![]() Việt Nam đang đặt ra mục tiêu phát triển thêm khoảng 150.000 MW năng lượng tái tạo đến năm 2035. Với giả định trung bình 100 MW cho mỗi dự án, điều này đồng nghĩa với việc cần triển khai thêm 1.500 dự án trong vòng 10 năm - một con số khổng lồ [*]. Báo cáo của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây phân tích tính khả thi của mục tiêu, các cơ chế, chính sách hiện hành, cũng như tiềm năng hỗ trợ triển khai nhanh chóng, đồng thời đánh giá những thách thức, đặc biệt là về nguồn nhân lực và đề xuất các giải pháp chính sách để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả, bền vững. Phân tích cho thấy: 150.000 MW có thể vượt quá các mục tiêu hiện tại được ghi nhận trong các văn bản chính sách chính thức. Để đạt được sự tăng trưởng này, Việt Nam cần có những thay đổi mang tính cách mạng trong cơ chế, chính sách (bổ sung, hoặc điều chỉnh), đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế, giải quyết các nút thắt hiện tại trong quy trình phê duyệt và phát triển dự án, đồng thời xây dựng một lực lượng lao động đủ năng lực để quản lý, vận hành hệ thống năng lượng tái tạo quy mô lớn. |
Khung giá phát điện loại hình điện gió ngoài khơi Việt Nam năm 2025
07:34 | 30/06/2025
Theo Quyết định số 1824/QĐ-BCT, ngày 26/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện loại hình nhà máy điện gió ngoài khơi năm 2025: Mức giá tối đa (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của khung giá phát điện năm 2025 áp dụng cho loại hình nhà máy điện gió ngoài khơi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 09/2025/TT-BCT ngày 1/2/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, phương pháp xác định, phê duyệt khung giá phát điện quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt khung giá nhập khẩu điện. Theo đó:
1. Mức giá tối đa (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của khung giá phát điện cho loại hình nhà máy điện gió ngoài khơi năm 2025 cho khu vực biển Bắc bộ là 3.975,1 đồng/kWh.
2. Khu vực biển Nam Trung bộ là 3.078,9 đồng/kWh.
3. Khu vực biển Nam bộ là 3.868,5 đồng/kWh.
Căn cứ khung giá phát điện trên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị phát điện ký kết hợp đồng mua bán điện trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện do Bộ Công Thương ban hành.
Trước đó, tại Quyết định số 988/QĐ-BCT, ngày 10/4/2025, Bộ Công Thương đã phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời năm 2025 cho ba miền (Bắc, Trung, Nam) như sau:
1. Đối với nhà máy điện mặt trời mặt đất không có hệ thống pin tích trữ, mức giá tối đa (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) cho khu vực miền Bắc là 1.382,7 đồng/kWh; miền Trung là 1.107,1 đồng/kWh; miền Nam là 1.012,0 đồng/kWh.
2. Đối với nhà máy điện mặt trời nổi không có hệ thống pin tích trữ, mức giá tối đa (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) cho khu vực miền Bắc là 1.685,8 đồng/kWh; miền Trung là 1.336,1 đồng/kWh; miền Nam là 1.228,2 đồng/kWh.
3. Đối với nhà máy điện mặt trời mặt đất có hệ thống pin tích trữ, mức giá tối đa (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) cho khu vực miền Bắc là 1.571,98 đồng/kWh; miền Trung là 1.257,05 đồng/kWh; miền Nam là 1.149,86 đồng/kWh.
4. Đối với nhà máy điện mặt trời nổi có hệ thống pin tích trữ, mức giá tối đa (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) cho khu vực miền Bắc là 1.876,57 đồng/kWh; miền Trung là 1.487,18 đồng/kWh; miền Nam là 1.367,13 đồng/kWh.
Ngoài ra, các thông số của hệ thống lưu trữ điện (hệ thống pin tích trữ) sử dụng tính toán mức giá tối đa của khung giá phát điện loại hình nhà máy điện mặt trời có hệ thống pin tích trữ như sau:
1. Công suất: Tối thiểu 10% công suất của nhà máy điện mặt trời.
2. Thời gian lưu trữ/xả: 2 giờ.
3. Tỷ trọng sản lượng điện sạc: 5% sản lượng nhà máy điện mặt trời./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM