RSS Feed for Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ 1]: Dự báo thị trường quốc tế | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 16:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ 1]: Dự báo thị trường quốc tế

 - Trong chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến các loại giá than; tình hình và biến động giá than trên một số thị trường thế giới, khu vực giai đoạn 2011-2020, dự báo giá than thế giới trong giai đoạn tới. Tiếp đến là phân tích thực trạng giá thành, giá than, sản lượng than khai thác nội địa và nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua, dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2045 và ảnh hưởng của giá than đến ngành than, nhiệt điện than, cũng như các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhu cầu than của Việt Nam đến 2045: Dự báo, giải pháp đáp ứng và kiến nghị Nhu cầu than của Việt Nam đến 2045: Dự báo, giải pháp đáp ứng và kiến nghị

Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chiến lược phát triển ngành than) trên cơ sở Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tình hình thực hiện chiến lược phát triển và hiện trạng ngành than theo Quyết định 89 Tình hình thực hiện chiến lược phát triển và hiện trạng ngành than theo Quyết định 89

Trong phạm vi bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ nêu kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg ngày 7/7/2008 và những vấn đề đặt ra đối với ngành than trên các lĩnh vực: Điều tra, thăm dò; khai thác; sàng tuyển và chế biến; hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, sản xuất than.

KỲ 1: DỰ BÁO GIÁ THAN TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI:

Giá than:

Theo phân loại của ASTM (Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ), bốn loại than chính được phân biệt tùy thuộc vào giai đoạn biến chất: Than non, than á bitum, than bitum (than cứng) và than antraxit. Từ than non đến than antraxit, hàm lượng các bon tăng lên và lượng nhiệt mà than tỏa ra trong quá trình đốt cháy tăng lên. Từ quan điểm kinh tế, sẽ hữu ích hơn khi phân chia các loại khoáng sản này thành hai loại: Than nhiệt và than cốc. Than là một sản phẩm không theo một tiêu chuẩn nhất định và giá của nó thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiệt lượng, sự có mặt của tạp chất, địa điểm giao nhận hàng. Bởi vậy, việc so sánh giá than có chất lượng, chủng loại khác nhau ở những nơi khác nhau chỉ có tính chất tương đối.

Giá than có nhiều loại tùy theo cách phân loại khác nhau. Có 2 cách phân loại chính:

Thứ nhất: Theo địa điểm giao nhận than, người ta phân ra giá CIF và giá FOB, trong đó giá CIF gồm giá mua, phí bảo hiểm và cước vận chuyển đến cảng/địa điểm nhận than của người mua, giá FOB là giá than giao trên tàu hay trên phương tiện của người mua tại cảng hay địa điểm giao than của người bán.

Thứ hai: Theo điều kiện mua và giao than, người ta phân ra giá than giao ngay và giá than theo hợp đồng. Giá than theo hợp đồng thông thường có 3 loại: Giá cố định trong suốt thời hạn của hợp đồng, giá thị trường và giá có điều khoản trượt giá. Mỗi loại giá than theo hợp đồng đều có ưu, nhược điểm cho nên tùy theo điều kiện cụ thể mà áp dụng. Vấn đề cơ bản là phải đề ra các điều khoản cụ thể trong hợp đồng để hạn chế các nhược điểm hay bất lợi có thể xảy ra trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của cả bên bán và bên mua than.

Giá than trên thị trường thế giới trong thời gian qua:

Tình hình và sự biến động giá than trên một số thị trường thế giới đại diện từ 1999 - 2019 và 2000 - 2020 được nêu ở bảng 1 và bảng 2.

Qua 2 bảng (dưới đây) cho thấy:

Giá than trên các thị trường khác nhau có sự cao thấp khác nhau là do căn cứ xác định giá khác nhau (giá CIF, giá FOB), giá các loại than khác nhau có chất lượng khác nhau.

Giá than có sự biến động thường xuyên, tăng giảm theo hình sóng với biên độ dao động khác nhau dưới tác động của nhiều yếu tố thị trường và phi thị trường. Trong đó, có tác động rất lớn của giá dầu mỏ và khí tự nhiên - Nguồn năng lượng giữ vai trò chính hiện nay trong cán cân năng lượng sơ cấp của thế giới và hầu hết các nước trên thế giới. Tuy vậy, sự biến động giá than của các nước và các thị trường có cùng xu hướng. Năm 2019, giá than suy giảm do sự giảm giá dầu thô. Khi nền kinh tế thế giới hồi phục, nhu cầu dầu tăng lên thì giá dầu sẽ tăng, kéo theo giá than cũng sẽ tăng theo.

Giá than giữa các thị trường có mối quan hệ với nhau tương đối chặt chẽ, thể hiện ở xu hướng biến động: Về cơ bản cùng giảm, hoặc cùng tăng với mức độ cao thấp có chênh lệch nhau và thời điểm xảy ra sớm muộn khác nhau nhất định.

Ví dụ đến năm 2018 sau khi tăng đạt đỉnh thì năm 2019 giá than bắt đầu giảm và đến năm 2020 giá than tại thị trường Tây Bắc Âu giảm 17,4% xuống còn 50,28 USD/T, giá giao ngay than tại Appalachian Trung US giảm 25,2% xuống còn 42,77 USD/T, Giá CIF giao ngay (Spot) than nhiệt Nhật Bản giảm 10,1% xuống còn 69,77 USD/T và giá than giao ngay Tần Hoàng Đảo (Trung Quốc) giảm 3,2% xuống còn 83,10 USD/T.

Bảng 1: Giá than từ 2000 - 2020 trên một số thị trường thế giới đại diện:

Năm

Giá thị trường Tây Bắc Âu†

Chỉ số giá giao ngay than Appalachian

Trung US‡

Giá CIF giao ngay (Spot) than nhiệt Nhật Bản†

Giá than giao ngay Tần Hoàng Đảo (Trung Quốc)†

USD/Tấn

Tăng, giảm, %

USD/Tấn

Tăng, giảm, %

USD/Tấn

Tăng, giảm, %

USD/Tấn

Tăng, giảm, %

2000

35,99

25,0

29,90

-4,4

-

-

27,52

100

2001

39,03

8,4

50,15

67,7

37,69

100

31,78

11,5

2002

31,65

-18,9

33,20

-33,8

31,47

-16,5

33,19

4,4

2003

43,60

37,8

38,52

16,0

39,61

25,9

31,74

-4,4

2004

72,13

65,3

64,90

68,5

74,22

87,4

42,76

34,7

2005

60,54

-16,0

70,12

8,05

64,62

-12,9

51,34

20,1

2006

64,11

5,9

57,82

-14,0

65,22

0,9

53,53

4,3

2007

88,79

38,5

49,73

-18,7

95,59

46,6

61,23

14,4

2008

147,67

66,3

117,42

136,1

157,88

65,2

104,97

71,4

2009

70,39

-52,2

60,73

-48,3

83,59

-47,0

87,86

-16,3

2010

92,35

30,9

67,87

11,8

108,47

29,8

110,08

25,3

2011

121,48

31,4

84,75

24,9

126,13

16,3

127,27

15,6

2012

92,50

-23,9

67,28

-20,6

100,30

-20,5

111,89

-12,1

2013

81,69

-11,7

69,72

3,6

90,07

-10,2

95,42

-14,7

2014

75,38

-7,7

67,03

-3,85

76,13

-15,5

84,12

-11,8

2015

56,79

-24,7

51,57

-23,1

60,10

-21,0

67,53

-19,7

2016

59,87

5,4

51,45

-0,23

71,66

19,2

71,35

5,7

2017

84,51

40,2

63,83

19,2

95,57

34,0

94,72

32,8

2018

91,83

8,7

72,84

14,1

112,73

18,0

99,45

5,0

2019

60,86

-33,7

57,16

-21,5

77,63

-31,1

85,89

-13,6

2020

50,28

-17,4

42,77

-25,2

69,77

-10,1

83,10

-3,2

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2021.

Ghi chú: † IHS giá than Tây Bắc châu Âu năm 2000 là bình quân hàng tháng - 2001 - 2020 là giá bình quân hàng tuần. Giá HIS thị trường Nhật Bản của than 6000 kCal/kg NAR CIF. Giá than Trung Quốc từ 2000 - 2005 theo bình quân hàng tháng, 2006 - 2020 theo bình quân hàng tuần. Than Trung Quốc 5.500 kcal/kg NAR bao gồm giá và chi phí vận chuyển (CFR). ‡ S&P Global Platts ©2020, S&P Global Inc: Giá tại Central Appalachian cho than 12,500 Btu, 1,2 SO2, FOB Than của Nhật Bản = 6.000 kcal/kg NAR CIF. Platts: Giá than Trung US Appalachian cho loại than 12.500 BTU (tương đương 3.152 kcal/kg), 1,2 SO2, fob. Giá từ 1999 - 2000 là theo ngày công bố giá than, 2001 - 2005 theo ngày đánh giá giá than, 2006 - 2020 là theo tuần CAPP 12.500 Btu, 1,6 SO2, FOB. Lưu ý: cif = giá mua + bảo hiểm + cước vận chuyển (giá trung bình); fob = giá than giao trên tàu.

Bảng 2: Giá than nhiệt từ 2009 - 2019 của một số nước trên thế giới và Việt Nam:

Năm

Giá than Úc (1), US$/tấn

Giá than Việt Nam (3), US$/tấn

Giá than In-đô-nê-xi-a (2) (5), US$/tấn

Giá than Nam Phi (1), US$/tấn

Giá than Trung Quốc (4), US$/tấn

Giá than NK Nhật Bản (4), US$/tấn

2009

71,84

51,78

70,70

67,06

87,86

110,11

2010

98,97

76,70

91,70

91,62

110,08

105,19

2011

121,45

92,13

118,40

104,74

127,27

136,21

2012

96,36

77,60

95,50

84,30

111,89

133,61

2013

84,56

69,82

82,90

73,11

95,42

111,16

2014

70,13

76,11

72,60

66,83

84,12

97,65

2015

58,94

116,86

60,10

57,94

67,53

79,47

2016

66,12

119,68

61,80

68,00

71,35

72,97

2017

88,52

120,30

85,90

87,53

94,72

99,16

2018

107,02

133,92

96,50

95,86

99,45

100,10

2019

77,90

133,92

-

71,90

85,89

-

Nguồn: (1) World Bank Commodity Price Data (The Pink Sheet) Apr. 2020; (2) Benchmark Coal Price of Indonesia Near Six-Year High in March 2018 (số liệu từ năm 2009 đến năm 2017); (3) Báo cáo quản trị hợp nhất, TKV; (4) BP: Statistical Review of World Energy - 2019 edition; (5) Indonesia’s Coal Dynamics: Toward A Just Energy Transition - Institute for Essential Services Reform (IESR) Jakarta, Indonesia First Edition. March 2019 (số liệu năm 2018).

Giá than nhiệt từ 2009 - 2019 của một số nước trên thế giới và Việt Nam nêu tại bảng 2 cũng có cùng xu hướng đó. Sau khi đạt đỉnh cao năm 2018 đến năm 2019 đều giảm: Giá than nhiệt Úc giảm 29,12USD/T (tương ứng 27,21%), giá than nhiệt Nam Phi giảm 23,96 USD/T (25,0%) và giá than nhiệt Trung Quốc giảm 13,56 USD/T (13,64%).

Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ than trên thế giới năm 2020 là: Trung Quốc (chiếm 54,3% thị phần tiêu thụ than thế giới), Ấn Độ (11,6%), Mỹ (7,5%), Nam Phi (2,3%), Nga (2,2%)...

Từ năm 2021, do sự kết hợp của các yếu tố từ sự phục hồi kinh tế của châu Á làm tăng nhu cầu khiến giá than, dầu mỏ và khí đốt tăng mạnh. Nhất là từ đầu năm 2022 sau khi xảy ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ucraina, tiếp theo là các lệnh trừng phạt của EU, Mỹ và các nước phương Tây đối với Nga (một trong những nhà cung cấp chính nguồn khí đốt, dầu mỏ, than trên thế giới) gây ra sự tái cơ cấu thương mại năng lượng quốc tế làm cho nguồn cung khan hiếm và đổi hướng nên giá than, dầu mỏ, khí đốt càng tăng cao.

Theo dữ liệu từ Trading Economic: Giá dầu thô, khí tự nhiên trong nửa đầu năm 2022 tăng lần lượt là 74,52% và 179,4% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng mức tăng đó chưa thể sánh với giá than. Giá than ngày 30/5/2022 ghi nhận ở mức 401 USD/tấn, tăng 33,76% so với tháng trước và 237,26% so với cùng kỳ năm ngoái. Rystad Energy dự đoán giá than đá thế giới có thể vượt ngưỡng 500 USD/tấn trong năm nay [2].

Có thể nói, trước diễn biến phức tạp của việc căng thẳng quân sự giữa Nga - Ukraine, nhu cầu nhiên liệu tăng cao, nhưng bị siết chặt nguồn cung cấp, đẩy nhiều nước phát triển vào tình trạng thiếu năng lượng. Theo IEA, điện than sẽ đạt kỷ lục thế giới khi kinh tế thế giới hồi phục, đẩy nhu cầu sử dụng than lên cao nhất mọi thời đại vào năm 2022, giá than dự kiến tăng lên 500 USD/tấn [2].

Dự báo giá than trên thị trường thế giới:

Theo đánh giá của các nhà phân tích và các tổ chức uy tín trên thế giới (WoodMac, Capital.com, KPMG, World Bank...), dự đoán giá than trên thị trường thế giới trong thời gian còn lại của năm 2022 vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng do hạn chế về nguồn cung, cũng như nhu cầu tiêu thụ của các nước rất lớn, đặc biệt là các nước châu Á đang mở cửa trở lại nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Theo dự báo, giá than có thể giảm sau năm 2030 do sự thúc đẩy giảm lượng phát thải khí carbon. Cụ thể như sau:

Coal Price forecasts (USD/mt)

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2030

Trading Economics

389,85

461,03

-

-

-

-

-

KPMG

130,5

100,4

85,5

80,6

72,5

-

-

Walletinvestor

456,12

527,19

599,12

670,61

742,13

764,44

-

World Bank

120,0

90,0

86,4

82,9

-

-

67,5

Sources: Trading Economics, KPMG, Walletinvestor. World Bank.

Sau năm 2030 nhiều dự báo cho rằng: Giá than sẽ giảm do giám sản lượng than tiêu thụ nhằm thúc đẩy giảm lượng phát thải khí carbon. Tuy nhiên, điều đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là nhu cầu năng lượng sơ cấp, khả năng đáp ứng nguồn cung, trong đó có than cho sản xuất điện, đặc biệt là của các nước châu Á - Thái Bình Dương. Các cam kết loại bỏ than gần đây chỉ bao gồm 1,2% lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu. Cụ thể, 18 quốc gia đã đồng ý loại bỏ dần việc sử dụng than cho phát điện từ năm 2021 (Bồ Đào Nha) đến cuối năm 2040 (Chile). Một số quốc gia đã thực hiện chủ trương này, bao gồm: Áo (2020), Thụy Điển (2020) và Bỉ (2016). Tuy nhiên, những cam kết này tổng thể chỉ bao gồm 4,1% sản lượng nhiệt điện than toàn cầu và 1,2% phát thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu.

Khi tài nguyên than dồi dào vẫn tiếp tục là nguồn năng lượng sơ cấp không thể thay thế, nhất là cho sản xuất điện đòi hỏi phải phát triển công nghệ sạch và hiệu suất cao để khai thác và sử dụng chúng.

(Đón đọc kỳ tới...)

PGS,TS. NGUYỄN CẢNH NAM - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM; KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG - EPU

Tài liệu tham khảo

1. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Dự thảo tháng 6/2022).

2. Phạm Minh: https://markettimes.vn/gia-than-the-gioi-xo-do-moi-ky-luc-than-trong-nuoc-van-on-dinh-2347.html (Giá than thế giới “xô đổ" mọi kỷ lục, than trong nước vẫn ổn định).

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động