RSS Feed for Net Zero của nước Mỹ đang ở đâu và khi nào có đột biến giảm? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 08:45
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Net Zero của nước Mỹ đang ở đâu và khi nào có đột biến giảm?

 - Nước Mỹ đứng thứ nhì thế giới về công suất và sản lượng điện hàng năm, cũng là nước phát thải CO2 thứ hai (sau Trung Quốc). Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vừa ra báo cáo về ngành điện nước Mỹ năm 2022, dày 237 trang, với rất nhiều bảng và các con số. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin tóm tắt và bình luận một số nội dung chính của báo cáo này để bạn đọc cùng tham khảo.
Một số câu hỏi còn bỏ ngỏ trong ‘chuyển đổi năng lượng công bằng’ Một số câu hỏi còn bỏ ngỏ trong ‘chuyển đổi năng lượng công bằng’

Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những cơ chế tài chính cao cấp nhất được thiết kế để chuyển tiền từ các nền kinh tế giàu có sang một số nước đang phát triển, hướng tới mục đích loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Năm 2021, Nam Phi đã ký thỏa thuận đầu tiên và hiện nay đã có một số quốc gia khác đang bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm chạp và đầy rủi ro chính trị. Câu hỏi đặt ra là: Liệu những kế hoạch “hoàn hảo” như vậy có đủ toàn diện, hiệu quả và kịp thời để biến cam kết thành hiện thực? (Tổng hợp của CTV Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Chuyển dịch năng lượng nhìn từ Quy hoạch điện VIII của Việt Nam Chuyển dịch năng lượng nhìn từ Quy hoạch điện VIII của Việt Nam

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Nhu cầu trong tương lai, nguồn cung cấp nhiên liệu, phát triển nguồn điện và khung pháp lý về năng lượng là các yếu tố chính trong Quy hoạch điện VIII cần xem xét trong quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.

Công suất đặt ở Mỹ vào mùa hè năm 2022 đạt 1.161 GW. Công suất lớn nhất thuộc về điện khí (504 GW). Giá khí tự nhiên ở nước Mỹ đã từng rất rẻ, năm 2020 trung bình 2,4 USD/MMBTU (triệu BTU), nhưng năm 2022 tăng lên 7,21 USD/MMBTU do nhu cầu khí cả thế giới tăng vọt. Dù vậy, điện khí ở Mỹ vẫn là chủ lực và cạnh tranh hơn so với điện than và điện hạt nhân.

Điện năng lượng tái tạo (NLTT) đứng thứ hai, với tổng công suất điện gió, mặt trời là 226 GW.

Điện than đứng thứ ba, với công suất 189 GW, giảm mạnh so với 310 GW hồi năm 2012. Đà giảm của công suất điện than đang thách thức ngành năng lượng quốc gia này, bởi giá than ổn định hơn nhiều so với giá khí tự nhiên và dầu mỏ.

Net Zero của nước Mỹ đang ở đâu và khi nào có đột biến giảm?
Net Zero của nước Mỹ đang ở đâu và khi nào có đột biến giảm?

Qua đồ thị công suất đặt các nguồn điện tại Mỹ từ năm 2012 đến nay ta thấy: Điện khí tăng mạnh nhất. Điện than giảm rõ rệt. Nhưng tổng điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch hầu như không đổi. Điện hạt nhân, sinh khối, điện dầu không thay đổi nhiều lắm. Thậm chí công suất điện hạt nhân còn giảm, vì nước Mỹ xây một nhà máy điện hạt nhân rất lâu, trong khi các lò phản ứng chủ yếu xây dựng những năm 1960 nay đã sắp hết vòng đời dự án nên đang và sẽ bị dừng vận hành hàng loạt. Nguồn điện gió và mặt trời tăng, nhưng tốc độ chưa đủ lớn để cạnh tranh với điện khí.

Sản lượng điện nước Mỹ sản xuất trong năm 2022 là 4.230 tỷ kWh, cao nhất kể từ năm 2012 và tăng 2,9% so với năm 2021. Năm 2020 sản lượng điện có giảm do Covid. Tương tự, điện năng lượng hóa thạch (bao gồm điện khí, than, dầu) giảm vào năm 2020, nhưng sau đó lại tăng trở lại.

Net Zero của nước Mỹ đang ở đâu và khi nào có đột biến giảm?

Tỷ lệ năng lượng hóa thạch chiếm 60% tổng sản lượng điện, tiếp theo đó là hạt nhân và NLTT (bao gồm điện gió và mặt trời). So sánh giữa tỷ lệ công suất đặt và sản lượng thể hiện xu thế chung của ngành điện. Cụ thể, điện hạt nhân có sản lượng/công suất cao nhất, sau đó là điện từ nhiên liệu hóa thạch.

Net Zero của nước Mỹ đang ở đâu và khi nào có đột biến giảm?

Giá điện trung bình cả nước Mỹ tăng đều từ năm 2012 đến nay, không có năm nào giảm. Cao nhất là giá bán lẻ điện sinh hoạt, trung bình năm cả nước Mỹ là 15,04 cent/kWh, tương đương 3.680 VNĐ/kWh. Sau đó là giá điện thương mại và thấp nhất là điện dành cho công nghiệp. Giá điện ở Mỹ gần như thả nổi theo thị trường, nên các bang với điều kiện nguồn điện khác nhau có giá chênh lệch rất lớn.

Net Zero của nước Mỹ đang ở đâu và khi nào có đột biến giảm?

Giá điện trung bình năm 2022 của từng bang, được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Bang Washington (không phải là Thủ đô Washington DC) có nhiều nguồn thủy điện nên giữ được giá thấp. Bang Hawaii (ngoài hải đảo), không có tài nguyên dầu khí, nhập khẩu dầu để phát điện và tận dụng NLTT (chiếm khoảng 35% sản lượng điện) nên có giá điện cao nhất.

Bang

Giá điện sinh hoạt trung bình năm 2022, cent/kWh

Bang

Giá điện sinh hoạt trung bình năm 2022, cent/kWh

Washington

10,26

New Mexico

13,84

Idaho

10,37

Ohio

13,85

Nebraska

10,79

Florida

13,90

Utah

10,84

Kansas

13,99

North Dakota

10,92

District of Columbia

14,18

Wyoming

11,09

Colorado

14,19

Montana

11,33

Minnesota

14,25

Oregon

11,42

Alabama

14,25

North Carolina

11,62

Maryland

14,46

Missouri

11,74

Indiana

14,59

Arkansas

12,05

Wisconsin

15,62

South Dakota

12,09

Illinois

15,65

Tennessee

12,25

Pennsylvania

15,94

Mississippi

12,41

New Jersey

16,74

Oklahoma

12,44

Michigan

17,86

Kentucky

12,91

Vermont

19,93

Louisiana

12,93

New York

22,08

Arizona

13,02

Maine

22,44

Iowa

13,15

Alaska

23,10

West Virginia

13,23

Rhode Island

23,21

Virginia

13,34

Connecticut

24,61

South Carolina

13,59

New Hampshire

25,46

Delaware

13,71

California

25,84

Texas

13,76

Massachusetts

25,97

Nevada

13,78

Hawaii

43,03

Georgia

13,80

Trung bình Mỹ

15,04

Tự do hóa thị trường điện cũng dẫn đến những kỷ lục về giá. Bang Texas có giá điện trung bình năm ở nhóm trung bình, có các nguồn nhiên liệu phát điện phong phú, nhưng thị trường hoàn toàn không có điều tiết. Ngày 25/8/2023 giá điện bán buôn trên lưới điện ERCOT của bang Texas đạt kỷ lục 1.606 USD/MWh, tương đương 39.000 VNĐ/kWh. Giá cao xảy ra một ngày, nhưng ngày trước và sau đó giá điện cũng bị đẩy lên.

Với tỷ lệ điện từ năng lượng hóa thạch cao tới 60% và giảm rất chậm, trong khi tổng cầu điện vẫn tăng, do đó, chúng tôi cho rằng: Nước Mỹ khó có đột biến về cắt giảm phát thải khí nhà kính từ nay đến 2030 và thậm chí tới 2040./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Nguồn: US Energy Information Administration, Electric Power Annual 2022, October 2023, Washington DC. Bản PDF.

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động