RSS Feed for Hợp tác lưu vực sông Mê Công [kỳ 1]: Vai trò Uỷ hội sông Mê Công quốc tế | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 20:17
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hợp tác lưu vực sông Mê Công [kỳ 1]: Vai trò Uỷ hội sông Mê Công quốc tế

 - Trong thời gian 65 năm qua, Uỷ hội sông Mê Công quốc tế (Mekong River Committee - MRC) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển ở các nước thành viên, tăng cường hợp tác giữa các thành viên và với 2 nước thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar và nhiều đối tác quốc tế khác. Tuy nhiên, hợp tác Mê Công nói chung và vai trò của MRC đang đứng trước nhiều thách thức, cả do nguyên nhân chủ quan, khách quan, nên cần có sự cải tổ thực chất hơn nữa để đóng vai trò to lớn hơn...
Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 9]: Chính sách của Việt Nam Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 9]: Chính sách của Việt Nam

Để tạm kết chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện và thủy điện tích năng ở nước ta trong xu thế phát triển các nguồn điện từ gió, mặt trời tăng nhanh nhằm đảm bảo vận hành linh hoạt, ổn định hệ thống điện, thực hiện tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ tại COP26 về định hướng Việt Nam sẽ trung hòa phát thải carbon vào năm 2050.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 8]: Chính sách của Lào Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 8]: Chính sách của Lào

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến hiện trạng phát triển thủy điện, chính sách xuất khẩu điện của Lào sang các nước ASEAN, cũng như những thách thức và những trăn trở khi phát triển thủy điện ở quốc gia này.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 7]: Chính sách của Malaysia Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 7]: Chính sách của Malaysia

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện và thủy điện tích năng ở bang Sarawak thuộc Đông Malaysia nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện khi nguồn điện gió, mặt trời ngày càng tăng trong tổng cơ cấu nguồn điện của quốc gia này.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 6]: Chính sách của Thái Lan

Trong kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện và thủy điện tích năng ở Thái Lan, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện khi nguồn điện gió, mặt trời ngày càng tăng trong tổng cơ cấu nguồn của hệ thống, đáp ứng mục tiêu cam kết đạt mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 5]: Chính sách của Philippine Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 5]: Chính sách của Philippine

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Philippines trong xu thế phát triển các nguồn điện linh hoạt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á đến năm 2050.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 4]: Chính sách của Nepal Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 4]: Chính sách của Nepal

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Nepal nhằm đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 một cách bền vững vào năm 2045 như Chính phủ của quốc gia này đã cam kết tại COP26.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 3]: Chính sách của Indonesia

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Indonesia nhằm góp phần đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 như Chính phủ quốc gia này đã cam kết tại COP26.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 2]: Chính sách của Ấn Độ Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 2]: Chính sách của Ấn Độ

Trong bài viết kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu quá trình phát triển thủy điện ở Ấn Độ, trong đó có thủy điện tích năng nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện, đáp ứng mục tiêu sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070 như cam kết của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại COP26.

Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 1]: Xu hướng trên toàn cầu Thủy điện trong bối cảnh điện gió, mặt trời chiếm ưu thế [Kỳ 1]: Xu hướng trên toàn cầu

Hội nghị thường niên lần thứ ba về thủy điện ở châu Á tổ chức vào ngày 7-8 tháng 11/2022 tại Hà Nội đã mang tới thông điệp về vai trò của thủy điện trong việc thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 - Lộ trình cho ngành năng lượng toàn cầu. Trong kịch bản không phát thải ròng này, trong khi điện gió, mặt trời được dự đoán là tạo ra phần lớn điện năng toàn cầu trong tương lai thì việc phát triển thủy điện sẽ giúp ổn định hệ thống điện thông qua hệ thống phụ trợ dịch vụ. Tạp chí Năng lượng Việt Nam lần lượt giới thiệu chính sách phát triển nguồn điện này trên toàn cầu, các nước trong khu vực châu Á, trong đó có thủy điện tích năng nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện, đáp ứng mục tiêu Net Zero.

Mê Công là con sông lớn nhất ở Đông Nam châu Á, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc chảy qua lãnh thổ Myanma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia và Việt Nam. Với mục đích thúc đẩy, điều phối hoạt động phát triển, quản lý bền vững tài nguyên nước, cũng như tài nguyên có liên quan vì lợi ích chung của các quốc gia và phúc lợi của người dân thuộc lưu vực sông Mê Công, vào tháng 9/1957 Ủy ban Điều phối Nghiên cứu Hạ lưu vực sông Mê Công được thành lập và ngày 5/4/1995 đổi tên thành Uỷ hội sông Mê Công quốc tế (Mekong River Committee - MRC).

Quá trình hình thành và phát triển của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế (MRC):

Sông Mê Công có chiều dài 4.763 km, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Vân Nam - Trung Quốc, rồi chảy qua các nước Myanma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia và đổ ra Biển ĐôngViệt Nam. So với các lưu vực sông trên thế giới, sông Mê Công đứng thứ 8 về tổng lượng dòng chảy, thứ 12 về chiều dài và thứ 21 về diện tích lưu vực. Sông được chia làm 2 phần, thượng lưu vực gồm phần diện tích nằm trên đất Trung Quốc và Myanma có diện tích 189.000 km2 (chiếm 24% tổng diện tích lưu vực) và phần hạ lưu vực thuộc 4 nước Lào, Thái Lan, Cămpuchia và Việt Nam có diện tích là 606.000 km2 (chiếm 76% diện tích lưu vực).

Phần đóng góp dòng chảy trung bình vào sông Mê Công như sau: Trung Quốc 17%, Myanmar <1%, Lào 41%, Thái Lan 15%, Cămpuchia 19% và Việt Nam 8%. Dân số toàn lưu vực khoảng 72 triệu người (theo số liệu năm 2020).

Để khai thác, sử dụng và bảo vệ sông quốc tế một cách hiệu quả, các quốc gia ven sông thường ký kết các điều ước quốc tế, trong đó thoả thuận xác lập những nguyên tắc liên quan đến giao thông trên sông, đánh bắt cá, xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện... Các ủy ban về sông quốc tế cũng được thành lập để điều phối hoạt động giữa các quốc gia trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước của dòng sông.

Đối với lưu vực sông Mê Công, nhằm mục đích sử dụng hợp lý và công bằng nguồn nước gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững, các nước hạ lưu sông Mê Công đã nhóm họp và thành lập Uỷ ban Mê Công. Quá trình thành lập, hoạt động và phát triển của Uỷ ban Mê Công (từ năm 1995 gọi là Uỷ hội sông Mê Công quốc tế - Mekong River Committee - MRC) có thể chia ra các giai đoạn như sau:

1/ Giai đoạn 1957 - 1975:

Sau khi Hiệp định Geneva lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết, với sự bảo trợ Hội đồng Kinh tế châu Á và vùng Viễn Đông của Liên Hiệp Quốc (ECAFE) vào tháng 9 năm 1957 các quốc gia hạ lưu vực sông Mê Công gồm: Cămpuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (chính quyền Sài Gòn) đã cùng nhau xem xét và thông qua Điều lệ và thống nhất thành lập Uỷ ban phối hợp nghiên cứu khảo sát hạ lưu vực sông Mê Công (Ủy ban Mê Công), nhằm khai thác, khuyến khích và phối hợp phát triển tổng hợp hạ lưu vực sông Mê Công. Uỷ ban tập trung vào huy động các nguồn vốn, kỹ thuật từ các quốc gia tài trợ và các tổ chức quốc tế cho các nghiên cứu khảo sát, đầu tư.

Đặc biệt năm 1970, Quy hoạch chỉ đạo đã được nghiên cứu và vẫn được các Chương trình Mê Công kế thừa sau này.

2/ Giai đoạn 1975 - 1995 và đỉnh cao là Hiệp định Mê Công 1995:

Tháng 1 năm 1975, các quốc gia hạ lưu sông Mê Công đã thông qua Tuyên bố chung về các nguyên tắc sử dụng nước hạ lưu vực sông Mê Công. Đây là mốc quan trọng trong tiến trình phát triển thể chế hợp tác Mê Công được quốc tế đánh giá cao.

Giai đoạn 1978 - 1990, Cămpuchia không tham gia hợp tác Mê Công do tình hình bất ổn chính trị trong nước nên ba quốc gia còn lại là Lào, Thái Lan và Việt Nam đã thành lập Uỷ ban Lâm thời Mê Công. Trong giai đoạn quá độ này, với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Uỷ ban Lâm thời Mê Công đã tích cực đẩy mạnh hợp tác Mê Công trong khi chờ đợi sự trở lại của Cămpuchia. Và năm 1991 Cămpuchia đã trở lại tham gia hợp tác Mê Công.

Trước nhu cầu sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công ngày càng gia tăng cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu cấp bách về tăng cường hợp tác quản lý, phát triển bền vững, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước và các tài nguyên khác trong lưu vực sông Mê Công, trong bối cảnh Liên Hợp Quốc cũng đang triển khai xây dựng Khung thể chế về hợp tác giữa các quốc gia ven sông trong việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các nguồn nước quốc tế (Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào mục đích phi giao thông thuỷ), 4 quốc gia hạ lưu vực sông Mê Công đã đồng ý xây dựng Khung hợp tác mới.

Trải qua gần 4 năm đàm phán (1991 - 1994), với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế, ngày 5 tháng 4 năm 1995, tại Chiềng Rai - Thái Lan, đại diện có thẩm quyền của 4 quốc gia ven sông thuộc hạ lưu vực sông Mê Công gồm: Chính phủ Vương quốc Cămpuchia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tạo một dấu ấn lịch sử bằng việc ký kết Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (Hiệp định Mê Công 1995) và Nghị định thư về việc thành lập Ủy hội sông Mê Công quốc tế.

Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công và sự ra đời của MRC đã phản ánh nhận thức, cam kết mới của cả 4 quốc gia thành viên trước những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội trong khu vực, hướng tới xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới trong MRC quốc tế theo “tinh thần hợp tác Mê Công”. MRC có vai trò chủ yếu là thúc đẩy, hỗ trợ, hợp tác, điều phối phối hợp trong việc phát triển mọi tiềm năng vì lợi ích bền vững của tất cả các quốc gia ven sông và ngăn ngừa sử dụng lãng phí nước trong lưu vực sông Mê Công.

Tầm nhìn của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế là “một tổ chức lưu vực sông quốc tế có tầm cỡ thế giới, tự chủ về tài chính, nhằm giúp các quốc gia thành viên đạt được tầm nhìn của lưu vực” với mong muốn lưu vực sông Mê Công thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội và lành mạnh về môi trường. Tuy nhiên, về phía thượng nguồn sông Mê Công có 2 quốc gia là Trung Quốc và Myanmar không tham gia MRC mà chỉ tham gia là Đối tác đối thoại của MRC.

3/ Giai đoạn từ 2016 đến nay: Hợp tác sông Lan Thương - Mê Công (LMC):

Hợp tác Sông Lan Thương - Mê Công là nền tảng hợp tác tiểu vùng mô thức mới, do 5 nước lưu vực sông Mê Công và Trung Quốc cùng khởi xướng và xây dựng. Các bên tham gia nhất trí cho rằng: Hợp tác giữa 6 nước sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường hội nhập khu vực, đóng góp vào quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Ngày 23/3/2016, Hội nghị cấp cao hợp tác Lan Thương - Mê Công lần thứ nhất được tổ chức thành công tại thành phố Tam Á - Hải Nam với sự tham gia của 6 nước lưu vực sông Mê Công. Hội nghị lấy chủ đề là “Chung một dòng sông, gắn bó chung vận mệnh” thông qua Tuyên bố chung Tam Á, tuyên bố chính thức khởi động cơ chế LMC.

Hàng năm, Hội nghị cấp cao hợp tác Lan Thương - Mê Công đều diễn ra theo từng chủ đề mà các bên cùng quan tâm. Ngày 4/7/2022, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Lan Thương - Mê Công lần thứ 7 đã diễn ra tại Bagan, Myanmar với sự tham dự của các nước Cămpuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Hội nghị nhấn mạnh hợp tác LMC trong thời gian tới sẽ chú trọng các nội dung bao gồm:

- Phục hồi và phát triển kinh tế thông qua tăng cường kết nối, thương mại, kinh tế số, năng lực sản xuất, chuỗi cung ứng tự cường, tạo thuận lợi thương mại, thông quan.

- Quản lý thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên nước (bao gồm thúc đẩy đối thoại chính sách, trao đổi kỹ thuật và nâng cao năng lực trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững).

- Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn động vật hoang dã.

- Mở rộng hoạt động chia sẻ dữ liệu nguồn nước.

- Triển khai nghiên cứu chung và tăng cường hợp tác giữa Trung tâm hợp tác tài nguyên nước LMC và Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Công.

- Củng cố an ninh y tế, nhất là nâng cao khả năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, năng lực cho đội ngũ y tế và thúc đẩy hợp tác y học cổ truyền, giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động văn hoá, du lịch, truyền thông, thể thao, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

Thay cho lời kết:

Mục tiêu chính của MRC là thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong việc sử dụng, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan một cách bền vững, vì lợi ích chung của các quốc gia thành viên, cũng như phúc lợi của người dân trong lưu vực sông Mê Công.

Trong thời gian 65 năm qua, MRC đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển ở các nước thành viên, tăng cường hợp tác giữa các thành viên và với 2 nước thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar và nhiều đối tác quốc tế khác. Tuy nhiên, hợp tác Mê Công nói chung và vai trò của MRC đang đứng trước nhiều thách thức, cả do nguyên nhân chủ quan, khách quan, nên cần có sự cải tổ thực chất hơn nữa để đóng vai trò to lớn hơn.

Trung Quốc và Myanma là 2 nước ở thượng nguồn sông Mê Công, nhưng đến nay vẫn chỉ là Đối tác đối thoại, nếu 2 nước này gia nhập MRC, mục tiêu chia sẻ nguồn nước và sinh kế người dân thuộc lưu vực sông Mê Công sẽ trở nên hiện thực hơn.

(Đón đọc kỳ tới...)

TS. NGUYỄN HUY HOẠCH - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Link tham khảo:

1. https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/MRC-General-leaflets-Viet.pdf

2. http://www.vnmc.gov.vn

3. https://www.nature.org.vn/vn/tai-lieu/HoptacMekong

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động