RSS Feed for Bức tranh năng lượng hạt nhân toàn cầu năm 2012 nhìn từ IAEA | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 25/11/2024 11:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bức tranh năng lượng hạt nhân toàn cầu năm 2012 nhìn từ IAEA

 - Thảm hoạ hạt nhân Fukushima đặt ra những câu hỏi về tương lai điện hạt nhân trên toàn thế giới trong suốt năm 2012. Cũng trong năm này, một bản thỏa thuận hợp tác hỗ trợ Việt Nam kiểm soát bệnh ung thư, đặc biệt là ở phụ nữ, đã được ký kết. Tình hình và xu hướng phát triển của năng lượng hạt nhân toàn cầu được phản ảnh trong bản tổng hợp những hoạt động đầy nỗ lực của Cơ quan năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA) trong 12 tháng của năm 2012 vừa qua.

>> Việt Nam - EU hợp tác về an toàn hạt nhân
>> Trang sử mới của ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam
>> Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam quản lý và xử lý chất thải hạt nhân
>> "Năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng cho nhân loại"

Bức tranh hạt nhân toàn cầu nhìn từ IAEA
 

UAE là quốc gia đầu tiên khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình trong 27 năm qua. (Nguồn ảnh: IAEA)

1. Tháng 1/2012, nhóm chuyên gia IAEA đã hoàn thành một báo cáo đánh giá về quá trình thẩm định an toàn tại các nhà máy hạt nhân của Nhật Bản. Nhóm đang thảo luận về các biện pháp an toàn tại nhà máy điện hạt nhân Ohi, Nhật Bản.

2. Trong các ngày 8 -19 tháng 1 ở UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất), tại Trường Đại học Khalifa ở Abu Dhabi đã tổ chức khóa đào tạo về “Quản lí hạt nhân” đầu tiên của IAEA trong khu vực vùng Vịnh. Khóa đào tạo là một trong những nỗ lực kế tiếp của IAEA giải quyết các thách thức về quản lí đội ngũ chuyên gia trong ngành công nghiệp hạt nhân của nhiều nước.

 

Bức tranh hạt nhân toàn cầu nhìn từ IAEA
 

Các tổng Giám đốc IAEA và OFID đã ký kết một thỏa thuận hợp tác hỗ trợ Việt Nam kiểm soát bệnh ung thư, đặc biệt là ở phụ nữ, thông qua “Chương trình hành động” (PACT) của IAEA. (Nguồn ảnh: IAEA)

3. Tháng 2, Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano và Tổng giám đốc Quỹ Phát triển quốc tế của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OFID) Suleiman J. Al-Herbish đã ký kết một thỏa thuận hợp tác hỗ trợ Việt Nam kiểm soát bệnh ung thư, đặc biệt là ở phụ nữ, thông qua “Chương trình hành động” (PACT) của IAEA.

4. Một sự kiện nổi bật tôn vinh những đóng góp to lớn của phụ nữ trong lĩnh vực khoa học hạt nhân đã được tổ chức tại trụ sở của IAEA ở Vienna (nước Áo) vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2012. Hiện nay, nhiều phụ nữ trên toàn thế giới đang tham gia vào vai trò lãnh đạo quan trọng trong việc phát triển chương trình hạt nhân của quốc gia.

5. Là đối tác của Cục Quản lý Hải dương học và Khí quyển quốc gia của Hoa Kỳ, Trung tâm An ninh quốc tế khảo sát địa chấn (ISSC) tại IAEA đang phát triển một hệ thống tiên tiến nhất về dự báo sóng thần theo thời gian thực có thể sử dụng chương trình phần mềm mô phỏng dự đoán chiều cao và tốc độ của những con sóng di chuyển trên đại dương. ISSC là một đầu mối toàn cầu trong việc tăng cường chống lại các mối nguy hiểm bên ngoài vào các công trình hạt nhân toàn cầu.

6. Các thành viên của Cộng đồng quốc tế tại Vienna (Áo) và Nhật tham gia lễ kỉ niệm lần đầu đánh dấu một năm xảy ra động đất Nhật Bản và tai nạn hạt nhân Fukushima Daiichi. Một buổi lễ đặc biệt được tổ chức tại trụ sở của IAEA.

7. Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tổ chức ở Seoul, Hàn Quốc, ở đây đã đưa ra một thông cáo chung hướng tới việc tăng cường an ninh hạt nhân, giảm mối đe dọa khủng bố hạt nhân và ngăn chặn thu thập trái phép vật liệu hạt nhân. Các nhà lãnh đạo ghi nhận vai trò của IAEA trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế và hỗ trợ những nỗ lực của các quốc gia để thực hiện trách nhiệm an ninh hạt nhân.

8. Hội nghị Chuyên gia quốc tế IAEA được tổ chức tại IAEA ngày 23/3 với chủ đề cải thiện an toàn cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa. Các vị lãnh đạo IAEA cùng tham dự hội nghị.

Hội nghị đánh giá lần thứ 4 Công ước chung về Quản lí an toàn nhiên liệu đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ tại trụ sở IAEA được khai mạc ngày 14/5.

9. Dự án kéo dài nhiều năm hiện đại hóa những khả năng phân tích an toàn của IAEA đã ghi nhận một mốc thời gian quan trọng vào tháng 5/2012 khi thiết bị đo phổ mới với độ chính xác cao nhất từ trước tới nay đã được đưa vào hoạt động.

10. Tháng 6, IAEA bắt đầu một dự án dài hạn trong khu vực với 13 nước tham gia nhằm mục đích nâng cao kiến thức của các nước này và sự hiểu biết về 5 tầng nước ngầm lớn xuyên quốc gia mà họ đang chia sẻ trong khu vực Sahel.

11. Đáp ứng lời kêu gọi của Cộng đồng khoa học quốc tế về nghiên cứu phối hợp và hành động hơn nữa về vấn đề axit hóa đại dương, Trung tâm phối hợp quốc tế axit hóa đại dương tại phòng Thí nghiệm Môi trường của IAEA ở Monaco đã được khánh thành vào mùa hè.

12. Hội nghị quốc tế về Quản lí đất đai, an ninh lương thực và thích ứng với biến đổi khí hậu được diễn ra ở Vienna trong các ngày 23–27 tháng 7. Hội nghị nêu bật những lợi ích của việc sử dụng công nghệ hạt nhân cho nông nghiệp và quản lí đất đai.

13. Hệ thống Thông tin hạt nhân của IAEA (gọi tắt là INIS) ra mắt phiên bản di động của trang web để đáp ứng số lượng độc giả ngày càng tăng bằng các thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng. INIS được điều hành bởi IAEA phối hợp với hơn 150 quốc gia thành viên. INIS là một trong những bộ sưu tập thông tin lớn nhất thế giới về sử dụng khoa học và công nghệ hạt nhân với mục đích hòa bình. Bên cạnh đó, ấn phẩm đầu tàu của Cơ quan này, IAEA Bulletin, cũng là một ‘ứng dụng’ cho các thiết bị di động.

14. Một tuần thảo luận căng thẳng diễn ra ở Vienna, Áo với sự tham gia của hơn 600 đại biểu từ 64 bên tham gia Công ước về an toàn hạt nhân (CNS) với một loạt chủ đề: quản lý và phục hồi tai nạn nghiêm trọng, thiết kế lò phản ứng, sự sẵn sàng trong tình trạng khẩn cấp, ứng phó và quản lý sau tai nạn và cũng như các hợp tác quốc tế.

15. Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano tham quan trụ sở ITER ở Pháp vào đầu tháng 7. ITER là một dự án quốc tế thực hiện việc thiết kế và xây dựng một lò phản ứng nhiệt hạch thí nghiệm, dựa trên khái niệm “tokamak.”

Ngày 23/8, Tổng Giám đốc IAEA tham quan bể chứa ngầm Onkalo, một kho lưu trữ chất thải hạt nhân, trong chuyến thăm chính thức Posiva Oy, Olkiluoto, Phần Lan.

16. Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) là quốc gia đầu tiên khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình trong 27 năm, kể từ khi công cuộc xây dựng nhà máy đầu tiên của Trung Quốc được bắt đầu vào năm 1985.

17. Đại Hội đồng của IAEA khai mạc ngày 17/9 với khoảng 3000 đại biểu đến từ các nước thành viên, các tổ chức quốc tế, cũng như các tổ chức phi chính phủ và giới truyền thông, với một số lượng kỷ lục các sự kiện bên lề bao gồm cả một diễn đàn khoa học về “Thực phẩm cho tương lai: Giải quyết thách thức bằng các ứng dụng hạt nhân”.

18. Dự báo của IAEA trong năm 2012 cho thấy sự gia tăng ổn định số lượng các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới trong 20 năm tới. Tai nạn hạt nhân Fukushima Daiichi vừa qua đã đặt ra những câu hỏi về tương lai năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới, nhưng rõ ràng rằng năng lượng hạt nhân vẫn sẽ là một lựa chọn quan trọng cho nhiều quốc gia.

19. Các phòng thí nghiệm Ứng dụng Hạt nhân của IAEA ở Seibersdorf, Áo kỉ niệm hơn 50 năm giúp đỡ các nước tiếp cận và phát triển công nghệ hạt nhân. Để đánh dấu cột mốc quan trọng này, IAEA đã tổ chức một sự kiện tại trụ sở chính vào ngày 29/11, nêu bật những thành tựu và thu hút sự chú ý đến kế hoạch hiện đại hóa các phòng thí nghiệm trong tương lai.

20. Hội nghị bộ trưởng Fukushima về an toàn hạt nhân được tổ chức tại thành phố Koriyama, Fukushima, Nhật Bản ngày 15/12/2012. Ở hội nghị này, Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano và Tỉnh trưởng tỉnh Fukushima, ông Yuhei Sato, ký biên bản Ghi nhớ hợp tác bên lề . Hội nghị kêu gọi cải thiện liên tục và tăng cường hơn nữa an toàn hạt nhân trên toàn thế giới.

Hoạt động đa dạng và phong phú của IAEA trong năm 2012 cho thấy, dư âm của sự cố hạt nhân Fukushima còn nặng nề, nhưng năng lượng hạt nhân vẫn đang và sẽ là một lựa chọn quan trọng cho nhiều quốc gia. Trong sản xuất điện năng và cả trong ứng dụng của các kỹ thuật hạt nhân vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống con người.

Và dù ở lĩnh vực nào, vấn đề an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ cũng là mối quan tâm hàng đầu.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Hoa Kỳ và tiền lệ tổng thống 'vịt què'
Nên đề cập về Đảng như thế nào trong Hiến pháp?
Cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2 Trung - Nhật bắt đầu
Chính sách đối ngoại Obama 2.0: Giữa 'bơ' và 'súng'
"Dư luận băn khoăn tự phê bình như hòa cả làng"
Chủ tịch nước: 'Biển Đông là vấn đề Việt Nam luôn quan tâm'

Nguồn: VietNamNet

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động