RSS Feed for Thấy gì qua Quy hoạch điện 13 và 14 của Trung Quốc? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 05:32
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thấy gì qua Quy hoạch điện 13 và 14 của Trung Quốc?

 - Việc sử dụng năng lượng của Trung Quốc gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là mức độ phát tán khí thải gây ô nhiễm. Vậy, trong Quy hoạch điện 13 của quốc gia tỷ dân này đã giải quyết vấn đề nguồn cung điện năng cho phát triển, cũng như vấn đề môi trường và mất cân đối nguồn điện thế nào? Cải cách, định giá truyền tải, phân phối điện và triển khai thị trường giao ngay quốc gia ra sao...? Mục tiêu trọng tâm trong Quy hoạch điện 14 của quốc gia này là gì? Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Chính sách LNG của Trung Quốc, Nhật Bản, hàm ý cho Việt Nam Chính sách LNG của Trung Quốc, Nhật Bản, hàm ý cho Việt Nam

Phát triển năng lượng tái tạo là phù hợp với xu hướng của thế giới, nhưng không thể thay thế hoàn toàn điện từ năng lượng hóa thạch, vì vậy để đảm bảo phát triển bền vững, các chính sách đồng bộ thúc đẩy việc sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là rất cần thiết - điều này được tái khẳng định trong Nghị Quyết 55 của Bộ Chính trị. Đây cũng là xu thế của khu vực khi nhu cầu năng lượng tăng mạnh theo các hoạt động phát triển kinh tế. Ngoài những chính sách trong nước, bài viết cung cấp thông tin về một số chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản với tư cách là những quốc gia có kinh nghiệm trong việc nhập khẩu LNG, qua đó rút ra kinh nghiệm cho một thị trường tiềm năng như Việt Nam.

Quy hoạch điện 13 của Trung Quốc: Giải quyết vấn đề “mất cân đối” và cắt giảm điện ở mức “hợp lý”:

Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc, trong đó có quy hoạch năng lượng, hay còn gọi là Quy hoạch điện 13 (Energy 13FYP) là một trong những tài liệu chính thức được dư luận trong và ngoài nước Trung Quốc quan tâm bởi nó có tác động không nhỏ đến nguồn thải carbon.

Đầu tháng 7/2016, Economic Information Daily (Nhật báo Thông tin Kinh tế) - một tờ báo tài chính lớn của Trung Quốc đã đưa tin về chính sách của Chính phủ trung ương liên quan đến khí hậu và năng lượng, được dư luận xem là “sắp xảy ra”. Cụ thể hơn, báo cáo nêu ra các mục tiêu chính đang được các nhà hoạch định năng lượng xem xét.

Theo Sandra Retzer - Giám đốc Hiệp hội Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) thì Quy hoạch điện 13, hay Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc (FYP) về phát triển ngành điện (2016 - 2020) đã được Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia (NEA) và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) ban hành. Đây là lần đầu tiên kể từ 2002, Trung Quốc công bố một Energy 13FYP, hay Quy hoạch điện 13 cụ thể, được chính phủ ưu tiên để thay đổi sâu rộng trong ngành điện năng.

Energy 13FYP dự đoán sẽ tiếp tục thừa công suất và tốc độ tăng trưởng phi mã này sẽ được phanh lại trong 5 năm tới. Điều này mang đến một cơ hội vàng, cho phép không tăng giá điện cho người dùng cuối cùng. Trong kế hoạch trước đó, giai đoạn 2011 đến 2015, quốc gia tỷ dân này đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể từ các mối đe dọa mất điện sang tình trạng thừa công suất điện. Nhưng công suất năng lượng tái tạo, nhất là quang điện (PV) và gió lại có mức tăng chậm lại, lần lượt là 34,3% và 168,7% tương ứng. Mặt trái của sự phát triển mất cân đối “thừa hóa thạch, thiếu tái tạo” dẫn đến tình trạng lãng phí năng lượng tại các tỉnh giàu tài nguyên như Tân Cương và Cam Túc. Hậu quả, buộc Trung Quốc phải cắt giảm điện năng ở hai tỉnh này là 38% và 43%. Mức cắt giảm điện gió và năng lượng mặt trời trung bình trên toàn quốc trong năm 2015 lần lượt là 15% và 13%. Điều này gây ra rất nhiều áp lực cho Chính phủ Trung Quốc và tổng thể trong Energy 13 FYP đã đưa ra mục tiêu rõ ràng là cắt giảm điện ở mức “hợp lý” - 5%.

Trong khi cắt giảm năng lượng tái tạo thì Trung Quốc lại đưa ra quyết định ưu tiên sản xuất than, ưu tiên lượng tái tạo dưới mức tối ưu, thiếu nâng cấp cơ sở hạ tầng lưới điện và giải quyết vấn đề thừa công suất. Chính phủ Trung Quốc còn phải đối mặt trước áp lực cải thiện việc tích hợp điện gió và mặt trời vào lưới điện thông qua việc lựa chọn tốt hơn để hạn chế tắc nghẽn lưới điện, thiết kế thị trường điện thông minh và ứng dụng các công nghệ cho phép như lưu trữ năng lượng...

Cùng với các chính sách hỗ trợ, Energy 13FYP còn trọng tâm đến một loạt các quá trình cải cách, thí điểm địa phương và khu vực trong việc định giá truyền tải và phân phối điện, triển khai thị trường giao ngay quốc gia vào năm 2020, mở cửa cho ngành sản xuất và bán lẻ điện cạnh tranh cũng như hình thành các thị trường dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện. Energy 13FYP còn nhấn mạnh đến một mục tiêu rõ ràng là tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý phía cầu nhằm cân bằng cung - cầu về điện.

Energy 13FYP đưa ra các mục tiêu rõ ràng để thông tắc các điểm nghẽn:

Mục tiêu 1: Tăng cường các hành lang truyền tải điện đường dài xuyên vùng, tập trung giải quyết ách tắc truyền tải điện từ các vùng giàu tài nguyên năng lượng ở phía Bắc và phía Tây đến các trung tâm phụ tải ở phía Đông, có tính đến yêu cầu phía nhu cầu và khả năng của các vùng tiếp nhận để hấp thụ điện năng.

Mục tiêu 2: Tối ưu hóa đường trục lưới điện khu vực và kết nối liên thông nhằm tăng cường sử dụng tiềm năng linh hoạt hiện có giữa các tỉnh và khu vực.

Mục tiêu 3: Nâng cấp lưới điện phân phối và xây dựng cơ sở hạ tầng lưới điện thông minh tạo điều kiện giao tiếp hai chiều giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị điện.

Mục tiêu 4: Xây dựng mới 92.000 km đường dây điện xoay chiều “500 kV trở lên” với công suất 920 triệu kVA.

Mục tiêu 5: Tăng công suất truyền tải điện từ “Tây sang Đông” thêm 130 GW để đạt tổng công suất 270 GW.

Mục tiêu 6: Tăng công suất truyền tải năng lượng tái tạo xuyên tỉnh của các vùng phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc lên hơn 40 GW.

Hành động khí hậu và các cam kết quốc tế của Trung Quốc sẽ có tác động tích cực hơn đến quá trình chuyển đổi năng lượng. Cụ thể, quốc gia này đặt mục tiêu phát thải cao nhất vào năm 2030 và sản xuất ít nhất 20% tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp từ các nguồn không carbon.

Ngày nay, các nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc là một trong những loại nguồn hiệu quả nhất, và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế khỏi các ngành thâm dụng năng lượng (thép, xi măng…) đang mang lại kết quả là nhu cầu điện tăng thấp hơn.

Tuy nhiên, 41,5% công suất bổ sung dự kiến trong Energy 13 FYP vẫn xuất phát từ điện than, lên đến 200 GW. Ở khía cạnh tích cực, Chính phủ đã đặt ra giới hạn ràng buộc là 1.100 GW trên tổng công suất phát điện than vào năm 2020, tăng từ 942 GW vào cuối năm 2016. Trước tình trạng dư thừa năng lượng phát điện và thực tế là số giờ đầy tải cần phải giảm, việc sử dụng hàng năm của đội tàu than của Trung Quốc đã giảm từ tỷ lệ 61% trong giai đoạn 2001 - 2011 xuống 47,5% vào năm 2016. Điều này có thể khiến Quy hoạch điện của Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn Energy 14FYP mới.

Nhìn từ bên ngoài, nỗ lực của Trung Quốc đáng được ghi nhận vì đã chuyển từ quy hoạch tập trung kém hiệu quả sang cơ chế thị trường linh hoạt. Đây là kế hoạch cải cách thị trường điện đã nằm trong nghị sự của Chính phủ Trung Quốc kể từ cuộc cải cách năm 2002. Tuy nhiên, việc thực hiện cải cách cho thấy nó không hề dễ dàng. Lợi ích của những người đương nhiệm có quyền lực (đặc biệt là nhà điều hành lưới điện quốc gia), tích hợp theo chiều dọc rộng rãi, quy mô thị trường tuyệt đối với lưới điện lại bị phân mảnh, tạo ra những rào cản đáng kể trong việc tự do hóa thị trường điện và tạo ra động lực cạnh tranh mới.

Quy hoạch điện 14: Trọng tâm an ninh năng lượng và năng lượng sạch:

Theo Reuters, trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (14th Five-Year Plan) được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua tháng 3/2021, Trung Quốc đã vạch ra các chính sách về năng lượng và khí hậu cho thập kỷ tới, đây là một phần mở rộng của chiến lược hiện tại chứ không phải là một quy hoạch hoàn toàn mới.

Kế hoạch 5 năm đề nghị Chính phủ “xây dựng kế hoạch hành động để đạt mức cao nhất về phát thải carbon trước năm 2030” và “cố gắng để đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060”.

Đề cập đến kế hoạch này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực năng lượng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc như sau: “Trung Quốc sẽ xây dựng một ngành năng lượng sạch, ít carbon, an toàn và hiệu quả cho xã hội văn minh sinh thái trong tương lai”.

Theo đánh giá của giới phân tích năng lượng, cốt lõi của quy hoạch mới là giảm tiêu thụ năng lượng lãng phí, tăng cường hiệu quả, cải thiện an ninh năng lượng và hạn chế ô nhiễm để đáp ứng quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa của Trung Quốc. “Một trong những yếu tố hạn chế chính trong nỗ lực nâng cao mức sống, hiện đại hóa và tham vọng trở thành cường quốc của Trung Quốc là tình trạng thiếu năng lượng triền miên” - nữ chuyên gia sử học kinh tế Elspeth Thomson viết trong cuốn lịch sử toàn diện, tựa đề “Ngành Than Trung Quốc” ấn hành mới đây.

Trung Quốc có nguồn tài nguyên than dồi dào và dễ thu hồi gần bề mặt, đặc biệt là ở phía Bắc, tập trung quanh tỉnh Sơn Tây. Do đó, nhập khẩu dầu và khí đốt ngày càng trở thành gánh nặng đối với cán cân thanh toán của đất nước, cũng như là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Việc phát hiện và phát triển các mỏ dầu khổng lồ Đại Khánh và Shengli vào những năm 1960 đã hứa hẹn một thời gian ngắn sẽ chấm dứt sự phụ thuộc quá lớn của đất nước vào than, và thậm chí biến Trung Quốc thành một nước xuất khẩu dầu lớn.

Năm 1993, Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu dầu ròng khi tiêu thụ nội địa vượt xa sản xuất trong nước, khoảng cách này đã tăng dần kể từ đó. Vì lý do tương tự, Trung Quốc cũng đã trở thành một trong những nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, dựa vào nhập khẩu để đáp ứng hơn 40% nhu cầu trong nước. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc và quốc tế hiểu rõ các vấn đề đối với việc dựa vào than làm nguồn năng lượng chính, ít nhất là từ những năm 1980.

Đóng góp của than vào ô nhiễm không khí đô thị, mưa axit và biến đổi khí hậu đã được phân tích sâu rộng trong một báo cáo mang tính bước ngoặt, có tên “Trung Quốc: Các vấn đề và lựa chọn phát triển dài hạn” do Ngân hàng Thế giới công bố năm 1985. Ấn phẩm cảnh báo, cho đến gần đây Trung Quốc phụ thuộc vào than để sản xuất hơn 70% tổng năng lượng của cả nước, điều này đã cầm chân Trung Quốc chuyển sang khí đốt sạch hơn và nhiên liệu tiện lợi hơn so với các quốc gia ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Đặc điểm nổi bật khác của hệ thống năng lượng Trung Quốc là mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ trên một đơn vị sản lượng công nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội cao hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác từ giữa thập niên 80. Phần lớn năng lượng đó đến từ việc đốt than, hoặc để sản xuất nhiệt, hoặc sản xuất điện.

Trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế Trung Quốc có tỷ trọng sản lượng công nghiệp trong GDP cao bất thường, thay vì dịch vụ, và chuyên về các ngành sử dụng nhiều năng lượng như thép, hóa chất, xi măng. Nhưng ngay cả khi cho phép quốc gia này thiên vị công nghiệp nặng, tiêu thụ năng lượng cũng cực kỳ kém hiệu quả do quy mô nhỏ của nhiều nhà máy công nghiệp, sử dụng thiết bị lạc hậu, thực hành vận hành kém và thiếu kiểm soát chi phí.

Kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa vào năm 1978, chính sách của Chính phủ đã đặt ưu tiên cao vào việc kiềm chế sự gia tăng tiêu thụ năng lượng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Một số cải thiện phản ánh sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ, nhưng đã có những lợi ích thực sự về hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực sản xuất.

Những năm 1980, cuộc di cư lớn từ các vùng nông thôn lên thành phố, kết hợp với việc sử dụng bếp để đun nấu và sưởi ấm đã gây ra các vấn đề nghiêm trọng về khói bụi đô thị, đặc biệt là ở các thành phố phía Bắc. Chính phủ sau đó đã khuyến khích sử dụng khí đốt đóng chai và dầu hỏa, cũng như khí đốt được sản xuất từ than đá (khí hóa than), sau đó chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên theo đường ống để giảm ô nhiễm đô thị. Các tổ máy phát điện nhỏ hơn, cũ và kém hiệu quả đã được thay thế bằng các tổ máy lớn hơn, tiên tiến hơn, hiệu quả hơn, được trang bị công nghệ xử lý ô nhiễm.

Về hầu hết các khía cạnh, chiến lược được nêu trong 14th Five-Year Plan là sự mở rộng các chính sách đã có trước đây và giảm tỷ trọng của nhiên liệu hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng; cắt giảm ô nhiễm không khí; tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.

Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã nhiệt tình chấp nhận năng lượng không phát thải từ gió, năng lượng mặt trời, thủy điện, điện hạt nhân, cũng như điện khí hóa hệ thống năng lượng và giao thông, vì nó mang lại cơ hội giảm sự phụ thuộc vào than đá. Trung Quốc từ lâu là nhà sản xuất thủy điện và năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới vì có một hạ tầng thuận lợi. Nếu việc thúc đẩy các nguồn năng lượng “phi hóa thạch” và cắt giảm khí thải sẽ cho phép Trung Quốc có được lợi ích ngoại giao, rằng họ đang nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu. Xa hơn, nó sẽ hậu thuẫn cho việc phát triển kinh tế đất nước ngay cả khi Chính phủ không quan tâm đến biến đổi khí hậu.

Nếu 14th Five-Year Plan được phân tích từ quan điểm của Trung Quốc, thay vì quan điểm của phương Tây, thì rõ ràng nhu cầu cung cấp ngày càng nhiều năng lượng an toàn, giá cả phải chăng và không gây ô nhiễm để đảm bảo tiếp tục tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống là trọng tâm của kế hoạch. Đây cũng là cốt lõi của các kế hoạch kể từ đầu những năm 80 ở thế kỷ trước.

Đánh giá về 14th Five-Year Plan, cổng thông tin Chinaenergyportal của của Chính phủ Trung Quốc (số tháng 6/2021) cho rằng: Quá trình chuyển đổi xanh của Trung Quốc đã tăng tốc trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020), nhưng việc sử dụng nhiều năng lượng và than vẫn chưa khắc phục được. Vì vậy 14th Five-Year Plan sẽ có nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris, giữ cho toàn cầu biến đổi khí hậu dưới 2 độ C, 14th Five-Year Plan sẽ rất quan trọng để giữ lượng khí thải carbon trong phạm vi toàn cầu về carbon.

Thứ hai: Một trong những chủ đề chính sẽ được giải quyết trong 14th Five-Year Plan là làm thế nào để đảm bảo cung cấp năng lượng trong khi không phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu đắt tiền. Năng lượng tái tạo có thể là một trong những giải pháp chính để đảm bảo an ninh nguồn cung cấp, đặc biệt là chi phí năng lượng gió, điện mặt trời và các giải pháp lưu trữ năng lượng tiếp tục giảm.

Thứ ba: Tìm giải pháp cho tương lai của các nhà máy điện than hiện tại sẽ rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng: Vai trò mới của điện than sẽ linh hoạt hơn.

Thứ tư: Về carbon, Bộ Sinh thái và Môi trường (MEE) đã đưa ra các nghiên cứu bao gồm khả năng thiết lập mức trần đối với CO2 khí thải. Hiện tại, các mục tiêu quốc gia tập trung vào cường độ carbon, một số tỉnh sẽ có giới hạn tiêu thụ than.

Thứ năm: Vai trò của khí tự nhiên trong việc cung cấp năng lượng sẽ là một trong những chủ đề quan trọng của 14th Five-Year Plan.

Thứ sáu: Việc phát triển thị trường điện hiệu quả là ưu tiên hàng đầu đối với tích hợp năng lượng tái tạo và thúc đẩy thương mại điện giữa các các tỉnh. Hiện tại một số thị trường thí điểm đang được tiến hành.

Thứ bảy: Hiệu quả năng lượng có vai trò quan trọng trong việc giảm cường độ carbon, nhưng tham vọng trong lĩnh vực này vẫn chưa rõ ràng./.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

(THEO: DIPLOMAT/REUTERS/CEO/KUE-6/2021)


Link tham khảo:

1/ https://thediplomat.com/2016/08/chinas-5-year-plan-for-energy/

2/ https://www.linkedin.com/pulse/chinas-13th-five-year-plan-fyp-power-sector-2016-2020-sandra-retzer

3/ https://www.reuters.com/article/us-column-china-energy-kemp-idUSKBN2BB1Y1

4/ https://chinaenergyportal.org/wp-content/uploads/2019/09/GIZ_14th-Five-Year-Plan-and-energy-sector-expert-commentary-Special-Infographic.pdf

5/ https://kleinmanenergy.upenn.edu/news-insights/chinas-14th-five-year-plan-energy-policy-prospects-and-contradictions/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động