RSS Feed for Nhà đầu tư chờ ngành điện cổ phần hóa | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 24/12/2024 02:28
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhà đầu tư chờ ngành điện cổ phần hóa

 - Cổ phần hóa các nhà máy phát điện, một trong những lĩnh vực, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm tại Hội Nghị thường niên Các nhà đầu tư lần thứ 9 của VinaCapital, vừa diễn ra tại Hà Nội.

Giảm dần đầu tư công trong lĩnh vực năng lượng
Thách thức đặt ra trong CPH ngành năng lượng

HẢI VÂN

Ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital, cho biết, các nhà đầu tư quan tâm đến các dự án phát triển hạ tầng, cảng biển, các nhà máy phát điện của Việt Nam và đang theo dõi tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở những lĩnh vực này.

Trong hai năm 2014-2015, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước. “Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung, cho biết, các nhà máy phát điện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đang chuẩn bị để cổ phần hóa”, ông Don Lam cho hay.

“Một số nhà đầu tư rất quan tâm đến tiến trình cổ phần hóa của Vinacomin”. Ông Don Lam nói và cho hay: “Họ đang chờ đợi các nhà máy phát điện của Việt Nam cổ phần hóa để mua lại cổ phần”.

Hiện nay, VinaCopital đang chờ đợi Vinacomin chọn nhà tư vấn để thông qua đó tham gia vào quá trình cổ phần hóa, bởi nhà tư vấn sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà đầu tư đầy đủ hơn.

Một nguồn tin cho biết, hiện nay, Vinacomin đang lựa chọn đơn vị tư vấn để triển khai tìm nhà đầu tư chiến lược. Theo nguồn tin này, “có khả năng Vinacomin sẽ bán cho các nhà đầu tư chiến lược khoảng 35%”.

Các nhà máy phát điện hiện nay có giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Một vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa ngành điện là đánh giá tài sản doanh nghiệp.

Ông DonLam tham vấn, nên đánh giá doanh nghiệp vừa phải để cổ phần hóa, sau đó thu thuế sẽ hay hơn, nếu đánh giá ban đầu cao quá mà không ai mua cổ phiếu, thì cổ phần hóa không thành công.

Do đó, nên đánh giá vừa phải, cổ phần hóa 35%, sau này giá tăng lên thì vẫn còn 65% để bù lại.

Giá điện của Việt Nam vẫn thấp nếu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Khi nghiên cứu đầu tư, các nhà đầu tư thường nhìn vào nhà máy điện bán điện giá bao nhiêu, mua cổ phần bao nhiêu… tất cả phải bảo đảm nhà đầu tư có lợi nhuận.

Với các nhà đầu tư nước ngoài, số tiền đầu tư lớn, nhỏ không quan trọng, bởi luôn có các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 2-3 nghìn tỷ đồng để mua cổ phần một nhà máy phát điện. Ông Don Lam nói: “Vấn đề quan trọng là đầu tư đó có khả thi hay không”.

Thực chất, lợi nhuận những năm đầu của một nhà máy phát điện rất thấp. Lý do đó, ông Don Lam nói “nên cổ phần hóa thấp một chút để kêu gọi người mua, sau đó nâng giá lên”.

Hiện nay, lãi suất dài hạn khoảng 10-11%. Theo ông DonLam, sẽ không có nhà đầu tư nào đầu tư vào một nhà máy phát điện chỉ để thu 9-10% được. Họ phải thu được 12-13% thì mới đủ đảm bảo rủi ro đầu tư.

Ông Don Lam lý giải: “Không nhà đầu tư nào chịu mua sản phẩm giá 12 đồng để bán lại 10 đồng”.

Hội nghị Các Nhà đầu tư là một trong những cách thức đối thoại trực tiếp và hiệu quả nhất mà Tập đoàn VinaCapital lựa chọn để thuyết phục với các nhà đầu tư của mình.

Tại hội nghị năm nay, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trực tiếp trao đổi với hơn 20 đại diện của các tập đoàn tài chính và đầu tư quy mô lớn, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản, về các cơ hội đầu tư hợp tác tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Năm 2015, Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu tăng GDP tăng lên khoảng 6,2% so với năm 2014. Theo đó, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững, tập trung vào 3 lĩnh vực tái cơ cấu đầu tư công, hệ thống ngân hàng tài chính và doanh nghiệp nhà nước.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động