RSS Feed for Bức xúc về ngành Điện lực đã được giải đáp | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 06/12/2024 15:51
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bức xúc về ngành Điện lực đã được giải đáp

 - Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng là người thứ 3 đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội (14/6), Bộ trưởng tập trung giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến chống độc quyền ngành Điện và các nhà máy thủy điện... Trước Quốc hội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giải đáp, bổ sung về những vấn đề đại biểu, cử tri và xã hội đang quan tâm.

Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (đoàn Bình Phước) nêu câu hỏi: Bao giờ hết độc quyền ngành Điện, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc để tình trạng này kéo dài quá lâu và lộ trình tiến tới thị trường điện cạnh tranh với thời gian thực hiện quá lâu?

Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (đoàn Bình Định), đại biểu Nguyễn Văn Minh (đoàn TP. Hồ Chí Minh) đặt vấn đề: Về sự đầu tư tràn lan của các công trình thủy điện dẫn tới mất đất sản xuất, gây hạn hán, lũ lụt, môi trường ô nhiễm…

Trả lời những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời: Theo lộ trình xóa bỏ độc quyền ngành Điện, đến ngày 1/7/ 2012 sẽ thị trường phát điện cạnh tranh bắt đầu được vận hành, năm 2014 hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, đến năm 2022 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Hiện nay, hoạt động truyền tải điện vẫn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện. Về phát điện, ngoài EVN còn có một số doanh nghiệp khác gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN, Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV…

 

Xóa bỏ thị trường độc quyền không chỉ nằm trong luật, mà nằm trong nhiều văn bản khác, đây là vấn đề đồng bộ. (Ảnh: Nhật Bắc VGP)

 

Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ tách khâu phân phối điện ra khỏi EVN, theo đó thành lập 3 tổng công ty phát điện - là tiền đề thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh.

Lý giải về lộ trình thực hiện kéo dài, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Vì điện là mặt hàng đặc biệt liên quan đến đời sống của người dân và sản xuất nên phải có bước đi thận trọng.

Thời gian tới, trong quá tình tái cơ cấu Bộ Công Thương sẽ tham mưu Chính phủ có bước phù hợp hơn.

Đại biểu Bùi Mạnh Hùng cho rằng: Dự thảo Luật Điện lực mới đây được Bộ trình, nhưng chưa thấy dòng nào đề cập đến xoá bỏ độc quyền ngành Điện. Đại biểu lấy ví dụ: Ngành bưu chính viễn thông đã từng được coi là độc quyền, nhưng nay đã xoá bỏ được và mang lại nhiều quyền lợi cho người dân, liệu Bộ Công Thương có thể rút ngắn hơn lộ trình này.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giải đáp: Việc rút ngắn lộ trình còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường. Câu chuyện điều chỉnh nghe đơn giản, nhưng mỗi lần tính toán điều chỉnh luôn có sự phản ứng khác nhau, Bộ sẽ tiếp thu và nếu có điều kiện rút ngắn được phân khúc này thì Bộ sẽ rút ngắn. Xóa bỏ thị trường độc quyền không chỉ nằm trong luật mà nằm trong nhiều văn bản khác, đây là vấn đề đồng bộ.

Bổ sung về những vấn đề đại biểu quan tâm, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ liên quan tham gia tích cực, không có việc lơi lỏng, hay thiếu trách nhiệm.

Thủ tướng yêu cầu quá trình triển khai phải thực hiện qua các bước hết sức thận trọng, việc xoá bỏ độc quyền đồng thời phải đáp ứng đủ nhu cầu điện, không gây hỗn loạn cho thị trường điện.

 

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ liên quan tham gia tích cực, không có việc lơi lỏng, hay thiếu trách nhiệm. (Ảnh: Nhật Bắc VGP)

 

Về vấn đề phát triển thủy điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng: Đây là một tiềm năng năng lượng sơ cấp lớn, chi phí rẻ cần phải tận dụng, ngoài việc góp phần cung cấp điện còn giải quyết chống lũ, chống hạn… nếu sử dụng đúng mục đích.

Đến nay, theo quy hoạch, cả nước có 1.097 dự án thủy điện với tổng công suất 24.000 MW. Đã có 195 dự án đã đi vào hoạt động, sản xuất 36% sản lượng điện quốc gia.

Bộ trưởng cũng thừa nhận: Mặt chưa được là môi sinh môi trường, rừng đầu nguồn bị ảnh hưởng. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra và đã loại bỏ 52 công trình không đáp ứng yêu cầu, và tới đây Bộ sẽ tiếp tục kiểm tra để phát hiện công trình không khả thi.

Đồng thời, để khắc phục mặt tiêu cực của các công trình thủy điện, Bộ sẽ tiếp tục rà soát lại quy hoạch, yêu cầu chủ đầu tư trong quá trình vận hành, xây dựng phải tuân thủ nghiêm túc các quy định xung quanh vấn đề cấp nước, phòng lũ, thực hiện theo quy trình hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ trưởng cho biết: Để có 1 MW thủy điện cần 6,2 ha đất các loại (trong đó 3,9 ha đất rừng). Về nguyên tắc khi lấy 1 ha rừng, bắt buộc phải trồng trả 1 ha rừng. Tuy nhiên, xác định quỹ đất trồng rừng không dễ, bởi có địa phương không có quỹ đất trồng bù lại rừng.

Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chính phủ đã có chỉ đạo các địa phương tập hợp và báo cáo lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên cơ sở đó có thể bố trí cân đối diện tích trồng rừng ở địa phương.

Vấn đề an toàn đập Thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Chưa có cơ sở nào khẳng định không an toàn, nếu có thì Bộ sẽ kiên quyết dừng. Đây là dự án được sử dụng công nghệ hiện đại, bê tông đầm lăn, áp dụng tiêu chuẩn cả nước ngoài, hiện có 600 công trình thủy điện trên thế giới sử dụng. Tại Việt Nam có 12 công trình, trong đó, có Thủy điện Sơn La, Bản Vẽ đều hoạt động tốt.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: Đập thủy điện Sông Tranh 2 đã an toàn, kết quả này được khẳng định do tư vấn Nhật Bản, nền của đập là nền đá granit, về thi công đập đã tích nước tải đủ 4 tháng. Như vậy, đây là hiện tượng rò rỉ.

Giải pháp khắc phục đang được các cơ quan chức năng triển khai và Bộ mời thêm cả chuyên gia độc lập của Thụy Sỹ kiểm tra chéo.

NangluongVietnam


 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động