Chúng ta đang hiểu sai về nhu cầu bắt buộc "phụ tải nền"?
07:32 | 08/06/2017
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 1)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 2)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 3)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 4)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 5)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 6)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 7)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 8)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 9)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 10)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 11)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 12)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 13)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 14)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 15)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 16)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 17)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 18)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 19)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 20)
Báo cáo của REN21 cho biết: Năng lượng tái tạo tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm 2016, với 161 GW được lắp đặt, tăng tổng công suất toàn cầu thêm gần 9% so với năm 2015, đưa tổng công suất lên gần 2.017 GW. Trong đó, năng lượng mặt trời (PV) chiếm khoảng 47%, kế đến là điện gió 34% và thủy điện 15,5%.
Năng lượng tái tạo đang trở thành sự lựa chọn ít tốn kém nhất. Các giao dịch gần đây tại Đan Mạch, Ai Cập, Ấn Độ, Mexico, Peru và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cho thấy điện tái tạo đang được cung cấp với mức giá 0,05 USD/kWh, hoặc thậm chí thấp hơn. Con số này thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân ở những quốc gia này. Các đơn vị trúng thầu trong hai cuộc đấu giá gần đây cho dự án điện gió ngoài khơi ở Đức đã không cần sự hỗ trợ của chính phủ mà chỉ dựa vào giá bán buôn. Điều này cho thấy năng lượng tái tạo có thể trở thành sự lựa chọn ít tốn kém nhất.
Báo cáo của REN21 cho rằng, nhu cầu bắt buộc về "phụ tải nền" là một hiểu lầm. Hệ thống điện có thể tiếp nhận tỷ trọng lớn năng lượng tái tạo mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch và điện hạt nhân chạy "phụ tải nền", dựa vào tính linh hoạt của hệ thống điện - thông qua liên kết lưới điện, liên kết ngành, các giải pháp công nghệ như ICT, bộ lưu trữ điện và máy bơm nhiệt. Điều này không chỉ giúp cân bằng biến đổi trong khâu phát điện mà còn tối ưu hoá hệ thống và giảm chi phí phát điện.
Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi số lượng các quốc gia thành công trong quản lý phụ tải đỉnh, hoặc vượt qua mục tiêu 100% điện sản xuất từ năng lượng tái tạo đang ngày càng tăng lên.
Trong năm 2016, Đan Mạch và Đức đã thành công trong việc quản lý phụ tải đỉnh của năng lượng tái tạo ở mức lần lượt là 140% và 86,3%.
Phát thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch và ngành công nghiệp vẫn không có gì thay đổi trong năm thứ ba liên tiếp, trong khi đó nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng 3% và nhu cầu năng lượng vẫn tăng. Điều này chủ yếu là do giảm than đồng thời tăng sử dụng năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả sử dụng điện.
Điểm sáng
Sáng kiến và đột phá trong công nghệ lưu trữ điện càng ngày càng tăng tính linh hoạt cho hệ thống điện. Trong năm 2016, khoảng 0,8 GW điện lưu trữ đã được đưa vào vận hành, nâng tổng lượng điện lưu trữ lên 6,4 GW vào cuối năm.
Thị trường cho các mạng lưới nhỏ và các hệ thống điện độc lập đang phát triển nhanh chóng cùng với sự bùng nổ của các mô hình kinh doanh "dùng đến đâu trả đến đó" Pay- as- you- go (PAYG) được hỗ trợ bởi công nghệ di động. Năm 2012, đầu tư vào các công ty năng lượng mặt trời PAYG chỉ đạt 3 triệu USD, đến năm 2016, con số đó đã tăng lên 223 triệu USD (tăng từ 158 triệu USD vào năm 2015).
Arthouros Zervos, Chủ tịch của REN21, cho biết "Công suất lắp đặt mới của năng lượng tái tạo trên thế giới lớn hơn công suất lắp đặt mới từ tất cả các loại nhiên liệu hoá thạch cộng lại. Một trong những phát hiện quan trọng nhất của GSR năm nay là cách tiếp cận toàn diện và hệ thống là điểm mấu chốt và nên đưa thành quy tắc thay vì chỉ coi là ngoại lệ. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên, chúng ta cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như một bộ công cụ toàn diện: mạng lưới truyền tải và phân phối tích hợp và liên kết, các biện pháp cân bằng cung và cầu, liên kết ngành (ví dụ như liên kết mạng lưới điện và mạng lưới giao thông); và áp dụng các giải pháp công nghệ.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch của REN21, tốc độ chuyển dịch năng lượng chưa đủ nhanh để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris.
Đầu tư giảm
Mặc dù đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo cao gấp đôi so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng so với năm 2015 thì vốn đầu tư cho lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo mới giảm 23%. Ở các quốc gia có thị trường mới nổi, hoặc đang phát triển, đầu tư cho năng lượng tái tạo giảm 30% (xuống còn 116,6 tỷ USD), trong khi đó các nước phát triển giảm 14% (xuống còn 125 tỷ USD). Đầu tư tiếp tục tập trung chủ yếu vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời PV.
Tuy nhiên, theo REN21, tất cả các công nghệ năng lượng tái tạo cần được quan tâm phát triển để giữ mức nóng lên toàn cầu dưới 2 độ C.
Chính sách của các chính phủ chưa đủ mạnh
Các ngành vận tải, sưởi ấm và làm lạnh tiếp tục đi sau ngành điện. Việc áp dụng các công nghệ năng lượng tái tạo trong lĩnh vực sưởi ấm và làm lạnh vẫn là một thách thức bởi tính chất đặc trưng và phân tán của thị trường này. Giảm phát thải các bon dựa vào sử dụng năng lượng tái tạo đối với ngành vận tải vẫn chưa được xem xét nghiêm túc, hay được ưu tiên. Mặc dù đã có sự gia tăng đáng kể các loại xe điện, chủ yếu là do chi phí pin giảm, cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để đảm bảo cung cấp đủ cơ sở hạ tầng sử dụng điện từ năng lượng tái tạo.
Bên cạnh đó, ngành hàng hải và hàng không rõ ràng là thách thức lớn nhất, tuy nhiên những chính sách và can thiệp thương mại của các chính phủ chưa đủ để đưa ra các giải pháp.
Trợ cấp nhiên liệu hóa thạch gây cản trở tiến độ
Trên toàn cầu, trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch và điện hạt nhân tiếp tục vượt xa so với năng lượng tái tạo. Đến cuối năm 2016, hơn 50 quốc gia đã cam kết chấm dứt trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch và tiến hành cải cách, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Năm 2014, tỷ lệ trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch so với năng lượng tái tạo là 4:1. (Cứ 1 USD chi cho năng lượng tái tạo thì các chính phủ lại dành 4 USD để duy trì sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch).
Christine Lins, Thư ký điều hành của REN21, giải thích: "Thế giới đang chạy đua với thời gian. Điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm để giảm lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí là loại bỏ than và đẩy nhanh đầu tư vào tiết kiệm năng lượng và các nguồn năng lượng tái tạo.
Hồi tháng 1/2017, Trung Quốc đã quyết định đóng cửa hơn 100 nhà máy điện than trên cả nước. Trung Quốc đã nêu gương cho tất cả các chính phủ, khẳng định: thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng khi có sự vào cuộc của chính phủ - bằng cách đưa ra các chính sách rõ ràng, dài hạn và các ưu đãi tài chính.
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM