Ghi nhận "mốc phát triển đầu tiên" của DA Nhiệt điện Nghi Sơn 2
08:03 | 09/11/2017
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết)
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 1]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 2]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 3]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 4]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 5]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 6]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 7]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 8]
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 9]
Lễ ký bộ hợp đồng dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2. Ảnh: Hồng Hạnh (BCT).
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, với chất lượng ngày càng cao, từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần đạt tới 336,4 tỷ kWh từ nguồn nhiệt điện than (chiếm khoảng 58% tổng nhu cầu năng lượng của hệ thống). Để đạt được mục tiêu này, ngoài đơn vị chủ lực thực hiện vai trò chính trong đảm bảo đầu tư phát triển nguồn điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện từng bước hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Mặt khác, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia xây dựng các công trình nguồn điện đầu tư theo hình thức BOT. Trong đó, dự kiến tỷ trọng công suất các nguồn điện BOT tăng dần từ 6% năm 2017 lên gần 20% năm 2030.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu điện năng trong những năm tới, đặc biệt đối với khu vực Bắc Trung bộ, dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 (tại tỉnh Thanh Hóa) có công suất 1.200MW được Chính phủ cho phép thực hiện theo hình thức BOT từ năm 2011. Đây là dự án được nhiều tổ chức tài chính quốc tế quan tâm, trong đó, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc World Bank Group đã trợ giúp tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư.
Sau quá trình đánh giá và lựa chọn, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Công Thương mời Tổ hợp nhà đầu tư Marubeni - Kepco vào trao thầu phát triển dự án và giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thảo luận với Tổ hợp nhà thầu để hoàn thiện nội dung các tài liệu dự án.
Đến nay, "bộ tài liệu dự án" (bao gồm hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện, hợp đồng thuê đất và bảo lãnh Chính phủ) đã được Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan và chủ đầu tư hoàn thiện. Ngày 3 tháng 6 năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tổ hợp nhà đầu tư Marubeni - Kepco làm chủ đầu tư dự án.
Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh: Lễ ký kết bộ hợp đồng dự án hôm nay ghi nhận mốc đầu tiên trong quá trình phát triển dự án và thể hiện nỗ lực của các bên quyết tâm thực hiện dự án thành công. Tuy nhiên, việc ký bộ hợp đồng này mới chỉ là thành công bước đầu. Chủ đầu tư cần tiếp tục nỗ lực trong quá trình thu xếp tài chính để đảm bảo đóng tài chính đúng thời điểm đã cam kết với Chính phủ Việt Nam để khởi công đúng hạn và triển khai xây dựng đảm bảo hoàn thành Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt.
Bộ Công Thương đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư, cũng như các đối tác Việt Nam trong quá trình đàm phán vừa qua. Đồng thời chỉ đạo Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để đôn đốc và hỗ trợ đẩy nhanh việc đóng tài chính nhằm hoàn thành dự án, đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM