RSS Feed for Nga tiếp tục phát triển điện hạt nhân với công nghệ an toàn nhất | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 07:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nga tiếp tục phát triển điện hạt nhân với công nghệ an toàn nhất

 - Tại Hội nghị "Năng lượng hạt nhân trong thế kỷ 21” vừa được tổ chức tại Xanh Pêtécbua, Tổng thống Nga Putin đã có buổi làm việc với Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Tại đây, Tổng thống Nga khẳng định, kế hoạch của Nga trong những năm tới là tiếp tục phát triển điện hạt nhân, với công nghệ an toàn và hiện đại nhất - đó là các lò phản ứng nước áp lực VVER.

>> Khai mạc Hội thảo Quốc tế về năng lượng hạt nhân thế kỷ 21
>> Khai mạc Triển lãm AtomExpo 2013 tại Xanh Pêtécbua

Tổng thống Nga Putin và Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano. Nguồn: Vietnamese

Trong quá trình đàm phán với ông Yukiya Amano, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh mối quan hệ xây dựng của Nga với cơ quan này, và nhắc tới sự tham gia của Nga từ khi IAEA mới thành lập năm 1957. Tổng thống cho biết, IAEA là công cụ quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ nhạy cảm như hạt nhân. Ông cũng thông báo với ông Yukiya Amano về kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân của Nga.

Theo Tổng thống Putin: “Kế hoạch của Nga trong những năm tới là tăng sản xuất điện hạt nhân, sử dụng các công nghệ an toàn và hiện đại nhất - đó là các lò phản ứng nước áp lực VVER. Tất cả sẽ là các công nghệ "hậu Fukusima", bảo đảm sự an toàn tối đa. Nga hi vọng vào sự duy trì hợp tác, sự hỗ trợ của IAEA trong tất cả những khởi đầu của Nga và sẵn sàng đóng góp vào hoạt động của tổ chức quốc tế uy tín này.”

Ông Yukiya Amano xác nhận, Nga là một trong những đối tác quan trọng của IAEA. Theo ông, hội nghị tại St Petersburg là cơ hội tích cực để thảo luận tương lai năng lượng hạt nhân cũng như những biện pháp cần thiết cho sự phát triển an toàn công nghệ trên thế giới.

Theo ông Yukiya Amano, hội nghị quốc tế được tổ chức tại St Petersburg là hoạt động kịp thời, sau hơn hai năm kể từ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1.

IAEA cũng công nhận vai trò hàng đầu của Nga trong thiết kế và phát triển công nghệ hạt nhân.

Theo các nguồn tin từ điện Kremlin, ông Putin và ông Yukiya Amano không chỉ trao đổi về quan hệ đối tác giữa Nga và IAEA, mà còn đề cập đến những vấn đề liên quan tới không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đó là các chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên. Nhắc đến CHDCND Triều Tiên, ông Yukiya Amano cho biết, IAEA đang nỗ lực đưa nước này trở lại địa bàn đối thoại, mặc dù đây là một đối tác phức tạp. Ông cũng đảm bảo rằng, tổ chức hi vọng sẽ thiết lập đối thoại xây dựng với Iran nhằm đạt những kết quả cụ thể.

Tại diễn đàn St Petersburg, người đứng đầu IAEA cho biết, IAEA có đầy đủ khả năng để kiểm soát vật liệu hạt nhân. Các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân ký với IAEA hiệp định không phổ biến và hiệp ước bảo đảm. Theo các tài liệu, họ thường xuyên phải báo cáo với IAEA và cho thông tin việc xuất hiện các vật liệu mới hoặc địa điểm sản xuất mới của mình. Ngoài ra, như ông Amano xác nhận, cơ quan cử thanh tra đều đặn đến các cơ sở để xác minh bản chất hoà bình của hoạt động nguyên tử.

Người đứng đầu Cơ quan hạt nhân Nga Rosatom, ông Sergey Kiriyenko cho biết, với những kinh nghiệm từ Chernobyl và Fukushima-1, ngôn từ "an ninh năng lượng" đã được các đại biểu tham dự diễn đàn “Năng lượng hạt nhân trong thế kỷ 21” thường xuyên nhắc đến. Tuy nhiên, hạt nhân tiếp tục là hình thức khai thác có triển vọng và thân thiện nhất với môi trường. Đối với người tiêu dùng thông thường, đây còn là nguồn điện năng tương đối rẻ. Năng lượng hạt nhân là cơ sở phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Ví dụ, sau tai nạn tại cơ sở Fukushima-1 của Nhật Bản, Trung Quốc không những không từ chối hình thức năng lượng này mà còn đưa vào hoạt động bốn tổ máy phát điện mới và hiện đang xây thêm 10 nhà máy khác.

Năng lượng hạt nhân đóng góp đáng kể vào việc giải quyết vấn đề môi trường trên hành tinh. Tính toán đơn giản được thực hiện trong thảo luận sau Fukushima-1 cho thấy, hàng năm các nhà máy điện hạt nhân đang giảm qui mô tổng lượng khí carbon dioxide thải vào khí quyển. Hãy thử hình dung là tất cả các cơ sở điện hạt nhân cùng ngừng làm việc. Điều này có nghĩa sẽ thêm 1,7 tỷ tấn khí carbon dioxide mỗi năm bị thải vào khí quyển. Trong tương lai gần, sự thiếu hụt điện hạt nhân sẽ không đủ khả năng cung cấp điện ổn định cho toàn thế giới. Trước hết, điều này liên quan đến các nước đang sở hữu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nhưng tiếp cận hạn chế với các nguồn năng lượng khác. Rõ ràng, nguồn năng lượng tin cậy như điện hạt nhân là điều kiện quan trọng, phục vụ sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia.

Trước đó, tại Cố đô Xanh Pêtécbua - Nga, đã diễn ra triển lãm và hội thảo quốc tế "Năng lượng hạt nhân thế kỷ 21". Sau đây là một số hình ảnh do phóng viên LÊ MỸ (NangluongVietnam.vn) ghi lại

 

Công nghệ điện hạt nhân của Rosatom tại Triển lãm Atomexpo 2013

Toàn cảnh Hội thảo

Tổng Giám đốc IAEA, Ông Yukiya Amano

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam - Vũ Huy Hoàng

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Nước mắt bao giờ cũng mặn...
Trung Quốc: Bạn hay thù của nước Mỹ?
Nước cờ khôn ngoan, bản lĩnh của Nhật ở châu Á
Vận mệnh quốc gia và lòng tự trọng...

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động