"Nga sẽ xây nhà máy điện hạt nhân an toàn nhất cho Việt Nam"
18:18 | 16/05/2013
>> Chuẩn bị nhân lực cho phát triển điện hạt nhân
>> Giới thiệu công nghệ lò phản ứng hạt nhân tiên tiến ABWR
>> Những ngày thực tập đầu tiên tại nhà máy điện hạt nhân Nga
>> 50 chuyên gia Việt Nam thực tập tại nhà máy điện hạt nhân Nga
>> "Việt Nam không đơn độc trên con đường phát triển điện hạt nhân"
>> Năm 2014 sẽ bắt đầu giải ngân vốn xây dựng nhà máy điện hạt nhân
>> Sẽ đưa 2.000 người sang Nga và Nhật để thực tập xây dựng điện hạt nhân
>> Chuẩn bị đào tạo nhân lực thi công Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
>> Phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
Ông Sergey Kiriyenko
Trước đó, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Chúng tôi đồng ý với nhau rằng sẽ tích cực hợp tác trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, để dự án phát triển theo đúng lịch trình đã định, với việc sử dụng công nghệ tiên tiến nhất bảo đảm an toàn mức cao nhất cho nhà máy".
Thủ tướng Medvedev cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam và Nga có thể hợp tác không chỉ trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, mà còn trong việc hình thành cơ sở hạ tầng tương ứng.
Mới đây, để chuẩn bị nhân lực cho việc thi công nhà máy điện hạt nhân, Tổng công ty Sông Đà, đã đưa đoàn kỹ sư và công nhân của Tổng công ty sang thực tập trên công trường nhà máy điện hạt nhân Rostov, thuộc thành phố Volgadonsk, LB Nga.
Đợt thực tập thuộc chương trình hợp tác đào tạo giữa Tổng công ty Sông Đà và Công ty CP NIAEP, là kết quả của Biên bản thỏa thuận khung được ký giữa Tổng công ty Sông Đà với Công ty CP Niaep thuộc Tập đoàn Rosatom Liên bang Nga ngày 25/4/2012.
Nhà máy điện hạt nhân Rostov là một trong những dự án năng lượng lớn của miền nam nước Nga, có công nghệ tiên tiến, được thiết kế 4 tổ máy với công suất là 4.000MW.
Ông Khazin - Phó TGĐ Niaep, kiêm Giám đốc công trường trao Quyết định cho phép các học viên làm việc trực tiếp trên công trường.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ xây dựng 13 tổ máy điện hạt nhân.
Dự kiến đến năm 2020, sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành với công suất 1.000 MW, tổ máy 2 vận hành vào năm 2021.
Đồng thời, khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và tiến hành công tác chuẩn bị địa điểm cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.
Kế hoạch là đến năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 8.000 MW và sẽ tăng lên 15.000 MW vào năm 2030 (chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện).
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Hàng chục tỷ USD bí mật vào Triều Tiên như thế nào?
Quan hệ Nga-Nhật và chai rượu mùa nho năm 1855
Quân cảng Cam Ranh: Bí mật địa thế chiến lược quân sự
Chiêu 'miệng hố chiến tranh' của Triều Tiên thất bại
Báo Nga bình luận về chuyến công du của Thủ tướng
Nực cười với ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc
Truyền thông Nga: Việt Nam đàm phán mua tên lửa của Nga?