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 7]: Chính sách của Malaysia

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện và thủy điện tích năng ở bang Sarawak thuộc Đông Malaysia nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện khi nguồn điện gió, mặt trời ngày càng tăng trong tổng cơ cấu nguồn điện của quốc gia này.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan

Trong kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện và thủy điện tích năng ở Thái Lan, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện khi nguồn điện gió, mặt trời ngày càng tăng trong tổng cơ cấu nguồn của hệ thống, đáp ứng mục tiêu cam kết đạt mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 5]: Chính sách của Philippine Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 5]: Chính sách của Philippine

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Philippines trong xu thế phát triển các nguồn điện linh hoạt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á đến năm 2050.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 4]: Chính sách của Nepal Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 4]: Chính sách của Nepal

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Nepal nhằm đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 một cách bền vững vào năm 2045 như Chính phủ của quốc gia này đã cam kết tại COP26.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Indonesia nhằm góp phần đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 như Chính phủ quốc gia này đã cam kết tại COP26.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 2]: Chính sách của Ấn Độ Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 2]: Chính sách của Ấn Độ

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Ấn Độ, trong đó có thủy điện tích năng nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện, đáp ứng mục tiêu sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070 như cam kết của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại COP26.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 1]: Xu hướng trên toàn cầu Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 1]: Xu hướng trên toàn cầu

Hội nghị thường niên lần thứ ba về thủy điện ở châu Á tổ chức vào ngày 7-8 tháng 11/2022 tại Hà Nội đã mang tới thông điệp về vai trò của thủy điện trong việc thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 - Lộ trình cho ngành năng lượng toàn cầu. Trong kịch bản không phát thải ròng này, trong khi điện gió, mặt trời được dự đoán là tạo ra phần lớn điện năng toàn cầu trong tương lai thì việc phát triển thủy điện sẽ giúp ổn định hệ thống điện thông qua hệ thống phụ trợ dịch vụ. Tạp chí Năng lượng Việt Nam lần lượt giới thiệu chính sách phát triển nguồn điện này trên toàn cầu, các nước trong khu vực châu Á, trong đó có thủy điện tích năng nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện, đáp ứng mục tiêu Net Zero.

Vài nét về Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:

Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nắm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên 416 km, Tây Bắc giáp Myanma (230 km), Tây Nam giáp Thái Lan (1.730 km), Nam giáp Campuchia (492 km) và phía Đông giáp Việt Nam (2.067 km). Sông Mê Công tạo thành một đoạn dài biên giới phía Tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía Đông với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới Tây Bắc với các vùng cao Thái Lan.

Hiện trạng phát triển thủy điện của Lào:

Với lợi thế có sông Mê Công chạy dọc suốt chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam, nước Lào có tiềm năng phát triển thủy điện rất lớn, ước tính có thể khai thác được với tổng công suất là 24 GW. Đến nay, Lào đã xây dựng 78 công trình thủy điện, với công suất 9.972 MW, hàng năm sản xuất được 52,211 tỷ kWh và xuất khẩu được 6.620 MW. Chính phủ Lào đã lên kế hoạch xây dựng 9 nhà máy thủy điện trên dòng chính sông Mê Công với tổng công suất lên tới 8.978 MW. Trong đó, 6 dự án xây dựng đập trên dòng chính đã đã được đệ trình lên Uỷ hội sông Mê Công quốc tế (MRC) theo quy trình tham vấn trước.

Nhà máy Thủy điện Xayaburi, công suất 1.285 MW và Nhà máy Thủy điện Don Sahong, công suất 260 MW đã đưa vận hành thương mại từ cuối năm 2019.

Các dự án Thủy điện Pak Beng (công suất 912 MW), Pak Lay (công suất 770 MW) và Luang Prabang (công suất 1.460 MW) đã hoàn thành quy trình tham vấn tương ứng vào các năm 2017, 2019 và 2020.

Theo quy trình, kế hoạch hành động chung sẽ được thực hiện để đánh giá các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xẩy ra khi thực hiện dự án.

Dự án thứ sáu là Thủy điện Sanakham (công suất 684 MW) hiện đang được được đề xuất quá trình tham vấn của MRC. Còn lại 3 dự án khác là Thủy điện Phou Ngoy (công suất 728 MW), Thủy điện Ban Khoum (công suất 1.800 MW) và Thủy điện Pak Chom (công suất 1.079 MW) đang tiếp tục nghiên cứu, đệ trình lên MRC.

Phát triển thủy điện là ngành công nghiệp thế mạnh của Lào, ngoài mục đích cung cấp điện cho nhu cầu trong nước thì việc xuất khẩu điện năng cũng đem lại nguồn thu to lớn cho nền kinh tế của quốc gia này.

Ngoài ra, Lào còn chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, mặt trời, sinh khối và thực hiện chính sách kết nối lưới điện với ASEAN để xuất khẩu điện cho các quốc gia như: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Myanma và Singapore. Chính phủ Lào đã có kế hoạch tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 11% (không kể thủy điện), được thông qua trong Kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2021 - 2025). Theo đó, tỷ trọng nguồn thủy điện và nhiệt điện than sẽ lần lượt giảm xuống còn 75% và 14% vào năm 2025. Đây là một phần trong nỗ lực của Lào nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, giải quyết tình trạng thiếu điện trong mùa khô và giảm thiểu nhập khẩu.

Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ, thủy điện phải xả nước qua hệ thống tràn xuống hạ lưu làm lãng phí khoảng 1.500 MW, trong khi vào mùa khô lại phải nhập khẩu điện từ Thái Lan với mức giá đắt hơn (gần gấp đôi) từ Công ty Điện lực Thái Lan (EGAT).

Ngoài ra, Lào còn có 1 dự án điện than, 4 dự án điện sinh khối, 9 dự án điện mặt trời, 4 dự án điện gió.

Hiện Lào có 76 trạm biến áp loại 115 kV và 230 kV cùng với hệ thống lưới truyền tải 115 kV và 230 kV (nêu ở bảng 1).

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 8]: Chính sách của Lào
Bảng 1: Trạm biến áp và lưới truyền tải điện 115 và 230 kV.

Phụ tải đỉnh khu vực Bắc bộ, Thủ đô, Trung bộ và Nam bộ theo thời gian của các năm 2020. Năm 2021 và 2022 (nêu ở bảng 2).

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 8]: Chính sách của Lào
Bảng 2: Phụ tải đỉnh khu vực Bắc bộ, Thủ đô, Trung bộ và Nam bộ theo thời gian của các năm 2020 - 2021 và 2022.

Mô hình cân bằng năng lượng hàng năm (xem hình 2).

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 8]: Chính sách của Lào
Hình 2: Mô hình cân bằng năng lượng hàng năm.

Tăng cường xuất khẩu điện sang các nước ASEAN:

Theo số liệu của Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào: Từ tháng 1 - 9/2021 quốc gia này thu được hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu điện, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Để phát triển ngành năng lượng trở thành một ngành mũi nhọn, đóng góp lớn vào ngân sách, Lào đã có kế hoạch tăng cường xuất khẩu điện sang các nước ASEAN, đặc biệt là tập trung xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.

Theo đó, Chính phủ Lào đưa ra chính sách khuyến khích mua bán điện năng bằng nhiều hình thức như xuất khẩu điện trực tiếp qua các dự án, hay qua trung tâm truyền tải điện; xuất khẩu từ hệ thống điện lực của Lào và xuất khẩu điện qua nước thứ ba. Hệ thống kết nối lưới điện của Lào tới các nước láng giềng mô tả tại hình 3, trong đó:

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 8]: Chính sách của Lào
Hình 3: Hệ thống kết nối lưới điện của Lào tới các nước láng giềng.

- Từ (1) đến (6) là lưới truyền tải điện áp 115 kV từ Lào sang Thái Lan.

- Từ (7), (8) và (9) là hệ thống đấu nối với lưới điện Campuchia, trong đó lưới điện số 7 điện áp 115 kV, lưới điện số 8 là 230 kV và lưới điện số 9 với cấp điện áp 22 kV.

- Từ (10) và (11) là đấu nối với lưới điện Myanma, trong đó lưới điện số 10 là 22 kV và lưới điện số 11 là 115 kV.

- (12) là lưới 115 kV truyền tải sang Trung Quốc.

Theo Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào, nước này có 86 dự án năng lượng với tổng công suất lắp đặt hơn 10.400 MW, trong đó hơn 80% là thủy điện và 18,6% từ các nhà máy nhiệt điện.

Trong 5 năm qua, Lào đã xuất khẩu hơn 6.400 MW điện sang Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Myanmar và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 20.000 MW trong giai đoạn 2020 - 2030.

Những thách thức và trăn trở khi phát triển thủy điện ở Lào:

Việc xây dựng hàng loạt công trình thủy điện trên dòng chính lưu vực sông Mê Công bắt đầu từ thượng nguồn trên lãnh thổ Trung Quốc đến Campuchia sẽ gây tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực tại khu vực có sản lượng thủy sản cao bậc nhất thế giới này và sẽ làm giảm nhanh chóng lượng trầm tích giàu dinh dưỡng vốn rất cần thiết cho việc duy trì sản xuất nông nghiệp trong lưu vực, nhất là ở Campuchia và vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Vị trí bố trí các công trình thủy điện trên toàn bộ dòng chính sông Mê Công, trong đó có 9 công trình trên lãnh thổ Lào.

Kế hoạch phát triển hơn 100 đập thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh của sông Mê Công (bắt đầu từ Trung Quốc đến Campuchia) sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến Lào - quốc gia hiện đặt việc xuất khẩu thủy điện vào nhóm ưu tiên phát triển cao nhất với nhiệm vụ đề ra là sẽ trở thành “Ắc qui của vùng Đông Nam Á”. Việc thiếu một kế hoạch có tính chiến lược đã đặt Lào vào tình trạng rất có thể không thành công trong việc đạt được các mục tiêu tăng thu nhập quốc gia trong khi sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở hạ lưu sông Mê Công tại Campuchia và Việt Nam. Tất cả các dự án thủy điện tại Lào đang được xây dựng một cách thiếu điều phối, cách thức tiến hành đơn lẻ theo từng dự án mà không có kế hoạch phối hợp với các nước liên quan thông qua MRC để tối ưu hóa lợi ích sử dụng nước ở quy mô lưu vực. Các đập thủy điện trên sông Mê Công đang ảnh hưởng đến trữ lượng cá và làm xói mòn độ phì của đất, thậm chí có thể gây nguy hại đến tương lai hệ sinh thái của dòng sông này.

Việt Nam là quốc gia chịu thiệt thòi nhiều nhất do tác động của các đập ở thượng lưu sông Mê Công.

Làm thế nào để có thể tối ưu hóa mối liện hệ của việc đánh đổi giữa năng lượng, thu nhập từ xuất khẩu, an ninh lương thực và nguồn nước mà bảo vệ được tính toàn vẹn của dòng Mê Công cho lợi ích của toàn bộ các quốc gia ven sông? Muốn thực hiện điều này cần phải có một cách tiếp cận mới để Lào tiếp tục duy trì các trọng tâm hiện tại là xuất khẩu năng lượng ra thị trường khu vực, nhưng cũng đồng thời cũng đưa ra những mục tiêu thực tế về tổng năng lượng sản xuất được từ các nguồn điện khác nhau, trong đó quan trọng nhất là thủy điện, điện gió, mặt trời. Các nguồn năng lượng này sẽ được tối ưu hóa như sau:

(1) Lồng ghép các phân tích về rủi ro chính trị, tài chính, môi trường và xã hội vào quy trình ra quyết định.

(2) Kết hợp hài hòa các mục đích sử dụng nước khác nhau (như thủy điện, giao thông thủy, tưới tiêu và kiểm soát lũ ở quy mô toàn lưu vực theo những cách thức giúp giải quyết được nhu cầu của các quốc gia hạ lưu).

(3) Tránh việc xây dựng các nhà máy thủy điện không cần thiết trên dòng chính sông Mê Công tại Lào do những nguy cơ về xã hội, môi trường có thể sẽ xảy ra trong quá trình xây dựng và vận hành.

Nếu tuân theo chiến lược này, các nhà máy thủy điện có rủi ro tài chính cao, hoặc các đập gây các tác động lớn nhất tới môi trường sẽ có thể được thay thế bằng các dự án khác và dần dần hiệu suất thu được từ các hệ thống cơ sở hạ tầng thông minh như quản lý lưới điện hiệu quả sẽ tăng lên.

Chính phủ Lào hiện đang thiếu nguồn lực để thực hiện một kế hoạch có tính chiến lược ở quy mô toàn lưu vực, do hiện hầu như chỉ phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài đến xây dựng các nhà máy thủy điện đã được khảo sát và lên kế hoạch theo các hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao thuần túy thương mại, hoặc nhượng quyền BOOT để xuất khẩu sang các nước láng giềng.

Vấn đề ở khu vực hạ lưu sông Mê Công là xung đột lợi ích giữa các quốc gia trong việc khai thác nguồn thủy điện và không chỉ giữa các nước vùng hạ lưu, mà còn liên quan tới Trung Quốc - một quốc gia thượng nguồn sông Mê Công. Đây là một vấn đề rất nan giải và khó tìm được giải pháp tối ưu. Do vậy, các nước trong khu vực cần tích cực, thiện chí tìm kiếm thoả thuận để hạn chế những bất đồng, khác biệt và hài hoà lợi ích.

Đón đọc kỳ tới...

TS. NGUYỄN HUY HOẠCH - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo:

1. The overview and development Hydro Power in Laos. Thammavong Soulivanh. Hydro Power Asia Conference 2022. November 7-8 at Sheraton (Hanoi), Vietnam.

2. Plans and Perspective of Mekong River Commission PEETI. Ngamprapasom, Sustainable Hydropower specialist Planning Division, MRC. Hydro Power Asia Conference 2022. November 7-8 at Sheraton (Hanoi), Vietnam.

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động