RSS Feed for Ngành năng lượng cần làm gì để ‘kìm chân’ trái đất nóng lên ở ngưỡng 1,5 độ C? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 14/01/2025 13:17
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ngành năng lượng cần làm gì để ‘kìm chân’ trái đất nóng lên ở ngưỡng 1,5 độ C?

 - Nhằm đạt mục tiêu Thỏa thuận chung Paris 2015 và COP26, cộng đồng thế giới cũng như ngành năng lượng nói riêng đang có nhiều việc phải làm. Bốn vấn đề được chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây cho thấy ngành năng lượng đang phải đối mặt với những trở ngại không hề nhỏ.
Thấy gì qua lộ trình toàn cầu về chuyển đổi năng lượng sạch vào năm 2030? Thấy gì qua lộ trình toàn cầu về chuyển đổi năng lượng sạch vào năm 2030?

Tại Hội nghị biến đổi khí hậu 2021 (COP26) vừa được tổ chức tại Anh, Liên Hợp quốc đã công bố lộ trình toàn cầu về chuyển đổi năng lượng sạch (NLS) vào năm 2030. Mục tiêu nhằm hướng tới phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Lộ trình 5 bước ngành năng lượng hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050 Lộ trình 5 bước ngành năng lượng hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050

Nhằm hạn chế tác động tồi tệ do biến đổi khí hậu gây ra, sớm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và đề xuất do COP26 nhằm đưa khí thải ròng về 0, hay Net Zero, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố lộ trình và giải pháp 5 bước để đạt mục tiêu này. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu? COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu?

Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, hay còn gọi là Hội nghị Các bên (COP) tham gia Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (nay là Hiệp định Paris 2015) lần thứ 26, đúng ra phải được tổ chức năm 2020. Nhưng đại dịch Covid-19 đã đẩy lùi Hội nghị sang năm nay, vẫn tại Thành phố Glasgow của xứ Scotland, nước Anh. Hội nghị dự tính kéo dài từ 31/10 đến ngày 12/11, với chương trình nghị sự đồ sộ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.


1. Chúng ta dựa vào nhiên liệu hóa thạch nhiều đến mức nào?

Việc quay lưng lại với than, dầu và khí đốt sẽ là bước quan trọng đầu tiên để hướng tới trung hòa carbon. Tuy nhiên, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổ hợp năng lượng vẫn tăng chậm.

Theo Báo cáo thống kê Năng lượng Thế giới 2021 (Statistical Review of World Energy) của Tập đoàn dầu khí Anh BP, các quốc gia dẫn đầu khu vực hiện nay về tiêu thụ năng lượng từ các nguồn tái tạo có Na Uy ở châu Âu với 70%, Brazil ở châu Mỹ với 46%, New Zealand ở châu Á và Thái Bình Dương (37%), Maroc ở châu Phi (8%) và Israel ở Trung Đông (5%).

Trong khi đó, các quốc gia như: Saudi Arabia, Algeria, Trinidad và Tobago, và Turkmenistan vẫn dựa vào nhiên liệu hóa thạch cho hơn 99%. Với mức 93%, Ba Lan tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch cao nhất ở châu Âu.

Theo Global Energy Monitor - tổ chức phi chính phủ về năng lượng có trụ sở tại San Francisco - Mỹ: Điểm nóng của các nhà máy nhiệt điện than lại nằm ở những nơi khác. Trong số 6.593 nhà máy dùng than, Trung Quốc có 2.990, tiếp theo là Ấn Độ (855) và Mỹ (498). Ba vị trí hàng đầu nói trên hiện đã cam kết cùng nhau cho “nghỉ hưu” và hủy bỏ 3.700 nhà máy nhiệt điện than từ năm 2000. Còn theo tổ chức phân tích khí hậu Climate Analytics có trụ sở tại Berlin - Đức: Để đạt được mục tiêu như trong Hiệp định Paris, thế giới cần nhanh chóng loại than đá nhanh chóng, giảm khoảng 80% so với mức của năm 2020 (khoảng 9.300 TWh) xuống 1.700 TWh trước khi kết thúc thập kỷ thứ 2 này.

2. Năng lượng để sưởi ấm và điện đến từ đâu?

Mức tiêu thụ năng lượng tổng thể được chia thành ba lĩnh vực chính: Sử dụng cho giao thông, điện và sưởi ấm. Theo phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhiệt là mục đích sử dụng năng lượng lớn nhất. “Cung cấp hệ thống sưởi cho gia đình, công nghiệp và các ứng dụng khác, chiếm khoảng một nửa tổng năng lượng tiêu thụ”. Hiện tại, khoảng 10% nhiệt được sản xuất từ ​​các nguồn tái tạo và IEA dự đoán tỷ lệ này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.

Trong các tòa nhà chung cư cho thuê, việc lựa chọn nguồn năng lượng sử dụng để sưởi ấm không phải lúc nào cũng được lựa chọn, nhưng người tiêu dùng thường có sự lựa chọn khi tìm nguồn cung cấp điện. Các khu vực như châu Phi (22%), nhất là Nam Mỹ (66%) năng lượng cho sưởi ấm có giá tốt hơn nhiều, đặc biệt khi cả ba khu vực đều sản xuất ra lượng năng lượng tương tự nhau. Sản xuất điện cũng liên quan đến quá trình chuyển đổi ngành giao thông vận tải tới một tương lai phi carbon. Xe điện sẽ không thân thiện với khí hậu nếu năng lượng dùng để sạc chúng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch.

3. Lĩnh vực giao thông đang thay đổi như thế nào để thích ứng với năng lượng sạch?

Phải nói ngay rằng, tiến độ trong lĩnh vực giao thông tương đối chậm. Trong khi doanh số bán xe nói chung đang giảm, thì phần lớn số xe bán ra vẫn là xe động cơ đốt trong. Trong số 66 triệu xe ô tô bán ra vào năm 2020, chỉ 4,3% (gần ba triệu xe) là xe điện. Đối với các phương tiện giao thông gây ô nhiễm khác, chẳng hạn như hàng không - chiếm 2,5% tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu - chưa có giải pháp thay thế đáng chú ý nào.

Hãng Airbus cho biết, họ đang có kế hoạch phát triển một loại máy bay không phát thải khí thải cho các chuyến du lịch thương mại, nhưng sớm nhất cũng phải vào năm 2035.

4. Đầu tư cho năng lượng tái tạo đang đứng ở đâu?

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trong những năm gần đây, thế giới đã thu hút được nhiều đầu tư hơn cho năng lượng tái tạo, cao hơn so với nhiên liệu hóa thạch hoặc hạt nhân.

BloombergNEF - nhà cung cấp nghiên cứu chiến lược hàng đầu thế giới về lộ trình cho các ngành năng lượng sạch, giao thông, công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp cho biết: Đầu tư vào năng lượng tái tạo toàn cầu đã tăng 2% lên 303,5 tỷ USD vào năm 2020, năm thứ bảy tăng liên tục, trong đó các khoản đầu tư vượt 250 tỷ USD. Khoảng 20% ​​các nhà đầu tư đã đầu tư gián tiếp thông qua quỹ vào năng lượng tái tạo trong hai thập kỷ trở lại đây, nhưng trực tiếp vào các dự án chỉ chiếm 1%.

Hiện nay, hơn bao giờ hết, các nhà đầu tư ở mọi quy mô đều nhận thức được sự cần thiết phải xem xét đến khủng hoảng khí hậu và chuyển đổi năng lượng khi triển khai vốn. Do đó, sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với phát triển năng lượng tái tạo đã tăng lên đáng kể. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhận thức được rủi ro khí hậu, từ đó ra các quyết định đầu tư của mình cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Ấn bản lần thứ 57 có tên Renewable Energy Country Attractiveness Index (Chỉ số hấp dẫn quốc gia về năng lượng tái tạo, gọi tắt RECAI) của Công ty tư vấn Anh Ernst & Young Global Limited (EY) cho thấy: Ngày càng có nhiều nhà đầu tư mong muốn cung cấp vốn dài hạn cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) thì các khoản đầu tư hàng năm hiện nay, trực tiếp và thông qua các quỹ tập trung đã lên tới 12 tỷ USD hàng năm. Con số này của IRENA được dựa trên một nghiên cứu ở hơn 5.800 quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, quỹ tài sản đang được quản lý có tích sản lên tới 87 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo Kịch bản chính sách cụ thể của IEA, khoảng 7,7 tỷ USD Mỹ đã được cam kết cho năng lượng tái tạo, nhưng theo Kịch bản Phát triển Bền vững (SDS) thì phải cần đến 12,9 tỷ USD mới ổn, khoản thiếu hụt cần sớm được lấp đầy không hề nhỏ.

Ngay sau khi Hội nghị về biến đổi khí hậu của LHQ 2021 (hay COP26) kết thúc, các quốc gia trên toàn cầu đã cam kết hành động để mang lại tương lai tươi sáng cho mọi người. Cam kết trên sẽ trở thành nền tảng của những gì được huy động hàng năm. Hy vọng, các ngân hàng đa phương, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới, sẽ sớm chấm dứt tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch, còn các quốc gia phát triển sẽ đóng góp thêm tài chính để giúp các nước phát triển cùng hành động cho mục tiêu “kìm chân” nhiệt độ trái đất ở 1,5 độ C có thể về đích như đã đề ra./.

KHẮC NAM - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM (THEO: DW/EYC-11/2021)

Link tham khảo:

1/ https://www.dw.com/en/net-zero-by-2050-9-charts-showing-the-worlds-progress/a-59684637

2/ https://www.ey.com/en_gl/recai/how-climate-risk-is-driving-institutional-investment-in-renewables

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động