Vượt qua rào cản, EVN tạo dựng bước đột phá chiến lược mới
09:16 | 26/12/2013
>> Cần phải xem ngành Điện là ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước
>> Vốn cho lưới điện truyền tải: Cần có giải pháp đột phá
>> Hoàn thành chiến dịch 55 ngày đêm ĐZ 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông
>> EVN đưa vào vận hành nhiều công trình lưới điện cấp bách
>> Hội thảo khoa học "Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách"
TRẦN VIẾT NGÃI, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
Hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ chiến lược
Năm 2013 là năm nền kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái, kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê đã có gần 7.000 doanh nghiệp bị phá sản, một số doanh nghiệp khác rơi vào bế tắc, trong đó nợ ngân hàng phải trả rất lớn, việc tiếp tục vay vốn để hoạt động gặp nhiều cản trở. Nhiều dự án đầu tư trong cả nước nói chung, ngành năng lượng nói riêng bị chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: việc thu xếp vốn, giải phóng mặt bằng…
Tuy trong bối cảnh đó, nhưng năm 2013 là năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã vượt qua những khó khăn thách thức, tạo ra những đột phá mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao cho. Với hai nhiệm vụ chiến lược: thứ nhất là EVN tập trung đầu tư xây dựng cơ bản cả nguồn và hệ thống lưới điện, với khối lượng rất lớn, đảm bảo kế hoạch phát triển của năm 2013 và chuẩn bị cho các năm sau. Hai là tổ chức sản xuất, vận hành hệ thống thường xuyên, liên tục, đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho nền kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Với sự nỗ lực của mình, trong năm 2013, EVN đã đưa vào vận hành được 6 tổ máy thuộc 4 dự án, với tổng công suất 1.420 MW, bao gồm thuỷ điện Bản Chát, nhiệt điện Nghi Sơn, nhiệt điện Quảng Ninh, nhiệt điện Hải Phòng.
Qua những số liệu sau sẽ chứng minh được rằng: năm 2013 là năm EVN hoạt động có hiệu quả, điện sản xuất và mua đạt khoảng 130.850 triệu kW/h, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, điện sản xuất đạt khoảng 60.000 triệu kW/h, điện thương phẩm đạt 116.000 triệu kW/h, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài phát huy tất cả các nhà máy phát điện của EVN chiếm khoảng 70% sản lượng điện của hệ thống, EVN còn khai thác tối đa các nguồn điện của TKV, PVN như các nhà máy nhiệt điện: Na Dương, Cao Ngạn, Cẩm Phả, Mông Dương, tua bin khí Nhơn Trạch, Cà Mau và một số nguồn thuỷ điện nhỏ của các thành phần kinh tế khác.
EVN đã đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chất lượng điện ngày được nâng cao và đặc biệt không tiết giảm điện như những năm trước; đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân ở đồng bằng Bắc Bộ; đáp ứng yêu cầu cấp nước phục vụ dân sinh, tưới tiêu nông nghiệp, công tác đẩy mặn, ngăn mặn khu vực miền Trung và miền Nam cũng thực hiện tốt. Việc điều hành sản xuất đã bám sát tình hình phụ tải và diễn biến thuỷ văn để huy động nguồn một cách hợp lý nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó đã phát huy tối đa các nguồn phát có giá thành thấp như: thuỷ điện, nhiệt điện than, tua bin khí; các nguồn giá thành cao như các nhà máy điện chạy dầu được huy động ở mức thấp. Là một năm hệ thống điện vận hành ổn định, an toàn, trong điều kiện hệ thống truyền tải Bắc - Nam làm việc hết công suất để cung cấp điện cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ.
Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản: năm 2013, nhiệm vụ hàng đầu của EVN là phải đảm bảo tăng một lượng nguồn và hệ thống lưới đáng kể, mức tăng khoảng 10-11% năm để phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn, EVN lại nhiều năm hoạt động giá bán điện thấp hơn giá thành nên bị lỗ, số tiền lãi có được không đủ để đối ứng cho việc vay vốn thực hiện đầu tư xây dựng các dự án mới. Tuy vậy, EVN đã có bước đột phá mới, bằng nhiều hình thức kể cả sự trợ giúp của Chính phủ để thu xếp được một lượng vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện lên tới gần 76 nghìn tỷ đồng, tương đương với gần 4 tỷ USD, đây là con số hết sức được coi trọng. Trong đó, đầu tư cho xây dựng các nguồn điện thu xếp được gần 50 nghìn tỷ đồng, đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải (đường dây và trạm 220 kV, 500 kV đạt trên 12 nghìn tỷ đồng), đầu tư lưới điện phân phối đạt gần 14 nghìn tỷ đồng.
Đưa vào vận hành thêm 40 dự án lưới điện và nỗ lực của NPT
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) trong năm 2013 đã xây dựng hoàn thành đưa vào vận hành 40 dự án đường dây và trạm 220 kV, 500 kV với tổng chiều dài tăng thêm 1.430 km, dung lượng trạm biến áp tăng thêm 4.700 MW, trong đó 14 dự án lưới điện 500 kV, 25 dự án lưới điện 220 kV đã hoàn thành kịp thời để đưa điện vào các trung tâm phụ tải của ba miền: Bắc - Trung - Nam, đặc biệt là khu vực miền Nam đang còn thiếu điện.
Một số công trình cấp bách để giải quyết điện cho miền Nam, dưới sự chỉ đạo của EVN, NPT đã xây dựng hoàn thành các dự án: trạm biến áp 500 kV Sông Mây, nâng dung lượng tụ bù dọc các đường dây 500 kV Hà Tĩnh - Đà Nẵng, Pleiku - Phú Lâm, nâng cấp công suất trạm 500 kV Phú Lâm lên hai tổ máy 1.800 MW; NPT đã nỗ lực giải phóng mặt bằng để xây dựng hoàn thành đường dây 500 kV Sông Mây - Tân Định và đường dây 500kv Phú Mỹ - Sông Mây. Với việc đưa vào vận hành 2 đường dây này phục vụ cho phụ tải khu vực ở miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh đã khép kín được mạch vòng 500 kV, tạo ra được một bước ngoặt lớn, đảm bảo năng lực và độ tin cây cung cấp điện cho khu vực quan trọng này.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, cản trở trong việc thu xếp vốn, giải phóng mặt bằng, tuy nhiên trong năm 2013, NPT đã xây dựng hoàn thành đưa vào vận hành 40 dự án đường dây và trạm 220 kV, 500 kV với tổng chiều dài tăng thêm 1.430 km, dung lượng trạm biến áp tăng thêm 4.700 MW.
Bên cạnh đó, đã hoàn thành một loạt công trình như đấu nối Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, nhiệt điện Nghi Sơn 1, thuỷ điện Bản Chát, đang tập trung thi công xây dựng các công trình đấu nối nhà máy Vĩnh Tân 2, nhiệt điện Mông Dương; đã thu xếp vốn xong và đảm bảo tiến độ khởi công xây dựng đường dây 500 kV Sơn La - Lai Châu vào tháng 12 năm 2013.
Mặc dù NPT gặp rất nhiều khó khăn, cản trở như việc thu xếp vốn, nhiều đường dây 500 kV, 220 kV đi qua những khu vực hết sức khó khăn như rừng núi, sông suối hiểm trở, việc thi công và vận hành của công nhân trên các tuyến đường dây này hết sức gian khổ, công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, điển hình như một số đường dây 500 kV Pleiku, Mỹ Phước, Cầu Bông (dài gần 500 km) công tác đền bù giải phóng mặt bằng hết sức bị cản trở đường dây 500 kV Phú Mỹ - Sông Mây và nhiều đường dây khác cũng tương tự, tất cả các đường dây này đều tập trung cung cấp điện cho khu vực miền Nam.
Song song với nhiệm vụ xây dựng các dự án mới, NPT còn phải cải tạo nâng cấp nhiều đường dây và trạm 500 kV, 220 kV. Đặc biệt là nâng cấp đường dây và trạm biến áp 500 kV mạch 1 và mạch 2 từ Bắc vào Nam. Trong điều kiện vừa phải vận hành vừa phải nâng cấp sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn, tuy vậy, NPT đã tìm cách khắc phục và thực hiện được công tác nâng cấp, bảo trì một cách tốt nhất, đảm bảo chất lượng truyền tải. Việc thu xếp vốn vô cùng khó khăn, nhưng trong năm 2013 NPT đã xoay xở để có được lượng vốn trên 12.000 tỷ đồng để đảm bảo nhiệm vụ chính trị của mình.
Kế hoạch đầu tư xây dựng trong năm 2014 được EVN giao với một khối lượng hết sức lớn, trong đó các đường dây 500 kV, 220 kV được tăng thêm 2.979km, dung lượng các trạm biến áp tăng thêm 8.488 MW, với số vốn yêu cầu hàng chục nghìn tỷ đồng, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và to lớn.
Một số vấn đề cần được quan tâm nhiều năm và hiện tại là giá truyền tải ở mức thấp và không thay đổi là 83,3đồng/kWh, tuy giá điện được điều chỉnh qua 3 lần, nhưng do giá truyền tải thấp nên hàng năm doanh thu của NPT đạt không cao, hạch toán kinh doanh bị lỗ, đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn, chưa nói đến cần phải có lợi nhuận để tái đầu tư, nâng cấp sửa chữa, và tiền đối ứng để vay vốn ngân hàng. Từ thực trạng đó, kính đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành và EVN ưu tiên giành vốn ODA cho việc phát triển lưới điện truyền tải. Cần phải điều chỉnh giá truyền tải lên cao hơn, đảm bảo đạt 8-10% trong cơ cấu giá điện như ở các nước trong khu vực và trên thế giới; công tác đền bù và gải phóng mặt bằng cần được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành và đặc biệt là các địa phương có các đường dây và trạm đi qua.
Với tốc độ tăng trưởng điện năng như bây giờ cũng như các năm tới, hàng năm EVN cần bổ sung vào hệ thống điện quốc gia một lượng nguồn từ 3.000 - 4.000 MW, đảm bảo hoàn thành mục tiêu Tổng sơ đồ điện VII đã được Chính phủ quyết định, lượng vốn EVN cần cho xây dựng nguồn điện yêu cầu từ 5-6 tỷ USD/năm.
Mục tiêu QHĐ VII và trọng trách nặng nề của EVN
Công tác xây dựng nguồn điện đối với EVN là rất lớn, với tốc độ tăng trưởng điện năng như bây giờ cũng như các năm tới, hàng năm EVN cần bổ sung vào hệ thống điện quốc gia một lượng nguồn từ 3.000 - 4.000 MW, đảm bảo hoàn thành mục tiêu Tổng sơ đồ điện VII đã được Chính phủ quyết định, lượng vốn EVN cần cho xây dựng nguồn điện yêu cầu từ 5-6 tỷ USD/năm.
Mặc dù trong năm qua, EVN gặp rất nhiều khó khăn về việc thu xếp vốn, giải phóng mặt bằng và nhiều khó khăn khác, nhưng EVN vẫn đảm bảo được tiến độ xây dựng các dự án. Với sự nỗ lực của mình, EVN đã đưa vào vận hành được 6 tổ máy thuộc 4 dự án, với tổng công suất 1.420 MW, bao gồm thuỷ điện Bản Chát, nhiệt điện Nghi Sơn, nhiệt điện Quảng Ninh, nhiệt điện Hải Phòng.
EVN còn tập trung khởi công xây dựng dự án cảng Duyên Hải, cũng như đẩy mạnh thi công xây dựng dự án Duyên Hải 1 (1.200 MW); đã ký hợp đồng và thu xếp vốn để chuẩn bị khởi công dự án Vĩnh Tân 4 (1.200 MW), nhiệt điện Thái Bình 1 (600 MW), đang thu xếp vốn để triển khai xây dựng dự án Duyên Hải 3 (1.200MW), Duyên Hải 3 mở rộng (600 MW).
Các dự án trọng điểm khác như nhiệt điện Mông Dương, nhà máy tua bin khí Ô Môn 1 (tổ máy 2), các dự án thuỷ điện như: Lai Châu, Huội Quảng, Sông Bung 4, ngăn sông thuỷ điện Trung Sơn… đang bám sát tiến độ từng dự án và tổng tiến độ chung của toàn ngành.
Một nhiệm vụ khác quan trọng nữa là EVN đang nỗ lực hoàn thành hồ sơ lập dự án đầu tư và xây dựng phê duyệt địa điểm dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, đang đàm phán về tài chính với nhà thầu Nhật Bản và Nga cũng như hoàn thành các điều kiện để chuẩn bị khởi công xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận vào năm 2014… Hàng loạt dự án nêu trên, EVN đã thu xếp vay được nhiều tỷ USD để đầu tư xây dựng, đây là bước đột phá mới hết sức quan trọng. Có thể nói, EVN là một tập đoàn đang đi đầu trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng về điện để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
EVN đã chỉ đạo các tổng công ty điện lực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam đưa công nghệ hiện đại từ các nước châu Âu để đầu tư xây dựng cáp vượt biển, đưa điện ra đảo Cô Tô , đảo Lý Sơn, đảo Phú Quốc... thực hiện được nguyện vọng, ước mơ ngàn đời của nhân dân các đảo này.
Tạo dựng hình ảnh EVN thân thiện, hoạt động hiệu quả
Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, trong năm 2013, EVN đã làm tốt một số nhiệm vụ hết sức có ý nghĩa như: làm tốt chuỗi chăm sóc khách hàng, tiết kiện điện, và các dịch vụ khác.
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã đi khảo sát nhiều địa phương và một số thành phố được nhân dân cho biết, vừa qua, EVN đã thường xuyên quan tâm, chăm sóc khách hàng tốt hơn những năm trước đây, như việc ký kết hợp đồng lắp đặt công tơ rất thuận lợi, việc đo đếm chỉ số công tơ hàng tháng được công khai với khách hàng, việc mất điện do sự cố đều có thông báo trước cho mọi khách hàng… Trong tất cả các công ty điện lực thuộc 53 tỉnh thành, các công ty điện lực quận, huyện của các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh thuộc 5 tổng công ty điện lực của cả nước đều thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, tiết kiệm điện và các dịch vụ khác, trong đó nổi bật là Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đều làm tốt công tác này một cách xuất sắc.
Công tác tiết kiệm điện được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng, từ lãnh đạo EVN xuống các đơn vị thành viên được quán triệt một cách tốt nhất; trong đó có nhiều giải pháp tích cực như: việc xoá công tơ tổng, lắp đặt công tơ cho từng hộ gia đình ở nông thôn, hạn chế tối đa trong dân việc sử dụng bóng đèn sợi đốt thay bằng bóng đèn tiết kiệm, vận động các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị, cũng như các hộ gia đình sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, việc tắt mở đèn đường ở các nơi công cộng tránh lãng phí điện và nhiều giải pháp khác đã đưa tới kết quả tiết kiệm được khoảng 3% trong tổng sản lượng điện phát ra gần 130 tỷ kWh, riêng việc này đã làm lợi được nhiều nghìn tỷ đồng cho Nhà nước.
Một thay đổi mới nữa là việc vay vốn ngân hàng thế giới, vốn các ngân hàng trong nước với số vốn lên tới gần 14.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn, ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo đưa điện tới đồng bào dân tộc ở nhiều tỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… EVN đã chỉ đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam đưa công nghệ hiện đại từ các nước châu Âu để đầu tư xây dựng cáp vượt biển, đưa điện ra đảo Cô Tô - Quảng Ninh, đảo Lý Sơn, và đặc biệt đang xây đường dây và trạm biến áp 110 kV ra đảo Phú Quốc, thực hiện được nguyện vọng, ước mơ ngàn đời của nhân dân các đảo này.
Trong năm 2013, EVN đã làm tốt một số nhiệm vụ hết sức có ý nghĩa như: làm tốt chuỗi chăm sóc khách hàng, tiết kiện điện, và các dịch vụ khác.
Các Tổng công ty phát điện từ các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện than, tua bin khí, đang ngày đêm tận dụng tối đa nguồn điện của mình để cung cấp điện cho toàn hệ thống.
Trong năm 2013, nguồn điện được cung cấp ổn định, liên tục với chất lượng cao. Mặc dù nhiều trận bão lụt xảy ra ở miền Trung, việc vận hành các hồ đập, các nhà máy thuỷ điện ở đây đảm bảo đúng quy trình, không gây lũ lụt cho phía hạ du.
Việc khắc phục sự cố do bão lụt gây mất điện ở các tỉnh miền Trung và Hải Phòng, Quảng Ninh đã được các công ty điện lực địa phương thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia khắc phục kịp thời, đảm bảo nguồn điện thông suốt phục vụ nhân dân và kinh tế - xã hội của đất nước.
Lời kết
Nhiệm vụ năm 2014 đặt ra cho EVN hết sức nặng nề, nhưng do sự chuẩn bị nguồn lực từ năm 2013 nên cả hai nhiệm vụ chiến lược vừa đảm bảo đủ vốn, đủ các điều kiện để xây dựng phát triển các dự án đã và đang triển khai, đồng thời việc tổ chức quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia trong năm 2014 đảm bảo không để thiếu điện phục vụ nền kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, đồng thời làm tốt hơn nữa các chuỗi giá trị như chăm sóc khách hàng, tiết kiệm điện, giảm tổn thất điện năng.
Để hoàn thành được nhiệm vụ của Tổng sơ đồ điện VII đề ra là hết sức to lớn và nặng nề, trong đó EVN giữ vai trò nòng cốt, do vậy cần được sự quan tâm thích đáng của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương như: việc ưu tiên giành vốn ODA, phát hành trái phiếu Chính phủ, bảo lãnh vốn vay… để EVN có được hàng chục tỷ USD cho phát triển hệ thống nguồn và lưới điện cho các năm tới. Ngoài ra công tác giải phóng mặt bằng cần được các địa phương quan tâm một cách thích đáng.
Để tiến tới có một thị trường điện cạnh tranh thực sự, Đảng, Chính phủ cần xem xét việc điều chỉnh giá điện làm sao cho giá bán bằng giá thành, thì việc kinh doanh của EVN sẽ có lợi nhuận, tiếp tục có vốn đối ứng để tái đầu tư phát triển, đảm bảo chiến lược quan trọng, đó là: xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực cho đất nước, để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, với sản lượng điện đầu người đạt khoảng 3.000 kWh/ đầu người năm, ngang với tiêu chí các nước công nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Bí ẩn người phụ nữ quyền lực nhất Triều Tiên
Công bố những điều chưa biết về Giáo hoàng Francis
“Dấu lặng” của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Tranh chấp lãnh thổ của các cường quốc chuyển hướng về Bắc Cực
Cảnh báo thạm họa từ một cuộc chiến tranh hạt nhân
Giới chuyên gia khuyên Trung Quốc phải coi trọng Việt Nam