RSS Feed for Dự báo mới nhất về xu hướng ngành điện trên toàn cầu trong tương lai gần | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 09:25
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự báo mới nhất về xu hướng ngành điện trên toàn cầu trong tương lai gần

 - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa cập nhật 10 xu hướng ngắn hạn đối với ngành điện toàn cầu. Nó được trích dẫn từ báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới 2022, hay WEO2022 (World Energy Outlook 2022). Theo IEA, đây là những dự báo mang tính tình thế, khi khủng hoảng năng lượng, suy thoái kinh tế và chiến sự tại Ukraine diễn ra ngay sau khi đại dịch Covid-19 tạm lắng.
Mười hai chủ đề của ngành điện được thế giới quan tâm nhất năm 2022 Mười hai chủ đề của ngành điện được thế giới quan tâm nhất năm 2022

Đây là những chủ đề mang tính thời sự liên quan đến ngành điện toàn cầu năm 2022 được Tạp chí Điện trực tuyến Mỹ (Power) bình chọn và công bố nhân dịp kết thúc năm 2022.

Giá năng lượng thế giới năm 2022: Ở đâu tăng cao nhất? Giá năng lượng thế giới năm 2022: Ở đâu tăng cao nhất?

Ngay sau khi đại dịch Covid-19 tạm lắng, thêm nhiều “bất khả kháng” xuất hiện, như xung đột quân sự, đứt gãy chuỗi cung ứng, hay suy thoái kinh tế… khiến giá năng lượng tăng cao. Kết thúc năm 2022, trang tin kinh tế trực tuyến Canada Visualcapitalist (VCC) cập nhật những biến động ít thấy này, đặc biệt là giá xăng, dầu, điện và khí đốt.

Tổng quan thị trường dầu mỏ thế giới năm 2022 và dự báo năm 2023 Tổng quan thị trường dầu mỏ thế giới năm 2022 và dự báo năm 2023

Tạp chí Năng lượng Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây của Nguyễn Anh Tuấn - Ban Quản lý Dự án (thuộc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí - PVEP). Nội dung bài viết sẽ cập nhật, phân tích về vấn đề tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ, cũng như giá dầu thế giới năm 2022; đồng thời, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát toàn cầu, cung cầu dầu mỏ và dự báo giá dầu thế giới năm 2023.

Thấy gì qua báo cáo thường niên về nhiên liệu than năm 2022 của IEA? Thấy gì qua báo cáo thường niên về nhiên liệu than năm 2022 của IEA?

Ngày 16/12 vừa qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố báo cáo thường niên về nhiên liệu hóa thạch, có tên Coal 2022 (Than 2022). Coal 2022 cung cấp hiện trạng thế giới về cung, cầu và thương mại than. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật tóm báo cáo để giúp bạn đọc hiểu thêm về thị trường than của thế giới trong năm 2022.

Xu hướng 1: Đa dạng hóa trở nên sôi động và quan trọng hơn:

Trong dự báo, WEO2022 khám phá ba kịch bản chính:

- Kịch bản chính sách quốc gia (STEPS), giả định các chính sách hiện hành sẽ tồn tại.

- Kịch bản cam kết tuyên bố của các quốc gia (APS), giả định, tất cả các mục tiêu mong muốn của chính phủ sẽ đạt được.

- Kịch bản phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (NZE), vạch ra lộ trình để đạt được mức ổn định 1,5 độ C ở nhiệt độ toàn cầu, đồng thời duy trì khả năng tiếp cận năng lượng toàn cầu vào năm 2030.

Theo STEPS: IEA dự kiến tăng cường bền vững cho năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân (nếu thị trường tái cân bằng). Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng có thể đẩy tỷ lệ sử dụng các cơ sở nhiệt điện than tăng lên cao, mặc dù IEA không kỳ vọng việc đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than mới sẽ kéo dài. Phần lớn thế giới, kể cả ở châu Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông đang bắt đầu phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên. Việc mở rộng cơ sở hạ tầng khí đốt đang bắt đầu hình thành, bao gồm cả việc bổ sung thêm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới từ Bắc Mỹ, Qatar và châu Phi, những nguồn cung cấp này có thể chiếm lĩnh thị trường vào giữa những năm 2020. “Cạnh tranh đối với hàng hóa có sẵn đang rất khốc liệt trong khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng trở lại” - IEA nhấn mạnh.

Xu hướng 2: Nhiên liệu hóa thạch có thể đạt đỉnh ngay trong thập kỷ này:

Lần đầu tiên, trong khuôn khổ STEPS, IEA dự báo một “đỉnh hoặc bình nguyên” đối với nhu cầu than, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Dự báo này có ý nghĩa lớn đối với nhiên liệu được sử dụng để phát điện. Báo cáo lưu ý ngành điện chiếm 59% tổng lượng than được sử dụng trên toàn cầu vào năm 2021, cùng với 34% khí tự nhiên, 4% dầu, 52% tổng năng lượng tái tạo và gần 100% năng lượng hạt nhân. “Tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu luôn ở mức cao, khoảng 80% trong nhiều thập kỷ. Đến năm 2030 trong STEPS, tỷ lệ này giảm xuống dưới 75% và chỉ còn trên 60% vào năm 2050” - báo cáo của IEA cho hay.

Tuy nhiên, nếu không có sự giảm thiểu carbon đáng kể nào được thực hiện, quỹ đạo hiện tại sẽ liên quan đến việc nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 2,5 độ C vào năm 2100. Mặc dù vậy, đến nay, động lực chính sách trên toàn thế giới dường như đã có tác động và đạt kết quả. Theo IEA, kể từ năm 2015, nó đã giảm khoảng 1 độ C so với mức tăng nhiệt độ dài hạn. Tuy nhiên, WEO2022 cũng gợi ý thế giới sẽ tiếp tục đầu tư và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch nếu quá trình chuyển đổi không diễn ra. IEA lưu ý, khủng hoảng hiện nay đòi hỏi phải nhanh chóng đưa dầu và khí đốt ra thị trường, nhưng “các giải pháp dài kỳ” cho cuộc khủng hoảng sẽ nằm ở việc giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch như mong muốn.

Xu hướng 3: Nhu cầu điện toàn cầu tăng đột ngột:

Theo IEA: Một dự báo mới và cũng là một rào cản đáng kể đối với ngành năng lượng trong tương lai gần, đó là nhu cầu điện năng toàn cầu dự kiến sẽ tăng đột biến.

Cụ thể, theo STEP nhu cầu điện năng toàn cầu dự báo sẽ tăng thêm 5.900 TWh, từ 24.700 TWh năm 2021 và tăng hơn 7.000 TWh vào năm 2030. Còn theo APS, mức này tương đương với việc bổ sung mức nhu cầu hiện tại ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Ở các nền kinh tế tiên tiến, động lực lớn nhất cho tăng trưởng ở chiều cầu là từ giao thông vận tải. Ở các nền kinh tế đang phát triển, các nguyên nhân bao gồm tăng dân số và tăng nhu cầu làm mát. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của điện khí hóa đối với tăng trưởng nhu cầu xảy ra đáng kể trong cả ba kịch bản. “Nhu cầu điện toàn cầu vào năm 2050 trong STEPS cao hơn 75% so với hiện nay, cao hơn 120% trong APS và cao hơn 150% theo kịch bản NZE.

Xu hướng 4: Giá than tăng tạm thời:

Nhu cầu điện tăng cao, giá khí đốt tự nhiên tăng và những lo ngại về an ninh năng lượng trong những tháng gần đây đã thúc đẩy việc sử dụng than để sản xuất điện tăng lên. Theo STEPS, than tuy chưa giảm mạnh, nhưng dự báo sẽ giảm từ 36% sản lượng điện toàn cầu vào năm 2021 xuống còn 26% vào năm 2030 và 12% vào năm 2050, điều này phản ánh sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo, dẫn đầu là điện mặt trời (PV) và gió (Ảnh 1).

Dự báo mới nhất về xu hướng ngành điện trên toàn cầu trong tương lai gần
Phát điện theo nguồn, vùng trọng điểm và kịch bản, giai đoạn 2021 và 2050 (Nguồn: IEA).

Xu hướng 5: Triển vọng nhiên liệu hóa thạch phát thải thấp:

Tương tự, tỷ lệ khí đốt tự nhiên hiện chưa giảm, nhưng dự báo sẽ giảm từ 23% vào năm 2021 xuống 20% vào năm 2030 và 13% vào năm 2050. IEA cho rằng, triển vọng đối với nhiên liệu hóa thạch đã giảm vẫn còn ở mức rất khiêm tốn. Tuy nhiên, sản xuất nhiên liệu hóa thạch giờ đây đã được trang bị thiết bị thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) và các dự án đồng đốt amoniac trong các nhà máy than và hydro trong các nhà máy khí đốt, mặc dù vẫn ở giai đoạn phát triển tiền thương mại. Điều này cần sự cố gắng của mọi ngành, mọi lĩnh vực và cả cộng đồng để được triển khai trên quy mô lớn trước năm 2030.

Theo STEPS, các công nghệ CCUS có thể đạt được “động lực lớn”, trong đó có các cam kết giảm carbon từ các chính phủ. Tuy nhiên, theo kịch bản APS, việc trang bị thêm CCUS đã thấy xuất hiện tại Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tổng mức có thể được hoàn thành trước năm 2030 và hơn 200 GW công suất đốt than và hơn 80 GW nhà máy đốt khí được trang bị với CCUS có thể đi vào hoạt động vào năm 2050. Tuy vậy, chúng vẫn chỉ chiếm 2% tổng sản lượng điện toàn cầu. Trong khi đó, đồng đốt amoniac, hoặc hydro “vẫn còn rất hạn chế”, chiếm chưa đến 0,1% tổng sản lượng điện vào năm 2050.

Xu hướng 6: Điện hạt nhân đang nổi lên như một phao cứu sinh mới:

Theo kịch bản STEPS: Sản xuất điện hạt nhân hiện đang cung cấp 10% thị phần phát điện toàn cầu sẽ nổi lên như một ứng viên sáng giá. Dự báo phân khúc này sẽ phải có thêm 120 GW công suất mới từ năm 2022 đến năm 2030 và 300 GW khác từ trong giai đoạn từ năm 2030 đến 2050.

“Các sự kiện, điều kiện thị trường và chính sách gần đây đang làm thay đổi quan điểm về khí đốt tự nhiên và hạn chế vai trò của nó, đồng thời nhấn mạnh tiềm năng của năng lượng hạt nhân trong việc cắt giảm khí thải và tăng cường an ninh điện năng. Tuy nhiên, vai trò liên tục của điện hạt nhân trong ngành điện phụ thuộc vào các quyết định kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hiện có và sự thành công của các chương trình xây dựng lò phản ứng mới” - IEA nhấn mạnh.

Xu hướng 7: Đầu tư năng lượng sạch vẫn đang vướng mắc:

Theo dự báo IEA: Điện “sạch”, điện khí hóa cùng với lưới điện được mở rộng và hiện đại sẽ đến những cơ hội không thể phủ nhận, hiệu quả về chi phí để cắt giảm khí thải. “Tốc độ tăng trưởng ngày nay đối với việc triển khai điện mặt trời, gió, EV [xe điện] và pin, nếu được duy trì, sẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi nhanh hơn nhiều so với dự kiến trong STEPS.

Triển vọng của IEA cho thấy, tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong sản xuất điện toàn cầu sẽ tăng từ 28% vào năm 2021 lên khoảng 50% vào năm 2030 và 80% vào năm 2050. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi nhanh chóng này vẫn phải phụ thuộc nhiều vào đầu tư.

Các dự án STEPS đầu tư năng lượng sạch sẽ cần tăng lên 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030 so với 1,3 nghìn tỷ USD như hiện nay (và tăng lên 4 nghìn tỷ USD cho kịch bản NZE), đầu tư đặc biệt tụt hậu ở các nền kinh tế mới nổi.

“Chi phí đi vay ngày càng tăng hiện nay có thể làm trầm trọng thêm những thách thức về tài chính đối với các dự án điện sạch, mặc dù chi phí cơ bản của điện tái tạo không hề nhỏ” - WEO2022 tiết lộ thêm.

Xu hướng 8: Rào cản chuỗi cung ứng vẫn còn hiện hữu:

Trong khi đó, chuỗi cung ứng vẫn rất mong manh, cơ sở hạ tầng và lao động lành nghề không phải lúc nào cũng có sẵn. Các điều khoản, thời hạn cấp phép thường phức tạp và tốn nhiều thời gian. Các thủ tục rõ ràng để phê duyệt dự án, được hỗ trợ bởi năng lực hành chính đầy đủ, là yếu tố sống còn để thúc đẩy dòng chảy của các dự án khả thi, có thể đầu tư - cả về cung cấp năng lượng sạch, cũng như hiệu quả và điện khí hóa. Những nỗ lực lạc quan để đưa cơ sở hạ tầng mới vào khai thác còn đăng bị cản trở, nhất là tiến độ.

“Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng, việc cấp phép và xây dựng một đường dây truyền tải điện trên không có thể mất tới 13 năm, với một số thời gian dài nhất ở các nền kinh tế tiên tiến. Hay việc phát triển các nguồn nhiên liệu quan trọng đầy đủ cũng không hề dễ dàng. Việc phát triển các dự án kiểu này mất “trung bình 16 năm, với 12 năm dành cho tất cả các khía cạnh cấp phép, cấp vốn và 4 - 5 năm để xây dựng” - IEA cho biết.

Xu hướng 9: Tính linh hoạt, khả năng phục hồi và an ninh năng lượng ngày càng bức thiết:

WEO2022 cố gắng hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách nhìn xa hơn cuộc khủng hoảng hiện tại và đảm bảo các hệ thống trong tương lai sẽ đáng tin cậy. Điều đó sẽ đòi hỏi phải giữ nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp ở một mức độ nào đó. Ngay cả khi quá trình chuyển đổi làm giảm mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch, vẫn có những bộ phận của hệ thống nhiên liệu hóa thạch vẫn rất quan trọng đối với an ninh năng lượng, chẳng hạn như năng lượng chạy bằng khí đốt cho nhu cầu điện cao điểm, hoặc các nhà máy lọc dầu để cung cấp cho những người sử dụng nhiên liệu vận tải còn lại. Việc ngừng hoạt động cơ sở hạ tầng này ngoài kế hoạch hoặc sớm có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với an ninh năng lượng.

“Trong quá trình chuyển đổi năng lượng, toàn bộ (hệ thống nhiên liệu hóa thạch và năng lượng sạch) đều cần phải hoạt động tốt để cung cấp các dịch vụ năng lượng mà người tiêu dùng cần, ngay cả khi những đóng góp tương ứng của chúng thay đổi theo thời gian. Việc duy trì an ninh cung cấp điện trong các hệ thống điện của tương lai đòi hỏi phải có các công cụ mới, các cách tiếp cận và cơ chế linh hoạt hơn để đảm bảo đủ năng lực” - WEO2022 bổ sung thêm.

Trách nhiệm sẽ đổ dồn lên các nhà sản xuất điện, vốn “phải phản ứng nhanh hơn” nhưng người tiêu dùng cũng “cần được kết nối và thích ứng tốt hơn, đồng thời cơ sở hạ tầng lưới điện sẽ cần được tăng cường và số hóa càng nhanh càng tốt”.

Xu hướng 10: Tính hợp lý về giá điện đang nổi lên như một ưu tiên chính:

Cùng với an ninh năng lượng, báo cáo của IEA tập trung nhiều vào tính hợp lý về giá điện trong tương lai. Theo ước tính của IEA, các điều kiện thị trường và cuộc khủng hoảng năng lượng đang làm tăng chi phí cung cấp điện trung bình toàn cầu lên gần 30% vào năm 2022. Tuy nhiên, tác động lên giá điện là không tương xứng.

Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với những áp lực đặc biệt sau khi giá điện bán buôn tăng gấp ba lần trong nửa đầu năm 2022, phần lớn là do giá khí đốt tự nhiên cao, cũng như giá than, dầu cao hơn, đồng thời giảm khả năng cung cấp điện hạt nhân và thủy điện./.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Link tham khảo:

1/ https://www.powermag.com/disorderly-transitions-eight-enduring-global-power-sector-trends/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động