RSS Feed for Quảng Bình và Nhiệt điện Quảng Trạch [Kỳ 2] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 12:48
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Quảng Bình và Nhiệt điện Quảng Trạch [Kỳ 2]

 - Trước khi đưa ra những dự báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn điện trong giai đoạn sau năm 2021, cũng như khẳng định vai trò của dự án Trung tâm Điện lực Quảng Trạch - trụ cột trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bổ sung một lượng công suất lớn cho hệ thống điện quốc gia, Tạp chí Năng lượng Việt Nam thông tin tới bạn đọc về một bức tranh toàn cảnh khai thác, sử dụng than trên toàn cầu. Qua số liệu tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy những ý kiến nói rằng: "Việt Nam đang phát triển nhiệt điện than quá nóng, quá cao so với các nước trên thế giới" là cảm tính và phi thực tế.

Quảng Bình và Nhiệt điện Quảng Trạch [Kỳ 1]

KỲ 2: TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG THAN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

PGS, TS. NGUYỄN CẢNH NAM -  TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sản lượng than khai thác của các nước trên thế giới và Việt Nam được nêu ở bảng 1.

Bảng 1. Sản lượng than khai thác của các nước trên thế giới và Việt Nam

Khu vực - Nước

2016

2017

106toe

Tăng bình quân 06-2016

106t

106toe

Tỉ phần %

106t

So 2016, 106t

Bắc Mỹ

400.7

-4.4%

728,6

407.9

10.8

772,3

43,7

Chỉ số phát triển, %

82,1

   

101,8

     

- Mỹ

364.8

-4.7%

660,3

371.3

9.9

702,8

42,5

Chỉ số phát triển, %

81,2

   

101,8

     

Trung và Nam Mỹ

67.6

2.4%

101,6

66.8

1.8

99,4

-2,2

Chỉ số phát triển, %

104,2

   

98,8

     

- Colombia

62.5

3.2%

90,4

61.4

1.6

88,7

-1,7

Châu Âu và Eurasia

419.4

 

1134,2

436.4

11.6

1.193,8

59,6

Chỉ số phát triển, %

99,3

   

104,1

     

- LB Đức

39.9

-2.9%

176,0

39.6

1.0

175,3

-0,7

- Kazakhstan

44.1

0.7%

102,4

47.9

1.3

111,3

8,9

- Ba Lan

52.3

-2.6%

131,3

49.6

1.3

127,1

-4,2

- LB Nga

192.8

3.2%

384,6

206.3

5.5

410,0

25,4

Chỉ số phát triển, %

103,4

   

107,0

     

- Ukraine

17.1

-7.1%

 

14.4

0.4

   

Châu Phi

150.5

0.6%

267,0

154.5

4.1

266,4

-0,6

Chỉ số phát triển, %

99,2

   

102,7

     

- Nam Phi

142.4

0.3%

253,7

143.0

3,8

253,7

0

Chỉ số phát triển, %

99,7

   

100,4

     

Châu Á - Thái Bình Dương

2617.4

3.2%

5190,0

2702.3

71.7

5.370,0

180,0

Chỉ số phát triển, %

94,9

   

103,2

     

- Úc

299.3

3.4%

492,6

297.4

7.9

481,0

-11,6

Chỉ số phát triển, %

97,9

   

99,4

     

- Trung Quốc

1685.7

2.4%

3389,0

1747.2

46.4

3.559,5

170,5

Chỉ số phát triển, %

92,3

   

103,6

     

- Ấn Độ

288.5

3.7%

692,0

294.2

7.8

718,6

26,6

Chỉ số phát triển, %

102,7

   

102,0

     

- Indonesia

255.7

8.9%

433,4

271.6

7.2

461,2

27,8

Chỉ số phát triển, %

94,0

   

106,2

     

- Mông Cổ

22.8

18.2%

38,2

30.3

0.8

49,4

11,2

- Việt Nam

21.6

-0,1%

39,5

21.3

0.6

38,2

-1,3

Toàn thế giới

3656.4

1.5%

7446,6

3768.6

100

7.724,0

277,4

Chỉ số phát triển, %

94,1

   

103,1

 


 

 


Nguồn: Statistical Review of World Energy 2017 và 2018.

Qua số liệu ở bảng 1 trên đây cho thấy:

Thứ nhất: Sản lượng than của thế giới nói chung có xu thế tăng, bình quân từ 2006 - 2016 tăng 1,5%/năm và năm 2017 tăng 3,2% so với 2016. Trong đó, chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tương ứng là: 3,2%/năm và 2,7%; châu Phi: 0,6%/năm và 3,6%; CIS: 1,6%/năm và 5,6%.

Còn Bắc Mỹ, giai đoạn 2006-2016 giảm 1,4%/năm, nhưng năm 2017 tăng 5,9% so với 2016 (trong đó Mỹ tăng 6,9%); Trung Nam Mỹ: 2006 - 2016 tăng 2,4%/năm, nhưng 2017 giảm 1,3% so với 2017; châu Âu: 2006 - 2016 giảm 3,1%/năm, nhưng năm 2017 tăng 2,3% so với 2016.

Thứ hai: Sự tăng giảm sản lượng than có dạng dao động sóng: Từ năm 2006 đến 2013 có xu thế tăng mạnh, từ năm 2014 đến 2016 có xu hướng giảm, song năm 2017 lại tăng so với năm 2016: 112,2 triệu TOE (3,1%), tương ứng tăng 277,4 triệu tấn. Sản lượng than tăng chủ yếu tại Trung Quốc: 56,5 triệu TOE (3,6%), tương ứng 170,5 triệu tấn; Mỹ: 6,5 triệu TOE (1,8%), tương ứng 42,5 triệu tấn; Nga: 13,5 triệu TOE (7,0%), tương ứng 25,4 triệu tấn; Ấn Độ: 5,7 triệu TOE (2,0%), tương ứng 26,6 triệu tấn; Indonesia: 15,9 triệu TOE (6,2%), tương ứng 27,8 triệu tấn.

Thứ ba: 11 nước có sản lượng than cao nhất năm 2017 gồm: Trung Quốc: 1.747,2 triệu TOE (3.559,5 triệu tấn), chiếm 46,4% sản lượng than thế giới; Mỹ 371,3 triệu TOE (702,8 triệu tấn), chiếm 9,9%; Úc: 297,4 triệu TOE (481,0 triệu tấn), chiếm 7,9%; Ấn Độ: 294,2 triệu TOE (718,6 triệu tấn), chiếm 7,8%; Indonesia: 271,6 triệu TOE (461,2 triệu tấn), chiếm 7,2%; Nga: 206,3 triệu TOE (410,0 triệu tấn), chiếm 5,5%; Nam Phi: 143,0 triệu TOE (253,7 triệu tấn), chiếm 3,8%; Colombia: 61,4 triệu TOE (88,7 triệu tấn), chiếm 1,6%; Ba Lan: 49,6 triệu TOE (127,1 triệu tấn), chiếm 1,3%; Kazakhstan: 47,9 triệu TOE (111,3 triệu tấn), chiếm 1,3%; Đức 39,6 triệu TOE (175,3 triệu tấn), chiếm 1,0%. Tổng 11 nước: 3.529,5 triệu TOE (7.079,2 triệu tấn), chiếm 93,7%.

Thứ tư: Sản lượng than tập trung chủ yếu ở châu Á - Thái Bình Dương: 2.702,3 triệu TOE (5.370 triệu tấn), chiếm 71,7% tổng sản lượng than thế giới. Tiếp đến là châu Âu và Eurasia: 436,4 triệu TOE (1.193,8 triệu tấn), chiếm 11,6% và Bắc Mỹ: 407,9 triệu TOE (772,3 triệu tấn), chiếm 10,8%; tổng cộng 3 khu vực này chiếm 94,1%. Điều đó phù hợp với tiềm năng trữ lượng than của từng khu vực.

Sản lượng than của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2016 giảm bình quân 0,1%/năm, đến năm 2017 đạt 21,3 triệu TOE (tương ứng 38,2 triệu tấn, chiếm 0,6% tổng sản lượng than thế giới).

Sản lượng than tiêu thụ của các nước trên thế giới và Việt Nam được nêu ở bảng 2.

Bảng 2. Sản lượng than tiêu thụ của các nước trên thế giới và Việt Nam

Khu vực - Nước

2016

(106 TOE)

Tăng bình quân 06-16

2017

106Toe

Tỉ phần %

2017/

2016

Bắc Mỹ

371.9

-4.3%

363.8

9,7

-1.9%

- Mỹ

340.6

-4.5%

332.1

8,9

-2.2%

- Canada

18.9

-4.2%

18.6

0,5

-1.4%

- Mexico

12.4

0.1%

13.1

0,4

5.6%

Trung và Nam Mỹ

34.9

3.7%

32.7

0,9

-5.9%

- Brazil

15.9

2.2%

16.5

0,4

4.1%

Châu Âu

295.1

-2.2%

296.4

7,9

0.7%

- CH Séc

16.6

-2.4%

16.0

0,4

-3.0%

- LB Đức

75.8

-1.1%

71.3

1,9

-5.8%

- Ba Lan

49.5

-1.5%

48.7

1,3

-1.4%

- Tây Ban Nha

10.5

-5.2%

13.4

0,4

28.5%

- Thổ Nhĩ Kỳ

38.5

3.9%

44.6

1,2

16.3%

CIS

156.2

-0.7%

157.0

4,2

0.8%

- LB Nga

89.2

-0.8%

92.3

2,5

3.8%

- Kazakhstan

33.9

1.8%

36.2

1,0

7.0%

- Ukraine

29.7

-2.9%

24.6

0,7

-17.1%

Trung Đông

9.1

-0.8%

8.5

0,2

-5.9%

Châu Phi

94.9

0.5%

93.1

2,5

-1.7%

- Nam Phi

84.7

0.4%

82.2

2,2

-2.7%

Châu Á - Thái Bình Dương

2744.0

3.1%

2780.0

74,5

1.6%

- Úc

43.6

-1.9%

42.3

1,1

-2.8%

- Trung Quốc

1889.1

2.6%

1892.6

50,7

0.5%

- Ấn Độ

405.6

6.3%

424.0

11,4

4.8%

- Indonesia

53.4

6.3%

57.2

1,5

7.4%

- Nhật Bản

118.8

0.6%

120.5

3,2

1.7%

- Malaysia

19.6

10.4%

20.0

0,5

2.5%

- Philippines

11.7

8.8%

13.1

0,4

12.0%

- Hàn Quốc

81.9

4.1%

86.3

2,3

5.7%

- Đài Loan

38.6

0.4%

39.4

1,1

2.5%

- Thái Lan

17.7

3.7%

18.3

0,5

3.7%

- Việt Nam

28.3

17.3%

28.2

0,8

-3.6%

Toàn thế giới

3706.0

1.3%

3731.5

100

1.0%

 

Qua số liệu ở bảng 2 trên đây cho thấy:

Thứ nhất: Tiêu thụ than của thế giới nói chung có xu thế tăng, bình quân giai đoạn 2006 - 2016 tăng 1,3%/năm, năm 2017 tăng 1% so với năm 2016; trong đó:

1/ Châu Á - Thái Bình Dương: 2006 - 2016 tăng bình quân 3,1%/năm và năm 2017 tăng 1,6% so với 2016; đóng vai trò chính trong việc gia tăng tiêu thụ than của thế giới và chiếm 74,5% sản lượng than tiêu thụ năm 2017 của thế giới.

2/ Châu Phi: 2006 - 2016 tăng bình quân 0,5%/năm và năm 2017 giảm 1,7% so với 2016; chiếm 2,5% sản lượng than tiêu thụ năm 2017 của thế giới.

3/ Bắc Mỹ: 2006 - 2016 giảm bình quân 4,3%/năm và năm 2017 giảm 1,9% so với 2016; chiếm 9,7% sản lượng than tiêu thụ năm 2017 của thế giới.

4/ Trung và Nam Mỹ: 2006 - 2016 tăng bình quân 3,7%/năm và năm 2017 giảm 5,9% so với 2016; chiếm 0,9% sản lượng than tiêu thụ năm 2017 của thế giới.

5/ Châu Âu: 2006 - 2016 giảm bình quân 2,2%/năm và năm 2017 tăng 0,7% so với 2016; chiếm 7,9% sản lượng than tiêu thụ năm 2017 của thế giới.

6/ CIS: 2006 - 2016 giảm bình quân 0,7%/năm và năm 2017 tăng 0,8% so với 2016; chiếm 4,2% sản lượng than tiêu thụ năm 2017 của thế giới.

Thứ hai: Các nước tiêu thụ than chính gồm có: Trung Quốc (chiếm tỉ phần năm 2017 là 50,7%), Ấn Độ (11,4), Mỹ (8,9%), Nhật Bản (3,2%), Nga (2,5%), Hàn Quốc (2,3%), Nam Phi (2,2%), Đức (1,9%), Indonesia (1,5%), Ba Lan (1,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (1,2%), Úc (1,1%), Đài Loan (1,1%), Kazakhstan (1,0%). Tổng cộng 14 nước chiếm 90,3%.

Thứ ba: Các nước tiêu thụ than gồm có 2 loại: các nước có tài nguyên than dồi dào như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Đức, Ấn Độ, Nam Phi, Úc, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Indonesia, vv... và các nước có ít tài nguyên than như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Malaixia, Philippines, vv...

Thứ tư: Các nước tiêu thụ than có xu hướng gia tăng gồm có: Trung Quốc trong giai đoạn 2006 - 2016 tăng bình quân 2,6%/năm và năm 2017 tăng 0,5% so với 2016; Brazil tương ứng là 2,2%/năm và 4,1%; Thổ Nhĩ Kỳ: 3,9%/năm và 16,3%; Kazakhstan: 1,8%/năm và 7,0%; Ấn Độ: 6,3%/năm và 4,8%; Indonesia: 6,3%/năm và 7,4%; Nhật Bản: 0,6%/năm và 0,7%; Malaysia: 10,4%/năm và 2,5%; Philippines: 8,8%/năm và 12,0%; Hàn Quốc: 4,1%/năm và 5,7%; Đài Loan: 0,4% và 2,5%; Thái Lan: 3,7%/năm và 3,7%.

Thứ năm: Các nước có xu hướng giảm tiêu thụ than gồm có Mỹ, Canada, các nước công nghiệp phát triển ở châu Âu (EU), Nga, Úc, vv... Trong đó, một số nước giảm tiêu thụ than chủ yếu do nguyên nhân trong nước có tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào nên ưu tiên tiêu thụ khí đốt cho phát điện (ví dụ như Nga, Mỹ, Úc).

Việt Nam tuy có gia tăng tiêu thụ than, nhưng đến 2017 sản lượng than tiêu thụ chỉ chiếm 0,8% tổng tiêu thụ than của thế giới, bằng 49,3% của Indonesia; 30,6% của Nga; 1,5% của Trung Quốc; 8,5% của Mỹ; 23,4% của Nhật Bản; 71,6% của Đài Loan; 32,7% của Hàn Quốc (mặc dù 3 nước cuối có than trong nước rất ít).

Nếu so bình quân đầu người, thì bình quân tiêu thụ than đầu người của Việt Nam năm 2017 chỉ bằng 54% của thế giới; 47,5% của châu Á - Thái Bình Dương; 47,5% của Nga; 29,7% của Mỹ; 22,1% của Trung Quốc; 46,8% của Malaysia; 17,9% của Hàn Quốc; 31,7% của Nhật Bản; chỉ cao hơn Thái Lan 8,6%, vv...

Cơ cấu tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn thế giới trong năm 2017 như sau: dầu mỏ 34,2%; khí tự nhiên 23,4%; than 27,6%; năng lượng nguyên tử 4,4%; thủy điện 6,8% và năng lượng tái tạo 3,6%. Như vậy, than vẫn giữ vị trí thứ hai sau dầu mỏ trong cán cân năng lượng sơ cấp của thế giới. Hơn nữa, tuy tỷ trọng của than trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng sơ cấp có xu thế giảm (do tỷ trọng khí tự nhiên và năng lượng tái tạo tăng lên) nhưng sản lượng than tiêu thụ vẫn có xu thế tăng.

Thứ sáu: Trên thế giới tất cả các châu lục, khu vực, các nước đều dùng than, tỷ trọng than trong tổng năng lượng sơ cấp tiêu thụ là: châu Á - Thái Bình Dương 48,4%; Trung Nam Mỹ 32,7%; Bắc Mỹ 12,7%; CIS 16,1%; châu Âu 15,1%; châu Phi 20,7%; Trung Đông 1,0%.

Thứ bảy: Tỷ trọng than trong tổng năng lượng sơ cấp tiêu thụ của các nước có tài nguyên than tương đối dồi dào là: Nam Phi 68,1%; Trung Quốc 60,4%; Ấn Độ 56,3%; Kazakhstan 53,7%; Ba Lan 47,7%; CH Séc 38,5%; Indonesia 32,6%; Úc 30,3%; Ukraine 30%; Thổ Nhĩ Kỳ 28,3%; LB Đức 21,3%; Mỹ 14,9%; LB Nga 13,2%. Riêng Mỹ, LB Nga có tỷ trọng sử dụng than thấp là do các nước này có nguồn tài nguyên dầu, khí đốt dồi dào nên ưu tiên sử dụng khí đốt hơn. Các nước nghèo tài nguyên than nhưng có tỷ trọng sử dụng than cao: Đài Loan 34,2%; Philippines 30,3%; Hàn Quốc 29,2%; Nhật Bản 26,4%; Malaysia 20%; Thái Lan 14,1%.

Ngay như Thụy Điển, một nước công nghiệp phát triển được mệnh danh là theo đuổi năng lượng sạch vẫn dùng than tới 9,7%.

Cơ cấu sử dụng than trong tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp năm 2009 của thế giới chiếm khoảng 24%, sau đó tăng lên trong giai đoạn đến năm 2013. Năm 2013: 30,2%; từ 2014 giảm dần: 2014: 30,0%; 2015: 28,9%, đến 2016 giảm còn 27,9% và 2017 là 27,6% [1].

Hiện nay, than được sử dụng nhiều nhất để phát điện với tỷ trọng 65% tổng sản lượng than khai thác hàng năm, tiếp đến là dùng trong các ngành công nghiệp chiếm 31%, còn lại khoảng 4% dùng cho sinh hoạt và các lĩnh vực khác. Cơ bản, cơ cấu tiêu dùng than như trên sẽ không thay đổi nhiều từ nay đến 2025.

Nhiệt điện than vẫn là nguồn điện năng chủ yếu của thế giới, năm 2017 chiếm 38,1% tổng sản lượng điện, tiếp theo là khí 23,2%, thủy năng 15,9%, năng lượng hạt nhân 10,3%, dầu 3,5% và các nguồn năng lượng tái tạo khác 9,1% [1].

Các nước có tỷ lệ nhiệt điện than lớn như: Nam Phi 87,7%; Ba Lan 78,8%; Ấn Độ 76,3%; Trung Quốc 67,2%; Kazacxtan 62,4%; Úc 61,3%, Indonesia 58,5%; Đài Loan 46,8%; Hàn Quốc 46,3%; Malaysia 44,7%; LB Đức 37,0%; Nhật Bản 33,6%; Thổ Nhĩ Kỳ 33,0%; Mỹ 30,7%, vv... [1].

Qua phân tích ở trên cho thấy, việc sử dụng/tiêu thụ năng lượng nói chung và than nói riêng của các nước phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước và khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên năng lượng ở nước ngoài của từng nước.

Đến năm 2017 mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp bình quân đầu người của Việt Nam còn rất thấp, chỉ bằng 44,5% bình quân đầu người của toàn thế giới, 66% của châu Á - Thái Bình Dương; 35,7% của Trung Quốc, 40,7% của Thái Lan, 25,1% của Malaysia, 22,3% của Nhật Bản, 13,9% của Hàn Quốc. Qua đó cho thấy nhu cầu năng lượng cho sản xuất và đời sống của Việt Nam sẽ tăng cao trong giai đoạn tới.

Tỷ trọng tiêu thụ than của Việt Nam đến năm 2017 là 37,4% tổng năng lượng sơ cấp và 39,1% trong sản xuất điện năng. Tỷ lệ đó tuy cao hơn bình quân của thế giới nhưng khá thấp so với nhiều nước như đã nêu trên. Đặc biệt, Việt Nam có tỷ lệ thủy điện chiếm tới 36,9% tổng sản lượng điện năm 2017, vào loại cao nhất thế giới.

Qua những phân tích nêu trên cho thấy, những ý kiến nói rằng Việt Nam đang tăng cường sử dụng than và phát triển nhiệt điện than quá nóng và quá cao so với các nước trên thế giới là không đúng sự thực. Đặc biệt ý kiến nêu trong bài báo "An ninh năng lượng ở Việt Nam: Những rào cản và đề xuất chính sách" [2] cho rằng: "Việt Nam hiện nay đang được xếp là nước tiêu thụ than đá cho sản xuất điện lớn thứ 20 thế giới. Nhưng với kế hoạch đạt 55GW cùng với hàng loạt dự án xây mới nhà máy nhiệt điện đến 2030, Việt Nam sẽ vươn lên là nước tiêu thụ than lớn thứ 8, bằng với mức tiêu thụ của Nga và Indonesia cộng lại mặc dù dân số Việt Nam lúc đó dự tính chỉ bằng 2/3 của Nga và 1/3 của Indonesia" là hoàn toàn phi thực tế.

Như đã nêu trên, năm 2017 sản lượng than tiêu thụ của Nga là 92,3 triệu TOE (khoảng 183 triệu tấn) và của Indonesia là 57,2 tiệu TOE (khoảng 97 triệu tấn), còn của Việt Nam 28,2 triệu TOE (khoảng 51 triệu tấn). Theo dự báo trong Quy hoạch phát triển ngành than phê duyệt theo Quyết định số 403/2016/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2030 thì tổng nhu cầu than của Việt Nam khoảng 156 triệu tấn. Trong đó, cho nhiệt điện than khoảng 130 triệu tấn, chưa bằng mức tiêu thụ than hiện nay của LB Nga, chứ đừng nói kể cả Indonesia cộng lại.

Còn sản lượng than tiêu thụ của Nga và Indonesia thời gian tới cũng sẽ tăng cao so với hiện nay. Đầu năm 2012, chính phủ Nga đã thông qua một chương trình dài hạn về phát triển ngành công nghiệp than ở Nga, theo đó dự trù việc tăng sản lượng khai thác than đến 430 triệu tấn vào năm 2030. Đặc biệt là Indonesia đang có chính sách đi đôi với tăng sản lượng than khai thác là giảm xuất khẩu than để đáp ứng nhu cầu phát triển nhiệt điện than ngày càng tăng cao.

(Đón đọc kỳ tới)

Tài liệu tham khảo:

1. Statistical Review of World Energy 2017 &2018.

2. Nguyễn Quang Minh (Nghiên cứu sinh Tiến sĩ về An ninh môi trường - Việt ISS (Hà Lan), Giảng viên Khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ): An ninh năng lượng ở Việt Nam: Những rào cản và đề xuất chính sách.

Lưu ý: Mọi trích dẫn và sử dụng bài viết này cần được sự đồng ý của tác giả thông qua Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động