RSS Feed for Pháp sẽ hỗ trợ Việt Nam về chương trình điện hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 22:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Pháp sẽ hỗ trợ Việt Nam về chương trình điện hạt nhân

 - Nhân chuyến thăm chính thức Pháp (24-26/9), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Jean-Marc Ayrault đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp. Trong đó, Pháp và Việt Nam nhất trí chia sẻ quan điểm với tinh thần trách nhiệm về phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình.

>> Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA
>> Chia sẻ kinh nghiệm quản lý hợp đồng EPC về điện hạt nhân
>> IAEA sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực
>> IAEA: Nhu cầu điện hạt nhân khu vực châu Á tiếp tục tăng cao

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Công hòa Pháp, Jean-Marc Ayrault ký Tuyên bố chung. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuyên bố nếu rõ: Pháp chủ trương hỗ trợ chương trình điện hạt nhân của Việt Nam và khẳng định sẵn sàng hỗ trợ kinh nghiệm chuyên môn về công nghệ, an ninh và an toàn hạt nhân, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân và tìm kiếm nguồn tài chính cho các dự án.

Việt Nam ghi nhận sự quan tâm của Pháp đối với chương trình phát triển năng lượng điện hạt nhân của Việt Nam, xuất phát từ mong muốn trang bị công nghệ cho phép đảm bảo an ninh và an toàn hạt nhân cao nhất cho đất nước.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 25 tháng 9, các đại diện của Pháp và Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng nhà máy nhiệt điện sử dụng khí hóa lỏng tại Việt Nam. Người đứng đầu bộ phận quốc tế của Công ty Pháp GDF, ông Suez Willem Van Tvembek và Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Trần Hưng Hiển đã ký thỏa thuận hợp tác.

Lễ ký kết được tổ chức trong sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Công hòa Pháp, Jean-Marc Ayrault.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ý định khó đoán của Trung Quốc và dấu hỏi về sách Mỹ
Vinashin trở về với 'vạch xuất phát'
Những siêu dự án quân sự bí mật của Trung Quốc
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng
Trung Quốc thay đổi học thuyết phiên bản "made in China"
Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc
Nga quyết định cải tổ không quân nhằm tránh thảm họa

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động