RSS Feed for Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 11:58
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA

 - Ngày 23/9, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có tại trụ sở ở Vienna (Áo), 35 nước thành viên Hội đồng đã nhất trí bầu Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng nhiệm kỳ 2013-2014.

>> IAEA sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực
>> Chia sẻ kinh nghiệm quản lý hợp đồng EPC về điện hạt nhân
>>  Nâng cao nhận thức của người dân về phát triển điện hạt nhân
>> Ban hành chính sách di dân Dự án điện hạt nhân NinhThuận
>> Việt Nam coi trọng xây dựng cơ sở hạ tầng cho điện hạt nhân
>> IAEA hạ mức dự báo tăng trưởng điện hạt nhân

Việt Nam tham gia IAEA từ năm 1978, trong đó đã 3 lần được bầu làm thành viên Hội đồng Thống đốc (1991-1993; 1997-1999; 2003-2005) với những tham gia, đóng góp tích cực vào công việc của Hội đồng Thống đốc được IAEA và các nước đánh giá cao.

Trước đó, tại Khóa họp 57 Đại Hội đồng IAEA diễn ra ngày 19/9 vừa qua, các nước thành viên IAEA đã đồng thuận bầu Việt Nam và 10 nước khác làm thành viên Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2013-2015.

Phát biểu sau khi được bầu vào các vị trí quan trọng, Đại sứ Nguyễn Thiệp, thành viên Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc đã cảm ơn sự tin tưởng và ủng hộ của các nước thành viên IAEA dành cho Việt Nam. Cho rằng, việc Việt Nam lần đầu đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thống đốc đánh dấu sự trưởng thành rõ rệt của Việt Nam tại IAEA, cũng như các diễn đàn đa phương; đồng thời là một bước tiến mới thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế chủ động và tích cực của Việt Nam.

Đại sứ Nguyễn Thiệp khẳng định với chương trình điện hạt nhân đang được triển khai ở Việt Nam, việc tham gia và làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA chắc chắn sẽ là cơ hội để Việt Nam đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của IAEA, thể hiện chính sách nhất quán của mình về việc thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình, cũng như chủ trương chống phổ biến vũ khí hạt nhân, tiến tới giải trừ hoàn toàn và triệt để vũ khí hạt nhân.

IAEA, một tổ chức quốc tế liên chính phủ, thành lập năm 1957, đóng vai trò trung tâm trong hợp tác quốc tế để thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

IAEA đồng thời cũng có chức năng kiểm soát, ngăn ngừa việc phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo đảm để việc sử dụng nguồn năng lượng này không phục vụ cho mục đích quân sự, tăng cường an ninh và an toàn hạt nhân thông qua việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, an toàn hạt nhân, triển khai thực hiện các quy định về thanh sát hạt nhân.

Gần đây, IAEA còn giữ vị trí hàng đầu trong bảo đảm an toàn hạt nhân, xây dựng và thực hiện các quy định, quy tắc ứng xử, chỉ dẫn trong lĩnh vực này cũng như hỗ trợ các nước thực hiện kế hoạch hành động về an ninh hạt nhân đã được thông qua vào tháng 9/2011.

Hội đồng Thống đốc, với 35 thành viên, trong đó nhiều nước có công nghệ hạt nhân tiên tiến, là cơ quan hoạch định chính sách của IAEA, thông qua các cuộc họp thường kỳ trong năm, xem xét các hoạt động của IAEA dưới sự điều hành của ông Tổng Giám đốc IAEA.

Hội đồng Thống đốc có chức năng bổ nhiệm Tổng Giám đốc IAEA, thảo luận, ra quyết định về chương trình hoạt động của IAEA, thúc đẩy thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), phê duyệt các Hiệp định bảo đảm an toàn và Nghị định thư bổ sung do IAEA ký với các nước thông qua các tiêu chuẩn về an toàn, an ninh hạt nhân, thúc đẩy hợp tác kỹ thuật giữa IAEA và các nước, đề xuất ngân sách để Đại Hội đồng thông qua…

Việt Nam tham gia IAEA từ năm 1978, trong đó đã 3 lần được bầu làm thành viên Hội đồng Thống đốc (1991-1993; 1997-1999; 2003-2005) với những tham gia, đóng góp tích cực vào công việc của Hội đồng Thống đốc được IAEA và các nước đánh giá cao.

Sự tham gia của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hợp tác giữa IAEA và Việt Nam nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình ở Việt Nam.

Nguồn: TTXVN/ Npsglobal

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ý định khó đoán của Trung Quốc và dấu hỏi về sách Mỹ
Vinashin trở về với 'vạch xuất phát'
Những siêu dự án quân sự bí mật của Trung Quốc
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng
Trung Quốc thay đổi học thuyết phiên bản "made in China"
Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc
Nga quyết định cải tổ không quân nhằm tránh thảm họa

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động