RSS Feed for Nhiên liệu hóa thạch Thứ ba 28/03/2023 19:20
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Tổng quan nhiên liệu hóa thạch toàn cầu (Visualcapitalist cập nhật tháng 2/2023)

Tổng quan nhiên liệu hóa thạch toàn cầu (Visualcapitalist cập nhật tháng 2/2023)

Quy mô sản xuất nhiên liệu hóa thạch toàn cầu - chủ đề hiện đang được quan tâm, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng chuyển đổi năng lượng đang được thực hiện ráo riết. Liên quan đến chủ đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp những số liệu đáng tin cậy (do Visualcapitalist cập nhật tháng 2/2023) để chúng ta cùng tham khảo.
Nước Đức trên con đường sử dụng năng lượng tái tạo thay thế hóa thạch

Nước Đức trên con đường sử dụng năng lượng tái tạo thay thế hóa thạch

Năm 2022, nước Đức sản xuất được 243,73 tỷ kWh điện từ năng lượng tái tạo (bao gồm thủy điện), chiếm 49,6% tổng lượng điện sản xuất ra. Đó là tỷ lệ khá cao với một nền kinh tế có quy mô lớn. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích chặng đường nỗ lực thay thế nhiên liệu hóa thạch 20 năm gần đây của nước Đức.
Dự báo mới nhất về xu hướng ngành điện trên toàn cầu trong tương lai gần

Dự báo mới nhất về xu hướng ngành điện trên toàn cầu trong tương lai gần

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa cập nhật 10 xu hướng ngắn hạn đối với ngành điện toàn cầu. Nó được trích dẫn từ báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới 2022, hay WEO2022 (World Energy Outlook 2022). Theo IEA, đây là những dự báo mang tính tình thế, khi khủng hoảng năng lượng, suy thoái kinh tế và chiến sự tại Ukraine diễn ra ngay sau khi đại dịch Covid-19 tạm lắng.
Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)

Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)

Ngoài đại dịch Covid-19, biến động giá dầu và khủng hoảng năng lượng đang là chủ đề được dư luận quan tâm. Đây cũng là dấu hiệu không mấy vui trước ngày khai mạc COP26. Những người hoài nghi cho rằng: Đây là “lời cảnh báo cho các chính phủ về những rủi ro cố hữu của quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Đây là thời điểm để “đưa than vào lịch sử”. Còn theo Bloomberg News: Việc “chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đang đến gần, nhưng nó không hề đơn giản”... Để trả lời cho câu hỏi: Liệu khủng hoảng năng lượng lần này có phải là dấu hiệu chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hay không? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp dưới đây.
Đầu tư nhiên liệu hóa thạch sẽ thế nào khi năng lượng xanh lên ngôi?

Đầu tư nhiên liệu hóa thạch sẽ thế nào khi năng lượng xanh lên ngôi?

Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, có nguyên nhân lớn từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bởi vậy, việc sử dụng nguồn nguyên liệu này ngày càng bất lợi. Các nhà đầu tư đang bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế, đặc biệt là năng lượng sạch, tái tạo.
Giải pháp công nghệ thu giữ và lưu trữ Carbon dioxide

Giải pháp công nghệ thu giữ và lưu trữ Carbon dioxide

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tỷ trọng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu năm 2013 là 81%. Để giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C, cần phải giảm tỷ lệ này xuống 40% mức sử dụng năng lượng sơ cấp vào năm 2050 và để đạt được tỷ lệ này thì sẽ phải thực hiện giải pháp thu giữ và lưu trữ Carbon dioxide (CCS) cho 95% các nhà máy nhiệt điện than, 40% nhiệt điện khí. Công nghệ CCS có thể loại trừ phát ra khí quyển tới hơn 90% CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than, khí và không chỉ giới hạn trong sản xuất điện, mà còn được áp dụng cho các ngành công nghiệp khác như: Chế biến khí tự nhiên, sản xuất phân bón, khí hydro, sắt thép, xi măng… là các ngành đóng góp khoảng 25% lượng khí thải CO2 toàn cầu.
Hạ tầng nhập khẩu LNG cho sản xuất điện: Thách thức của Việt Nam

Hạ tầng nhập khẩu LNG cho sản xuất điện: Thách thức của Việt Nam

Khí tự nhiên (Natural Gas) được coi là nhiên liệu hóa thạch thân thiện nhất với môi trường vì phát thải CO2 thấp nhất tính trên cùng một đơn vị năng lượng và thích hợp để sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện công nghệ tua bin khí hỗn hợp (TBKHH). Tính theo nhiệt lượng tương đương, thì đốt khí tự nhiên sẽ sinh ra một lượng CO2 ít hơn khoảng 30% so với đốt dầu và 45% so với đốt than, còn với NOx thì có thể giảm tới 90% và không thải bụi... Nhưng hóa lỏng khí tự nhiên thành LNG (Liquefied Natural Gas) cho sản xuất điện lại đòi hỏi việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ cao, với nguồn vốn đầu tư rất lớn. Đây thực sự là một nhiệm vụ nặng nề đối với ngành năng lượng Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nói riêng.
Vì sao New York khởi kiện các tập đoàn năng lượng?

Vì sao New York khởi kiện các tập đoàn năng lượng?

Ngày 10/1/2018, chính quyền thành phố New York của Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch bán số cổ phiếu của các công ty khai thác nhiên liệu hóa thạch trị giá 5 tỷ USD mà quỹ lương hưu của thành phố đang sở hữu. Thành phố này cũng đã đệ đơn lên liên bang kiện các tập đoàn năng lượng BP, Chevron, ConocoPhillips, ExxonMobil và Royal Dutch Shell, cho rằng, sử dụng nhiên liệu hóa thạch hủy hoại môi trường của thành phố.
Công bố kết quả thử nghiệm sử dụng xăng sinh học

Công bố kết quả thử nghiệm sử dụng xăng sinh học

Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương vừa công bố những kết quả thử nghiệm và đưa ra khuyến cáo việc sử dụng xăng sinh học, nhằm giúp người tiêu dùng hiểu hơn về loại nhiên liệu thân thiện này. Theo kết quả thử nghiệm, khi sử dụng xăng sinh học E5, E10 cho động cơ xe máy đang lưu hành, động cơ phát huy công suất vượt trội hơn so với xăng thông thường, suất tiêu hao nhiên liệu được cải thiện, có thể sử dụng lẫn với nhiên liệu xăng thông thường mà không cần phải điều chỉnh hệ thống nhiên liệu.
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 15]

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 15]

Các dự án mới về năng lượng mặt trời và gió tiếp tục chiếm ưu thế cho việc tăng công suất phát điện toàn cầu. Nhưng khi cần đáp ứng một cách nhanh chóng, ổn định phát lên lưới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, than vẫn là nhiên liệu lựa chọn cho các nhà máy điện công suất lớn. Theo dự báo, than trên thế giới được sử dụng cho công nghiệp phát điện tiếp tục tăng tại Ấn Độ, châu Phi và châu Á với chi phí nhiên liệu rắn khá thấp.
Làm thế nào để tăng thêm lợi nhuận cho điện tái tạo?

Làm thế nào để tăng thêm lợi nhuận cho điện tái tạo?

Nghe như đùa, nhưng nghịch lý nảy sinh khi có thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo, các nhà máy điện truyền thống càng nhanh hỏng. Tomas Kellner của GER giải thích lý do và giới thiệu cách General Electric (GE) giải quyết nghịch lý này.
Điện mặt trời đã rẻ hơn điện truyền thống?

Điện mặt trời đã rẻ hơn điện truyền thống?

Trong nhiều năm qua, chi phí sản xuất điện bằng nhiên liệu hóa thạch (tại các quốc gia có tiềm năng dầu - khí lớn) vẫn rẻ hơn chi phí sản xuất điện mặt trời. Nhưng thời thế có vẻ đã thay đổi và điện mặt trời đã có bước ngoặt mới. Sức sáng tạo và những yếu tố năng động của thị trường đã giúp điện mặt trời có thể cạnh tranh với các nguồn điện truyền thống khác - Theo chia sẻ của Fadi Nassif - trưởng nhóm kinh doanh thương mại của GE Power Conversion tại khu vực Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE).
Kỷ nguyên tăng trưởng của Việt Nam từ dầu khí đã chấm dứt

Kỷ nguyên tăng trưởng của Việt Nam từ dầu khí đã chấm dứt

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thị trường Việt Nam tháng 11/2017, với chủ đề: "Dầu mỏ thất thế, du lịch lên ngôi". Theo đó, dầu thô đã không còn là một nhân tố chủ lực, trong khi ngành du lịch đang trở thành một xu hướng góp phần cho tăng trưởng kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu năng lượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức [3]

Chuyển dịch cơ cấu năng lượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức [3]

Ở Việt Nam, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành năng lượng. Một số chính sách nhà nước liên quan được thảo luận tại Quốc hội; và một số khoản đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước được thảo luận tại các hội đồng - uỷ ban nhân dân tỉnh. Quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, hoặc các doanh nghiệp tư nhân vào các nhà máy điện phải được phê duyệt, hoặc có sự đồng ý của chính quyền địa phương và các bộ ở cấp trung ương...
Chuyển dịch cơ cấu năng lượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức [2]

Chuyển dịch cơ cấu năng lượng Việt Nam: Cơ hội và thách thức [2]

Giá nhiên liệu hoá thạch, cũng như giá điện do nhà nước kiểm soát, và giá năng lượng của Việt Nam đang ở mức thấp so với thị trường thế giới (giá điện bán lẻ trung bình vào năm 2015 là 0,076 USD/1 kWh). Chỉ có một số loại thuế không đáng kể như thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế môi trường đối với năng lượng. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng (năng lượng) cảm thấy giá năng lượng đang cao và tăng giá là nhạy cảm về mặt chính trị. Việc tăng giá lại không phụ thuộc vào tham vấn với người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp, mà được phê duyệt bởi Bộ Công Thương và Chính phủ.
1 2
Phiên bản di động