RSS Feed for "Tối ưu hóa chi phí" không mâu thuẫn với nhu cầu đầu tư của EVN | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 15/01/2025 21:43
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

"Tối ưu hóa chi phí" không mâu thuẫn với nhu cầu đầu tư của EVN

 - Nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong năm 2014 là "tối ưu hoá chi phí" để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là thông điệp được Chủ tịch HĐTV EVN Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh tại cuộc gặp đầu năm 2014 giữa Lãnh đạo EVN với các cán bộ đã nghỉ hưu. Là người đã gắn bó với ngành Điện lực Việt Nam trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi đã chia sẻ với thế hệ Lãnh đạo hiện nay về những kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành - với mong muốn tạo ra được những đột phá mới, thúc đẩy nhu cầu đầu tư phát triển của EVN trong tương lai theo chủ trương: "Tối ưu hoá chi phí" qua bài phân tích dưới đây.

>> EVN và thông điệp "ánh sáng mùa xuân"
>> Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 1)
>> Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 2)
>> Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 3)
>> Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 4)
>> Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 5)
>> Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 6)

CÙNG TÁC GIẢ:

>> Vượt qua rào cản, EVN tạo dựng bước đột phá chiến lược mới
>> Cần phải xem ngành Điện là ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước
>> Một số ý kiến của VEA trong kết luận Thanh tra Chính phủ về EVN

TRẦN VIẾT NGÃI, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Trong nhiều thập kỷ, qua các thế hệ Lãnh đạo, thế hệ trước tiếp hệ sau phát huy truyền thống đoàn kết và đến nay đã xây dựng EVN trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng hàng đầu của đất nước, luôn luôn đảm bảo cung cấp đủ điện cho sự phát triển nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân. Đặc biệt, là sự đóng góp xứng đáng cho quá trình gần 30 năm đổi mới đất nước. Từ chỗ chỉ có 8-10 MW đến nay chúng ta đã có trên 30.000 MW, với sản lượng điện 130 tỷ kWh/năm, điện đầu người đạt trên 1000kWh/năm.

Ngày 21/7/2011, theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII). Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, xây dựng được 75.000MW, tương ứng với sản lượng điện 330 - 360 tỷ kWh. Để triển khai được mục tiêu đó, ngành điện phải xây dựng rất nhiều dự án nguồn điện (bao gồm: thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, thuỷ điện tích năng, điện nguyên tử, điện gió...). Tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn 2011 - 2030 khoảng 123,8 tỷ USD; giai đoạn 2011-2020 là 48 tỷ USD; bình quân hàng năm vốn cho EVN cần khoảng 4-5 tỷ USD cho phát triển nguồn và lưới điện đồng bộ.

Trong nhiều năm qua, EVN đã nỗ lực vượt bậc để tìm mọi nguồn vốn cho đầu tư xây dựng phát triển hệ thống điện, một vấn đề đặt ra nhiều năm qua do giá thành của EVN còn cao, giá bán điện thấp, do đó liên tục nhiều năm bị lỗ, nếu có lãi thì cũng rất ít, do đó không có vốn để tái đầu tư phát triển (ở đây chỉ cần có vốn làm đối ứng, để vay vốn). Để giảm được giá thành làm tăng lợi nhuận hàng năm nhằm phục vụ cho việc tái đầu tư phát triển, cần nhiều giải pháp khác nhau, nhưng trong đó, giải pháp "tối ưu hoá chi phí" là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu EVN cần phải tập trung phấn đấu.

Cần phải nhìn nhận một thực tế là trong nhiều năm qua EVN đã tích cực giảm các chi phí trong nhiều lĩnh vực hoạt động của mình, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Ở đây, cần đặt ra việc giảm chi phí trong chuỗi các lĩnh vực để nhằm mang lại giá trị tốt nhất.

Nếu EVN tập trung triển khai thực hiện bằng những biện pháp, cơ chế, chính sách cụ thể, sát thực và kiên trì, quyết liệt, mạnh mẽ sẽ tạo ra được những đột phá mới và nhiệm vụ "tối ưu hoá chi phí" chắc chắn đạt được kết quả cao, phát triển bền vững. 

Thứ nhất: Cần phải tiết giảm chi phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Hàng năm, EVN đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng, chỉ cần tiết giảm được 5-7% thì đã làm lợi được trên dưới 7.000 tỷ đồng. Việc đầu tư xây dựng 1 dự án dù nguồn hay là lưới nếu để tiết kiệm được thì cần phải có thời gian chuẩn bị. Chỉ đạo của Chính phủ bằng quy hoạch theo các tổng sơ đồ thì cần có kế hoạch triển khai từng dự án, trong đó công tác chuẩn bị (giai đoạn chuẩn bị đầu tư) ít nhất từ 2-3 năm (từ việc xác định địa điểm, khảo sát, thăm dò, lập báo cáo khả thi, lập thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán, tổ chức đấu thầu, giải phóng mặt bằng, tái định cư…). Trong những nhiệm vụ này, việc lập tổng dự toán là hết sức quan trọng, tất cả các hạng mục chi phí đầu tư được lập sát với thực tế dự án; việc tổ chức đấu thầu, chọn lựa nhà thầu tốt nhất, trong đó giá trị trúng thầu phải hợp lý trong quá trình triển khai dự án -  nhà thầu không được xin điều chỉnh giá trúng thầu. Bên cạnh đó, việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư cũng hết sức quan trọng, nếu tổ chức làm tốt ở khâu này cũng giảm được khá nhiều chi phí cho dự án…

Quá trình thực hiện dự án là quá trình cần được quản lý một cách tốt nhất, bao gồm quản lý khối lượng xây dựng, quản lý kỹ thuật, chi phí vận tải, chi phí giám sát cũng như các chi phí khác cần phải được quản lý chặt chẽ và tìm mọi cách để giảm tối đa các chi phí. Để làm tốt công tác quản lý một dự án có hiệu quả, tối ưu hoá được các chi phí cần phải lựa chọn các ban quản lý dự án có đủ năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm và điều hành tốt.

Một dự án xây dựng nguồn, hay lưới điện cần phải quan tâm đến 3 yếu tố: một là chất lượng, hai là tiến độ, ba là hiệu quả kinh tế. Ba khâu này được phối hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ, nếu làm tốt được khâu chất lượng, đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả kinh tế cao thì dự án đó sẽ tiết kiệm được chi phí rất lớn.

Thứ hai: Cần phải tối ưu hoá các chi phí trong quá trình tổ chức kinh doanh điện năng. Cơ cấu tổ chức kinh doanh điện năng của EVN qua bốn cấp từ Tập đoàn đến các tổng công ty, đến các công ty, đến các chi nhánh. Do đó cần có sự thống nhất rất cao trong việc tiết giảm các chi phí từ trên xuống dưới. Muốn làm tốt được công tác này, trước hết phải tổ chức xây dựng củng cố lưới điện phân phối, điện đưa tới hộ tiêu dùng một cách tốt nhất để giảm thiểu được tổn thất điện năng. Công tác chăm sóc dịch vụ khách hàng luôn luôn phải được coi trọng, đặc biệt ở các công ty phân phối điện làm sao để cho mọi người dân, mọi doanh nghiệp, mọi khách hàng sử dụng điện luôn luôn được thoả mãn và hài lòng trong công tác này.

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đánh giá về chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam thấp xuống một bậc so với năm 2013, bao gồm các thủ tục xin cấp điện, lắp đặt điện và nhiều thủ tục khác… Nếu chúng ta làm tốt được dịch vụ chăm sóc khách hàng thì doanh thu hàng năm sẽ tăng cao và sẽ làm giảm được các chi phí không cần thiết.

Thứ ba: Công tác tiết kiệm điện là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để nhằm tối ưu hoá các chi phí. Hiện nay cường độ tiêu thụ điện của Việt Nam còn rất cao, biểu hiện ở hệ số đàn hồi. Nhiều nước trên thế giới hệ số này đã đưa xuống dưới mức 1, còn chúng ta đang xấp xỉ là 2 - có nghĩa là đang gấp đôi so với thế giới. Đây chính là áp lực về đầu tư nguồn và lưới điện đối với EVN ngày càng cao.

Trong những năm qua, EVN đã tập trung làm tốt công tác này, đã đưa lại những kết quả không nhỏ (hàng năm đã tiết kiệm được hàng tỷ kW điện), việc tiết kiệm điện năng cần được sự giúp đỡ từ Chính phủ cho đến mọi người dân, mọi doanh nghiệp. Trong nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân là khách hàng chưa chú ý đến tiết kiệm điện, mặ khác giá điện của chúng ta còn thấp, do đó khách hàng dùng điện còn tùy tiện.

Thực tế hiện tại, lượng điện tiêu thụ của các hộ sản xuất công nghiệp đang chiếm từ 60-70% tổng sản lượng quốc gia. Trong lúc đó hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị tiêu thụ điện năng cao, công tác quản lý tiết kiệm điện ở doanh nghiệp chưa tốt, đã gây ra lãng phí điện năng rất lớn. Đối với khách hàng khác như: khách sạn, nhà hàng và từng hộ dân cũng chưa quan tâm nhiều tới việc tiết kiệm điện.

Để công tác này làm tốt, ngoài việc vận động tuyên truyền, chính sách hỗ trợ đối với khách hàng của EVN thì Chính phủ cần phải có các chế tài, những quy định, quy chế để buộc mọi người sử dụng điện phải có ý thức tiết kiệm hiệu quả.

Thứ tư: Hiện tại số lượng cán bộ công nhân viên của EVN còn rất lớn (trên 100 nghìn người), do đó để giảm được chi phí tiền lương, tiền thưởng, tiền bảo hiểm, tiền trợ cấp…. EVN cần phải có các giải pháp để giảm được tối đa số người làm việc không có hiệu quả, người sức yếu, người thiếu tinh thần trách nhiệm; nên bỏ bớt các khâu trung gian, chỉ cần để lại một lượng người có đủ khả năng trình độ đảm nhận được công việc từ trên xuống dưới một cách hợp lý nhất và tốt nhất. Đây là vấn đề nhảy cảm đụng chạm đến đời sống của cán bộ công nhân viên bị tiết giảm. Do đó EVN cần phải có những chính sách, cơ chế, lộ trình để giải quyết tốt vấn đề này.

Thứ năm: Các chi phí khác phục vụ cho quá trình điều hành, sản xuất, kinh doanh… như chi phí đối ngoại, chi phí đi lại, ăn ở, tiếp khách, mua sắm… cũng cần được tiết kiệm một cách tối đa.

Thứ sáu: Cần đẩy mạnh công tác cổ phần hoá những đơn vị có điều kiện để thúc đẩy thị trường điện phát triển và tăng nguồn vốn đầu tư cho các dự án.

Một số vấn đề nêu trên nếu EVN tập trung triển khai thực hiện bằng những biện pháp, cơ chế, chính sách cụ thể, sát thực và kiên trì, quyết liệt, mạnh mẽ sẽ tạo ra được những đột phá mới và nhiệm vụ "tối ưu hoá chi phí" chắc chắn đạt được kết quả cao, phát triển bền vững. Từ đó làm tăng lợi nhuận để có thêm nguồn vốn cho việc tái đầu tư phát triển - và đương nhiên việc làm này hoàn toàn không mâu thuẫn với chủ trương, mà là thúc đẩy nhu cầu đầu tư phát triển của EVN trong tương lai.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Lúa gạo của bà Yingluck thành "quả đắng"
Tay chơi nghiệp dư trong cục diện châu Á-Thái Bình Dương
Nga sẽ mở căn cứ quân sự ở Cam Ranh?
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động