RSS Feed for T&T Group: Phát triển năng lượng sạch và những ‘điểm nghẽn’ cần tháo gỡ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 14:11
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

T&T Group: Phát triển năng lượng sạch và những ‘điểm nghẽn’ cần tháo gỡ

 - T&T Group là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa ngành, và đang ghi dấu ấn với lĩnh vực phát triển năng lượng. T&T Group đặt mục tiêu trong 10 năm tới, tổng công suất các nguồn năng lượng xanh, sạch đạt từ 12.000 - 15.000 MW, chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam.
T&T và đối tác Lào hợp tác đầu tư năng lượng tái tạo, truyền tải về Việt Nam T&T và đối tác Lào hợp tác đầu tư năng lượng tái tạo, truyền tải về Việt Nam

Ngày 21/3, tại hội nghị gặp mặt giữa lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, doanh nghiệp của hai nước Việt Nam - Lào diễn ra tại Thủ đô Vientiane (Lào), Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn Phongsubthavy đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (NLTT). Theo đó, hai bên sẽ hợp tác phát triển các dự án NLTT tại Lào với tổng công suất khoảng 2.500 MW hướng tới bán điện về Việt Nam.

T&T Group và Tập đoàn EREX hợp tác phát triển điện sinh khối T&T Group và Tập đoàn EREX hợp tác phát triển điện sinh khối

Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn EREX - công ty hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng điện sinh khối của Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ về việc triển khai hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sinh khối tại Việt Nam. Đây là nguồn năng lượng sạch rất tiềm năng ở Việt Nam với nguồn tài nguyên sinh khối lớn và vô cùng phong phú.

Samsung C&T và Lilama là tổng thầu dự án điện Nhơn Trạch 3 và 4 Samsung C&T và Lilama là tổng thầu dự án điện Nhơn Trạch 3 và 4

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư; Bộ Công Thương thẩm định thiết kế cơ sở và Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) quyết định đầu tư. Ban QLDA Điện làm đại diện Chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt (ngày 27/1/2022), nhà thầu trúng thầu là tổ hợp Liên danh nhà thầu Samsung C&T và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama).

T&T Group và Total Eren hợp tác phát triển điện gió, mặt trời ở Việt Nam T&T Group và Total Eren hợp tác phát triển điện gió, mặt trời ở Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 4/11/2021, Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã trao đổi các biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Total Eren (Cộng hòa Pháp) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Cụ thể là hai bên sẽ xem xét hợp tác trong các dự án điện mặt trời, điện gió trên đất liền của T&T Group đã vận hành, đang đầu tư và phát triển dự án mới...


T&T Group hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực, ngành nghề với các lĩnh vực chính: Bất động sản, hạ tầng giao thông, tài chính, cảng biển - Logistic, năng lượng, nông nghiệp, môi trường, y tế, giáo dục, thể thao. T&T Group hiện có quy mô tổng tài sản đạt 45.000 tỷ VNĐ với gần 200 công ty con, công ty thành viên, liên danh liên kết tại các tỉnh trên cả nước và quốc tế.

T&T Group chú trọng đầu tư phát triển các nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm điện gió, điện mặt trời, điện khí tự nhiên, điện sinh khối và điện từ rác thải.

T&T Group: Phát triển năng lượng sạch và những ‘điểm nghẽn’ cần tháo gỡ
Quá trình vận chuyển thiết bị điện gió của Tập đoàn T&T.

Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, T&T Group đã hoàn thành xây dựng để sớm đưa vào vận hành khoảng gần 1.000 MW các nguồn điện từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió, đã tổ chức khởi công hợp phần kỹ thuật dự án Nhà máy điện khí - LNG, tỉnh Quảng Trị.

Trong 10 năm tới, T&T Group có định hướng mục tiêu và kế hoạch đầu tư phát triển các dự án năng lượng như điện khí LNG và các nguồn điện từ năng lượng tái tạo với tổng công suất đạt từ 12 GW - 15 GW, chiếm khoảng gần 10% tổng công suất nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam.

Để hướng tới đạt mục tiêu đề ra, T&T Group đã thực hiện và ký kết hợp tác đầu tư chiến lược với nhiều tập đoàn năng lượng lớn, hàng đầu trên thế giới, liên danh, liên kết cùng đầu tư phát triển các dự án điện tái tạo, đồng thời xem xét đề xuất sản xuất Hydrogen bằng việc sử dụng nguồn điện từ các trang trại điện gió ngoài khơi trong danh mục dự kiến đầu tư của Tập đoàn.

Đồng thời, Tập đoàn cũng đang nghiên cứu, đề xuất thành lập Khu công nghiệp phù trợ cho năng lượng tái tạo hiện đại ở một số tỉnh lựa chọn của Việt Nam để kêu gọi đầu tư sản xuất các các cấu kiện hàng hóa lớn, các trang thiết bị tại Khu công nghiệp nhằm hình thành và mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, đáp ứng nhu cầu trong nước và từng bước hướng đến xuất khẩu đến thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là chủ trương lớn của Đảng và đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị, cùng các quyết sách của Nhà nước và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do vậy mà nguồn điện mặt trời và điện gió đã tăng tốc phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng các dự án trong các năm gần đây.

T&T Group: Phát triển năng lượng sạch và những ‘điểm nghẽn’ cần tháo gỡ
Toàn cảnh dự án Nhà máy điện gió Chơ Long (155 MW) của Tập đoàn T&T. Vị trí: Xã Chơ Long, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Tuy nhiên, theo Tập đoàn T&T, để góp phần đưa đất nước phát triển thông qua thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa có đóng góp lớn thực hiện cam kết phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam vào 2050 (COP 26) đồng thời giúp thực hiện hiệu quả mạnh mẽ Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần tháo gỡ một số “điểm nghẽn”:

Một là: Trong bối cảnh hiện nay và xu thế phát triển thì tỉ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo ngày càng lớn và tiếp tục gia tăng trong tổng công suất nguồn điện ở Việt Nam nhưng lại tập trung chủ yếu ở một số vùng phụ tải thấp. Hơn thế nữa, lưới điện truyền tải chưa được phát triển đồng bộ với tốc độ phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo cả hiện tại cũng như trong tương lai nên việc cho phép và thu hút các doanh nghiệp tư nhân làm hạ tầng truyền tải điện được coi là một trong những giải pháp đột phá để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong các tuyến đường dây truyền tải điện. Do vậy, việc sớm ban hành các hành lang pháp lý sẽ giúp xóa bỏ điểm nghẽn này để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư hệ thống truyền tải điện gắn với phát triển năng lượng bền vững.

Hai là: Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo chưa được thông suốt, liên tục và đang bị đứt gãy, gián đoạn như điện mặt trời đã bị chững lại (từ sau 1/1/2021) và gần đây là điện gió (sau 1/11/2021). Đây cũng được coi là một điểm nghẽn cần khơi thông dòng chảy và cần có một hành lang pháp lý thông suốt, thông thoáng, rõ ràng và liên tục. Các cơ chế chính sách áp dụng trong thời gian vừa qua chưa đưa ra được định hướng lâu dài.

Từ đầu năm 2021 đến nay, các dự án điện mặt trời không được áp dụng biểu giá FIT, trong khi cơ chế đấu thầu, đấu giá chưa được ban hành. Tương tự, là các dự án điện gió (sau ngày 1/11/2021) cũng chưa có cơ chế áp dụng nối tiếp. Điều này đã gây khó khăn cho Nhà đầu tư trong dài hạn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra các chính sách hướng tới tạo môi trường đầu tư ổn định, lâu dài làm cơ sở có thể dự đoán/mô phỏng được vấn đề chi phí và phân tích đánh giá tính khả thi về kinh tế - tài chính của các dự án, đặc biệt là các dự án đã đầu tư, đã xây dựng những mới đưa vào vận hành thương mại (COD) được 1 phần…

Ba là: Để năng lượng tái tạo phát triển bền vững cần có một cơ chế chính sách thông thoáng, đủ mạnh để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực điện gió ngoài khơi - mà Việt Nam có tiềm năng rất lớn (tiềm năng kỹ thuật có thể đạt từ 160 GW đến 475 GW). Đây được coi là nguồn điện đầy tiềm năng, sẽ có tính chủ đạo trong tương lai và có tác động tích cực đến việc thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ khi tham dự hội nghị COP 26 tại Glasgow, Vương quốc Anh. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang thiếu một Quy hoạch tổng thể đầy đủ để hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn điện này (như quy hoạch không gian biển - quy hoạch điện gió ngoài khơi) cũng như các hướng dẫn, chỉ dẫn cần thiết, rõ ràng cho các bước đi trong quá trình thực thi (từ xin giấy phép khảo sát, đo gió, khu vực/địa điểm nào sẽ ưu tiên phát triển dự án trong giai đoạn đến 2030 và sau 2030)./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động