RSS Feed for Phỏng vấn Đại sứ Na Uy trước thềm Hội nghị năng lượng gió Việt Nam 2022 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 19:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phỏng vấn Đại sứ Na Uy trước thềm Hội nghị năng lượng gió Việt Nam 2022

 - Trước thềm Hội nghị năng lượng gió Việt Nam 2022, Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken đã trả lời phỏng vấn Tạp chí Năng lượng Việt Nam về tiềm năng hợp tác giữa Na Uy và Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng nói chung, cũng như điện gió nói riêng.
Cơ chế nào để Việt Nam phát triển bền vững nguồn điện khí, điện gió, mặt trời? Cơ chế nào để Việt Nam phát triển bền vững nguồn điện khí, điện gió, mặt trời?

Mới đây, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương phối hợp với Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam và Trung tâm Thông tin Năng lượng tổ chức Hội thảo quốc tế về “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam”. Hội thảo được chia thành ba phiên (hai phiên buổi sáng và một phiên buổi chiều).

Phỏng vấn Đại sứ Na Uy trước thềm Hội nghị năng lượng gió Việt Nam 2022
Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken.

Thưa Đại sứ, đây là năm thứ hai Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội và Cơ quan Thương vụ Na Uy (Innovation Norway) tham gia tổ chức Hội nghị năng lượng gió Việt Nam 2022 - Đại sứ có thể chia sẻ về sự kiện này?

Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken: Tháng 9 vừa rồi, tôi tham dự Hội nghị đối thoại hợp tác triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) Việt Nam tổ chức. Đây là một sáng kiến hay để chuẩn bị cho sự kiện sắp tới về chủ đề này do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.

Na Uy luôn sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành và các bên liên quan trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự này thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và tham gia các nỗ lực chung.

Bài học kinh nghiệm ở thời điểm này của Na Uy cho thấy cách tốt nhất để đảm bảo việc chuyển dịch năng lượng xanh công bằng đó là phải huy động sự tham gia của mọi bên liên quan, mọi lĩnh vực kinh tế và mọi khu vực địa lý, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp.

Chính vì vậy, Đại sứ quán Na Uy và Cơ quan Thương vụ (Innovation Norway) rất vui được tham gia tổ chức sự kiện này cùng Hội đồng Điện gió Toàn cầu (GWEC) và các đối tác khác.

Một số doanh nghiệp điện gió hàng đầu của Na Uy như: Equinor, Scatec, Mainstream… sẽ tham gia trình bày tại một số phiên của Hội nghị về những lĩnh vực thế mạnh của Na Uy.

Đại sứ đánh giá thế nào về tiềm năng hợp tác của các doanh nghiệp Na Uy và Việt Nam trong phát triển điện gió?

Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken: Tiềm năng hợp tác là rất lớn. Na Uy và Việt Nam đều có đường bờ biển dài, nguồn lợi gió dồi dào. Doanh nghiệp Na Uy có nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu các công nghệ tiên tiến trong phát triển điện gió ngoài khơi; vận tải biển xanh; lưu trữ các bon; hydrogen, truyền tải điện…

Về phần mình, Việt Nam có điều kiện tự nhiên tuyệt vời để phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió. Việt Nam có hệ thống cảng biển tự nhiên phù hợp cho các dự án điện gió ngoài khơi, và một lực lượng lao động có nhiều kỹ năng được chuyển giao từ lĩnh vực dầu khí. Cùng nhau hợp tác, Na Uy và Việt Nam có thể tạo nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực này, tạo việc làm và đóng góp đáng kể vào đảm bảo an ninh năng lượng.

Equinor - công ty năng lượng lớn nhất Na Uy và có mặt tại 30 quốc gia trên toàn thế giới, đã thành lập văn phòng tại Hà Nội vào đầu năm nay. Họ có kế hoạch dài hạn cho các khoản đầu tư lớn vào điện gió ngoài khơi.

Scatec - một nhà sản xuất điện tái tạo hàng đầu khác của Na Uy cũng đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2019. Scatec hiện đang sở hữu và vận hành Trang trại gió Đầm Nại tại “thủ phủ năng lượng tái tạo” của Việt Nam là tỉnh Ninh Thuận. Mỗi năm, Scatec cung cấp hơn 100 GWh năng lượng sạch cho người tiêu dùng Việt Nam.

Sự hiện diện các công ty hàng đầu của Na Uy tại Việt Nam sẽ phát đi một thông điệp tích cực đến cộng đồng doanh nghiệp trong nước, và tôi hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp Na Uy khác theo chân họ. Tôi rất lạc quan về điều này.

Các doanh nghiệp nước ngoài khi phát triển điện gió tại Việt Nam gặp những thuận lợi và khó khăn gì thưa Đại sứ?

Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken: Việt Nam có chính sách cởi mở với đầu tư nước ngoài. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới việc tạo môi trường thuận lợi cho chuyển dịch năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, một lợi thế khác là Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000 km và nguồn gió ngoài khơi đủ lớn.

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần một khung thể chế ổn định và dễ đoán định. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự án điện gió ngoài khơi, vốn rất mất nhiều thời gian và cần những khoản đầu tư lớn để thiết kế, xây dựng và thương mại hóa.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, chúng ta cần cả nguồn lực kỹ thuật và nguồn lực tài chính. Vì vậy, một cơ chế tài chính khả thi đóng vai trò quan trọng.

Tôi rất vui khi biết Việt Nam cũng đang được Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) hỗ trợ. Na Uy là một trong những quốc gia đóng góp tài chính cho Quỹ này.

GCF là một cơ chế hỗ trợ tài chính cho các dự án của Việt Nam, trong đó phải kể tới dự án trị giá 11,3 triệu USD hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát triển thị trường tài chính thương mại cho đầu tư vào tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp. Một phần của khoản tài trợ được dùng để xây dựng năng lực cho khu vực tư nhân trong nhận diện, thẩm định và thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan để cải tiến chính sách, quy định, cũng như tạo lập một môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển thị trường tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

Theo Đại sứ, Chính phủ Việt Nam nên làm gì để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia sản xuất điện gió?

Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken: Chuyển đổi sang năng lượng xanh và năng lượng tái tạo là quá trình tất yếu để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Mọi quốc gia trên thế giới đều đang trải qua sự chuyển dịch xanh này, và tất cả chúng ta đều đang nỗ lực để thực hiện nó. Yêu cầu quan trọng để đạt được tiềm năng đầy đủ của điện gió là một khuôn khổ pháp lý minh bạch, ổn định và thuận lợi.

Na Uy cũng đang trong quá trình xây dựng khung pháp lý về gió ngoài khơi và tôi tin rằng Na Uy và Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong lĩnh vực này. Na Uy rút ra một bài học về tầm quan trọng của việc tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan thuộc mọi thành phần kinh tế và khu vực địa lý cùng tham gia vào quá trình này. Bên cạnh đó, cần có các chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Cuối cùng nhưng quan trọng không kém, đó là sự đồng lòng của toàn xã hội từ chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện các mục tiêu trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, cũng như những cam kết tham vọng được nêu tại COP26.

Xin cảm ơn Đại sứ./.

PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM (THỰC HIỆN)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động