RSS Feed for Sự kiện sắp tới - Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ Hai) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 02/05/2024 05:11
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sự kiện sắp tới - Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ Hai)

 - Vào ngày 7/4/2022 tại TP. Hà Nội, với sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế… Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam và Trung tâm Thông tin Năng lượng Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ Hai) với chủ đề: “Hướng tới trung hòa các bon - Cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí”.
Diễn đàn Năng lượng Sạch Việt Nam và bình chọn DN dẫn đầu năng lượng sạch 2020 Diễn đàn Năng lượng Sạch Việt Nam và bình chọn DN dẫn đầu năng lượng sạch 2020

Ngày 23/12/2020, tại TP. Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ đạo của Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã tổ chức “Diễn đàn Năng lượng Sạch Việt Nam (lần thứ Nhất) và Tổng kết bình chọn Doanh nghiệp dẫn đầu Năng lượng Sạch Việt Nam năm 2020”.

Kiến nghị ‘ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng’ đang được Bộ Công Thương xử lý Kiến nghị ‘ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng’ đang được Bộ Công Thương xử lý

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 39/PC-VPCP, ngày 6/1/2022, chuyển báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả “Hội thảo khoa học ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị” của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đến Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tuyên bố với quốc tế rằng: Việt Nam sẽ đưa phát thải ròng khí nhà kính các bon về “0” vào năm 2050, tại Hội các bên về Biến đổi khí hậu - COP26, mở ra cơ hội lớn cho phát triển các nguồn năng lượng sạch trong tương lai. Tuy nhiên, trong thực hiện triển khai các dự án năng lượng sạch vẫn còn hàng loạt thách thức, bất cập của một số quy định về pháp lý và kỹ thuật, cơ chế quản lý nhà nước hiện nay; công nghệ các nguồn năng lượng sạch còn mới mẻ với thị trường Việt Nam, khả năng tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo biến động vào hệ thống với tỷ lệ cao còn chưa khả thi; các nguồn tài chính trong nước còn hạn chế, trong khi các nguồn vốn nước ngoài đòi hỏi tính bảo toàn và các cam kết về ổn định chính sách.

Sự kiện sắp tới - Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ Hai)
Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ Hai) với chủ đề: “Hướng tới trung hòa các bon - Cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí”.

Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ Hai) với chủ đề “Hướng tới trung hòa các bon - Cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí” là dịp để các đại diện cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư vấn, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đầu tư nguồn năng lượng sạch và các nhà khoa học chia sẻ, trao đổi, phân tích các vấn đề bất cập, thách thức nói trên. Thảo luận về các cơ hội lớn cho các nguồn năng lượng sạch theo định hướng và quyết tâm của Chính phủ về phát triển bền vững. Đặc biệt là chủ trương dừng các dự án nhiệt than chưa triển khai đầu tư xây dựng, đồng thời kiến nghị lên cấp thẩm quyền để ban hành các quy định và cơ chế phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng tính cường phát triển các dạng năng lượng xanh và sạch.

Theo Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam, nội dung chính của Diễn đàn sẽ tập chung vào các chủ đề chính về cơ chế, chính sách, bao gồm:

1/ Những thách thức mới trong phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam: Trong quy hoạch điện, quy hoạch quản lý đất đai; đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà thầu; trong công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thu xếp vốn; nguồn nhiên liệu trong nước và nhập khẩu (giá cả, nguồn cung, hệ thống hạ tầng đối với các dự án điện khí); khả năng tham gia thị trường điện; sự đồng hành của chính quyền địa phương.

2/ Cơ chế lựa chọn nhà đầu tư nguồn điện gió, điện mặt trời, điện khí.

3/ Các chính sách tài trợ vốn ưu đãi cho ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, công nghệ cao.

4/ Những điều kiện cấp tín dụng cho vay phát triển dự án năng lượng sạch, kinh nghiệm chính sách quốc tế của các nước đang phát triển về chính sách thu hút nguồn đầu tư, khoản tín dụng đối với đầu tư dự án năng lượng sạch.

5/ Các nhà sản xuất, các nhà cung cấp thiết bị giới thiệu tiềm năng sản xuất, công nghệ các thiết bị tiên tiến, hiệu suất cao và gắn với bảo vệ môi trường của dự án. Kinh nghiệm quốc tế trong xử lý việc lựa chọn công nghệ tiên tiến, bền vững với hài hòa tài chính, giá cả, cũng như kinh nghiệm xây dựng các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ cần ban hành, tạo hành lang pháp lý và minh bạch trong phát triển dự án.

6/ Cơ chế - giải pháp để thúc đẩy phát triển NLTT.

7/ Các vấn đề khác (do chủ đầu tư, nhà cung cấp tín dụng và nhà cung cấp thiết bị xem xét đề xuất).

Từ những chủ đề trên, diễn đàn sẽ tập trung thảo luận, chia sẻ về các giải pháp cần tháo gỡ những vấn đề như:

Thứ nhất: Các quy định về tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (cơ quan tổ chức, điều kiện tổ chức, thống nhất thông số đầu vào đối với vị trí các dự án ở các địa phương khác nhau, xác định giá trần, đối tượng có thể tham gia…).

Thứ hai: Các điều kiện vay vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng thương mại trong nước đối với các chủ đầu tư trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn bất cập, khó khăn cho cả ngân hàng và chủ đầu tư.

Thứ ba: Các quy định về Hợp đồng mua bán khí, Hợp đồng mua bán điện của các dự án không phù hợp các điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài.

Thứ tư: Hạ tầng lưới điện còn yếu, chưa đồng bộ để tạo cơ sở kỹ thuật cho tích hợp các nguồn điện NLTT. Ranh giới đầu tư lưới điện đấu nối giữa chủ đầu tư dự án nguồn điện và EVN.

Thứ năm: Sự đồng thuận từ chính quyền các địa phương (chủ trương, bố trí quỹ đất và hỗ trợ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng).

Thứ sáu: Một số bất cập hiện nay về thiếu các quy định đối với tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn môi trường cho các dự án NLTT, năng lượng sạch.

Thứ bảy: Những giải pháp, cơ chế, chính sách cần thiết được đề xuất bởi các chủ đầu tư, nhà cung cấp tín dụng và nhà cung cấp thiết bị.

Tại diễn đàn này sẽ vinh danh “TOP 10 nhà đầu tư IPP năng lượng sạch uy tín ở Việt Nam 2021” và “TOP 10 doanh nghiệp công nghệ, thiết bị, dịch vụ điện gió, mặt trời được đánh giá tốt nhất Việt Nam 2021” nhằm ghi nhận, động viên và quảng bá các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các nguồn điện sạch tiêu biểu; cung cấp các thiết bị điện công nghệ cao, cung cấp dịch vụ xây dựng dự án năng lượng sạch góp phần tăng hiệu quả đầu tư và đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn - tin cậy.

Kết thúc diễn đàn, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ tổng hợp, kiến nghị để cấp thẩm quyền ban hành các quy định và cơ chế phù hợp trong thời gian tới, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng tính khả thi thực hiện Quy hoạch điện, cũng như góp phần thực hiện nội dung cam kết quốc tế của Việt Nam về trung hòa các bon vào năm 2050.

Diễn đàn sẽ khai mạc vào lúc 8h15 (ngày 7/4/2022) tại Hội trường VIP, tầng 2, Trung tâm Hội nghị Quốc tế - ICC, số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội và phát trực tiếp trên FB Năng lượng Việt Nam và Fanpage Tạp chí Năng lượng Việt Nam./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động