Marubeni tiến vào chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
15:34 | 30/06/2024
Điện gió ngoài khơi Việt Nam (tháng 6/2024): Các thách thức và giải pháp chính sách Điện gió ngoài khơi trên thế giới đã, đang và sẽ được đầu tư phát triển rất nhanh. Tính đến năm 2023 là 75 GW và có thể đạt 500 GW công suất lắp đặt vào năm 2040, 1.000 GW vào năm 2050. Việt Nam có tiềm năng kinh tế - kỹ thuật điện gió ngoài khơi trên 600 GW, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm phát triển, đầu tư các dự án. Bài báo dưới đây của TS. Dư Văn Toán [*] viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đánh giá thuận lợi, cũng như khó khăn, thách thức mang tính pháp lý trong quá trình thúc đẩy điện gió ngoài khơi ở nước ta. |
Ông Yudai Kato, Tổng Giám đốc Công ty Marubeni Asian Power Việt Nam của Tập đoàn Marubeni và ông Kim Hyo Tae, Tổng giám đốc Doosan Vina ký kết MOU. |
Tham dự lễ ký kết Biên bản ghi nhớ có ông Hyotae Kim, Tổng giám đốc Công ty TNHH Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina) cùng các đại diện từ văn phòng Doosan Enerbility tại Hà Nội và Công ty TNHH Marubeni Asian Power Việt Nam.
Tại buổi lễ, ông Kawamura nhấn mạnh: Marubeni rất quan tâm đến phát triển năng lượng xanh và bền vững. Do đó, điện gió ngoài khơi sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược của Marubeni. Đặc biệt đối với Việt Nam - nền kinh tế đang phát triển nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực Đông Nam Á và nhu cầu điện năng cũng dự kiến sẽ tăng đáng kể và liên tục. Xét đến cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về Mục tiêu Net-Zero vào năm 2050, vai trò của các dự án điện gió ngoài khơi là cần thiết cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và đạt được cam kết Net-Zero.
Marubeni với 50 năm hoạt động trong lĩnh vực điện lực tại Việt Nam, có hiểu biết sâu sắc về ngành điện lực Việt Nam và cùng với kinh nghiệm thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi trên toàn thế giới, mong muốn đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam và chính sách của Chính phủ.
Tham dự lễ ký kết còn có đại diện hai tập đoàn, văn phòng hai công ty tại Việt Nam để triển khai hợp tác ở Việt Nam. |
Sau khi ký kết biên bản ghi nhớ, Marubeni và Doosan Vina sẽ cùng nghiên cứu và đánh giá khả năng hợp tác tại Việt Nam.
Doosan Vina có kế hoạch sản xuất móng trụ đơn cho tua bin gió và các thành phần khác cho trang trại gió ngoài khơi tại nhà máy, với diện tích 100 ha của Doosan Vina, tỉnh Quảng Ngãi.
Marubeni cũng có ý định tìm kiếm và mở rộng hợp tác với các nhà sản xuất trong nước khác có năng lực để nội địa hóa sản xuất thiết bị tại Việt Nam, nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Về Marubeni:
Marubeni là tập đoàn thương mại và đầu tư hàng đầu có trụ sở tại Tokyo, được thành lập từ năm 1858 với lịch sử hơn 160 năm. Marubeni sản xuất, đầu tư và cung cấp dịch vụ trong nhiều lĩnh vực như: Dệt may, công nghệ thông tin, kim loại và khoáng sản, năng lượng, dự án hạ tầng; hàng không vũ trụ và Tàu thủy; tài chính, bất động sản; xây dựng, máy móc công nghiệp...
Trong lĩnh vực năng lượng, Marubeni là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới với kinh nghiệm rộng rãi trong việc phát triển, xây dựng và vận hành các dự án điện. Tổng công suất phát điện toàn cầu của Marubeni là 36.534 MW, trong đó công suất ròng là 11.560 MW (tính đến cuối tháng 3 năm 2024).
Tại Việt Nam, Marubeni là nhà thầu EPC cho 11 nhà máy điện lớn và đầu tư vào dự án BOT Nghi Sơn 2 (1.200 MW) đã vận hành thương mại (COD) từ năm 2022; dự án điện khí Ô Môn 2 (1.050 MW) đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán khí/điện với PVN và EVN; dự án điện khí LNG Quảng Ninh (1.500 MW) đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang chuẩn bị trình Báo cáo nghiên cứu khả thi lên Bộ Công Thương phê duyệt.
Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Marubeni đã đầu tư phát triển hơn 2.000 MW điện gió trên bờ và ngoài khơi tại nhiều quốc gia. Marubeni là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi tiên phong tại Nhật Bản với các dự án gần cảng Akita và cảng Noshiro - những dự án đầu tiên ở Nhật Bản vận hành thương mại từ tháng 1/2023. Tại Vương quốc Anh, Marubeni đã đầu tư vào hai dự án điện gió ngoài khơi, Gunfleet Sands (vận hành thương mại năm 2010) và Westermost Rough (vận hành thương mại năm 2015). Tháng 1/2022, Marubeni đã trúng thầu thuê biển để phát triển dự án điện gió ngoài khơi Scotwind ở bờ biển phía đông Scotland, đây là một trong những dự án điện gió ngoài khơi nổi lớn nhất thế giới với công suất 3.600 MW.
Về Doosan Vina:
Công ty mẹ của Doosan Vina là Doosan Enerbility Co., Ltd., trước đây được gọi là Doosan Heavy Industries được thành lập vào năm 1962, là công ty công nghiệp nặng có trụ sở chính tại Changwon, Hàn Quốc.
Doosan hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ EPC trong các lĩnh vực công nghiệp nặng như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện gió, nhà máy điện than và khí đốt, nhà máy khử muối, đúc và rèn cho xây dựng, lò phản ứng, lò sinh hơi, lò phản ứng nước nặng áp lực, máy phát điện và tua bin hơi, tuabin khí nhà máy điện.
Tại Việt Nam, Doosan là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực điện với vai trò Tổng thầu EPC của các dự án nhà máy nhiệt điện lớn như: Nhà máy điện than Mông Dương 2, Nhà máy điện than Vĩnh Tân 4 và 4 (mở rộng), Nhà máy điện BOT Nghi Sơn 2, Nhà máy điện Sông Hậu 1...
Doosan là đối tác chiến lược của Marubeni trong lĩnh vực điện lực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Marubeni và Doosan đã cùng nhau xây dựng thành công dự án điện BOT Nghi Sơn 2 tại tỉnh Thanh Hóa, trong đó Marubeni là thành viên của liên danh nhà đầu tư còn Doosan là tổng thầu EPC./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM