RSS Feed for "Không có chuyện đưa chi phí xây dựng nhà ở vào giá điện" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 13:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

"Không có chuyện đưa chi phí xây dựng nhà ở vào giá điện"

 - Tại buổi chất vấn của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII diễn ra sáng nay (1/4), liên quan đến vấn đề hạch toán chi phí các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ chuyên gia có tính vào giá điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: “Không có chuyện đưa chi phí xây dựng nhà ở vào giá điện”.

>> Một số ý kiến của VEA trong kết luận Thanh tra Chính phủ về EVN
>> VN phản hồi về kết luận Thanh tra Chính phủ

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: không có chuyện đưa chi phí xây dựng nhà ở vào giá thành điện.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Thạch Dư (tỉnh Trà Vinh), Lê Đắc Lâm (tỉnh Bình Thuận) về ngành điện mới chỉ cung ứng đủ một phần cho các hộ nông dân nuôi tôm và trồng thanh long trái vụ tại các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, trong quy hoạch ngành điện, Bộ luôn chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải đi trước để đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của bà con nông dân.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, diện tích nuôi thủy sản tăng quá nhanh, vốn đầu tư xây dựng trạm biến thế, đường dây tải điện chi phí rất lớn. Trong khi nguồn ngân sách còn hạn hẹp, nên gần như ngành điện đang phải tự xoay sở chi trả một mình. Tổng công ty Điện lực miền Trung và Tổng công ty Điện lực miền Nam đang tập trung huy động vốn vay trong nước và quốc tế, nhưng vốn đầu tư vẫn chưa thể theo kịp với việc gia tăng diện tích nuôi trồng thủy sản. Kể cả diện tích trồng thanh long tại Bình Thuận và một số tỉnh hiện nay đã vượt quá quy hoạch của địa phương và khả năng đáp ứng của ngành điện. Nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn kể trên, các địa phương đã ứng trước chi phí cho ngành điện để xây dựng các trạm biến áp, đường dây.

Theo Bộ trưởng, từ nay tới năm 2020, cả nước phải huy động tới 30.000 tỉ đồng để đầu tư hạ tầng điện cho nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, đến nay, ngân sách Nhà nước chưa chi một đồng nào cho chương trình này. Do đó, để khắc phục được tình trạng thiếu điện cho bà con nông dân, thu xếp  kinh phí là nút thắt cần được tháo gỡ trước mắt.

“Quốc hội xem xét để ưu tiên phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách cho các dự án điện khu vực nông thôn”, Bộ trưởng đề nghị.

Liên quan đến hoạt động của EVN, đại biểu Huỳnh Nghĩa (TP. Đà Nẵng) đề cập lại các nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ về vấn đề đầu tư ngoài ngành của EVN cũng như chi phí xây dựng các công trình nhà ở có bể bơi, sân quần vợt được tính vào giá điện…

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đối với hơn 121.000 tỉ đồng đầu tư ngoài ngành của EVN, đây là nguồn vốn do EVN trực tiếp vay của các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài để đầu tư các công trình điện trước đây. Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước, các khoản vay của EVN được chuyển cho các công ty con và công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực điện… Các khoản vay này không chuyển đổi được chủ thể hợp đồng vay từ Công ty mẹ - EVN sang các đơn vị vì các tổ chức tín dụng không chấp thuận. Vì vậy, việc cho vay lại để EVN thu hồi vốn từ các đơn vị thành viên đã sử dụng nguồn vốn vay đầu tư các công trình điện, đảm bảo EVN có nguồn trả nợ, là một thực tế khách quan.

Việc EVN đưa chi phí xây dựng các công trình nhà ở có bể bơi, sân quần vợt đi cùng với công trình điện vào giá điện như ở nhiệt điện Ô Môn, Nghi Sơn 1, Phú Mỹ, Quảng Ninh 1 và Hải Phòng. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, trong số công trình điện trên thì chỉ có nhiệt điện Ô Môn có bể bơi, nhiệt điện Nghi Sơn 1 có sân quần vợt, một số công trình có biệt thự nhưng chỉ phục vụ chuyên gia nước ngoài khi họ đến để hướng dẫn xây dựng và chuyển giao công nghệ. Khi chuyên gia về nước thì sẽ được đưa vào sử dụng cho cán bộ, công nhân viên.

Còn việc hạch toán giá thành các công trình trên vào giá điện, Bộ trưởng Hoàng cho biết, trong 6 công trình nhiệt điện trên mới chỉ có nhiệt điện Phú Mỹ 1 là hạch toán vào giá điện, nhưng cũng rất ít, mỗi năm chỉ hạch toán khoảng từ 1,3 -3,7 tỷ đồng trên tổng doanh thu 6.000 tỉ đồng.

"Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã dự thảo xin ý kiến các bộ. Bộ Công Thương đã có văn bản trả lời. Tôi khẳng định không có chuyện đưa chi phí xây dựng nhà ở vào giá thành điện, trừ dự án nhiệt điện Phú Mỹ”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.

NangluongVietnam.vn

SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Đâu là sự khác biệt giữa Crimea và Kosovo?
"Canh bạc" toàn cầu của Hoa Kỳ đang thu nhỏ
Người Nga đang nghĩ gì về Tổng thống Putin?
Nguồn gốc của "căn bệnh Thái Lan"
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của người "vú em"
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động