RSS Feed for Kế hoạch 5 điểm (210 tỷ Euro) để EU giảm lệ thuộc nhiên liệu hóa thạch của Nga | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 01/05/2024 17:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kế hoạch 5 điểm (210 tỷ Euro) để EU giảm lệ thuộc nhiên liệu hóa thạch của Nga

 - Ủy ban châu Âu (EC) thuộc Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố kế hoạch đầy tham vọng với vốn đầu tư lên tới 210 tỷ Euro đến năm 2027 nhằm tránh lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga... (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU đến năm 2030 (dự thảo tháng 3/2023) Mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU đến năm 2030 (dự thảo tháng 3/2023)

Theo thông cáo báo chí công bố ngày 30/3/2023 trên trang web Consilium.europa.eu của Hội đồng Liên minh châu Âu (EC) cho biết: Hội đồng và Nghị viện châu Âu đã đạt được thỏa thuận cung cấp 42,5% năng lượng từ các nguồn công nghệ tái tạo (gió, mặt trời) vào năm 2030 trong tất cả các quốc gia thành viên của EU. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật chi tiết mục tiêu năng lượng tái tạo mới được các nước thành viên EU thống nhất đệ trình lên Nghị viện phê duyệt để bạn đọc cùng tham khảo.

Cải cách thị trường điện - Nhiều ý tưởng mới được đề xuất áp dụng ở EU Cải cách thị trường điện - Nhiều ý tưởng mới được đề xuất áp dụng ở EU

Ngày 14/3/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã trình đề xuất cải cách thiết kế thị trường điện nhằm mục đích thúc đẩy mạnh năng lượng tái tạo, bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số thông tin về bối cảnh ra đời, cùng một số ý tưởng mới trong đề xuất của EU để bạn đọc tham khảo.

Vì sao Liên minh châu Âu bác bỏ thỏa thuận ‘tài chính xanh’? Vì sao Liên minh châu Âu bác bỏ thỏa thuận ‘tài chính xanh’?

Ngày 11/12, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ thỏa thuận về quy định quản lý các sản phẩm tài chính được gắn mác "xanh" và "bền vững" do lo ngại thỏa thuận này sẽ khiến các dự án đầu tư trong lĩnh vực điện hạt nhân và nhiệt điện than không được gắn mác "xanh".

Tính cấp thiết phải tránh phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga:

Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với tình thế khó xử chỉ có một lần trong đời: Làm thế nào để cắt giảm sự phụ thuộc nặng nề và tốn kém vào năng lượng của Nga, trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho người dân và doanh nghiệp trên khắp lục địa. Sự bất khả kháng này bắt nguồn từ chiến sự đột ngột xảy ra tại Ukraine, trong khi EU là khách hàng số một của Nga trong lĩnh vực năng lượng.

Theo trang mạng trực tuyến International Affairs: Cuộc xung đột ở Ukraine là minh chứng cho những sai lầm chiến lược về sự phụ thuộc của EU vào nguồn khí đốt của Nga. Giờ đây EU đã thấy sai lầm về sự lệ thuộc này và bắt đầu chuyển hướng, khai thác ngay trong nội địa, chú trọng tới tự cường về năng lượng, đặc biệt là triển khai phân khúc năng lượng tái tạo (NLTT).

Ngay trong phạm vi quốc gia, đầu tháng 7/2023, hãng tin AFP cho biết: Đức muốn giảm rủi ro, bớt phụ thuộc vào Trung Quốc mà không phá vỡ quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất này. Riêng lĩnh vực năng lượng, nếu lệ thuộc vào chuỗi cung ứng nước ngoài, đặc biệt là Nga, hay Trung Quốc sẽ khiến cho việc triển khai các dự án chậm tiến độ, điều này cả Mỹ lẫn EU đều thấy rất rõ.

Tháng 3/2022, Thỏa thuận khí đốt giữa EU và Mỹ đã ra đời cho thấy sự tái liên kết rộng rãi hơn với các đồng minh phương Tây (như Mỹ và Na Uy). EU đã phải xem xét điều chỉnh các mục tiêu khí hậu và triển khai NLTT. Liên minh này đã tìm cách tăng cường sản xuất NLTT giữa các quốc gia thành viên. Mặc dù những đổi mới đang diễn ra trong sản xuất, cung ứng và tiêu thụ năng lượng, sản phẩm cuối cùng vẫn chưa rõ ràng. Vấn đề hiện nay đối với an ninh năng lượng của châu Âu là sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, chiếm 44% tổng mức tiêu thụ khí đốt của EU trước tháng 3/2022.

Sự phụ thuộc vào một quốc gia đối với gần một nửa nguồn cung cấp khí đốt của EU khiến nhiều chính phủ lo lắng và tìm cách giải quyết những cân nhắc về vấn đề mất an ninh năng lượng. Để chống chọi với thực tế mới này, EU đã ưu tiên đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng, tập trung vào các nước thân thiện. EU không nên thay thế đối tác Nga bằng một đối tác khó đoán khác mà cần hợp tác với các đối tác họ có thể tin tưởng để hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế.

Năm 2021, nhiên liệu hóa thạch chiếm 37% mức tiêu thụ năng lượng của EU. Năng lượng tái tạo chiếm 37% nguồn cung và hạt nhân 26%. Xu hướng hiện tại cho thấy: NLTT đang gia tăng với năng lượng mặt trời tạo ra nhiều năng lượng hơn 27% so với năm 2019. Trong cùng năm đó, năng lượng gió và năng lượng mặt trời (tổng số 547 TWh) tạo ra nhiều năng lượng hơn khí đốt (524 TWh). Với khả năng ngày càng tăng này, EU gần như hoàn toàn có cơ hội đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang NLTT.

Năm 2021, EU đã chi gần 100 tỷ Euro để nhập khẩu năng lượng của Nga - một con số đã ám ảnh các thành viên kể từ khi chiến sự nổ ra. Khi áp lực từ Kiev và các đồng minh quốc tế khác gia tăng, nhu cầu cắt giảm hàng nhập khẩu từ Moscow trở thành một chiến lược địa chính trị hết sức cấp bách. Với suy nghĩ này, EC đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng có tên: REPower EU, nhằm đạt được sự độc lập hoàn toàn về năng lượng khỏi Nga vào năm 2027.

Năm mục tiêu chính của REPower EU:

Thứ nhất: Chuyển hướng sang LNG:

Năm 2021, Nga là nhà cung cấp khí đốt chính của EU, chiếm 45% tổng nguồn cung cấp khí đốt - 155 tỷ mét khối (bcm). EU cho rằng: Lượng khí đốt khổng lồ này sẽ không biến mất trong một sớm một chiều, hoặc bị thay thế bằng các sản phẩm xanh, vì vậy, ưu tiên hàng đầu là tìm khí đốt ở nơi khác để lấp đầy khoảng trống.

Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nổi lên như một giải pháp sẵn có nhất cho tình trạng khó khăn này. LNG là khí đã được làm lạnh hóa lỏng và được vận chuyển bằng tàu, sau đó tàu sẽ bơm xuống bồn trên bờ và thông qua các thiết bị đầu cuối để biến chất lỏng trở lại thành khí. Quá trình này mang lại lợi thế lớn cho các quốc gia ven biển có bến cảng tại chỗ như: Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, và có thể tăng lượng mua của họ một cách tương đối dễ dàng. EU đã phá kỷ lục nhập khẩu LNG kể từ đầu năm 2022, đạt 12,4 bcm trong tháng 4.

Tuy nhiên, LNG đắt đỏ và thị trường toàn cầu rất cạnh tranh, với những người mua châu Á đưa ra số tiền lớn cho các tàu chở LNG. Nó cũng đặt các quốc gia không giáp biển vào thế bất lợi vì họ không có quyền tiếp cận các cảng và buộc phải lấy nguồn cung cấp khí đốt thông qua các đường ống, hầu hết trong số đó do Nga vận hành.

REPower EU gợi ý có tới 2/3 lượng khí đốt của Nga - khoảng 100 bcm - có thể bị cắt giảm vào cuối năm nay. Một nửa trong số này - 50 bcm sẽ được thay thế bằng LNG, trong khi 10 bcm sẽ đến từ các đường ống ngoài Nga (bao gồm cả các đường ống từ Na Uy, Azerbaijan và Algeria). EU hiện đang tập trung vào việc ký kết các thỏa thuận và quan hệ đối tác với các nhà sản xuất LNG hàng đầu. Một thỏa thuận chính trị gần đây với Mỹ được thiết lập để cung cấp cho khối này thêm 15 bcm LNG do Mỹ sản xuất. EU cũng tham gia với Qatar, Ai Cập, Israel, Úc để đảm bảo nguồn cung bổ sung và muốn khai thác thêm tiềm năng của các nước châu Phi như: Nigeria, Senegal và Angola.

Thứ hai: 27 quốc gia thành viên EU được xem như 1 khách hàng:

Để vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt đối với LNG, EU muốn 27 quốc gia thành viên mua với tư cách là một khách hàng duy nhất và khai thác sức mạnh của nhóm với tư cách là thị trường lớn nhất thế giới. Khối này đã thiết lập Nền tảng năng lượng EU - một chương trình tự nguyện nhằm tập hợp nhu cầu và điều phối nhập khẩu đáp ứng lần đầu tiên vào đầu tháng 4/2023. EU đặt mục tiêu tiến thêm một bước nữa và tạo ra một “cơ chế mua chung” - một liên doanh tập thể để đàm phán các hợp đồng khí đốt thay mặt cho các quốc gia thành viên.

Cơ chế này sẽ mang tính tự nguyện và được xây dựng dựa trên những bài học kinh nghiệm từ việc mua vắc xin Covid-19 mà EC đã đi đầu để có được hàng triệu liều với giá cả phải chăng, đồng thời tránh được cuộc chạy đua đẩy giá lên cao. Ý tưởng mua khí đốt chung đã nổi lên vào mùa thu năm ngoái - khi một cuộc khủng hoảng điện bắt đầu khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt. Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Romania trước đó đã lên tiếng ủng hộ mua sắm tập trung, cho rằng: Sẽ làm giảm giá và tăng cường an ninh năng lượng.

“Mua chung rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia thành viên, bắt đầu từ các nước lớn. Điều này sẽ không chỉ tốt cho các quốc gia nhỏ. Cụ thể là ở phía Đông, có thể gặp khó khăn trong việc mua khí đốt trong trường hợp dòng chảy của Nga bị gián đoạn. Nó sẽ bảo vệ an ninh năng lượng chung ở châu Âu” - Simone Tagliapietra - thành viên cấp cao của EU nói với báo giới.

Thứ ba: Cắt giảm quy tắc quan liêu cứng nhắc về tiêu chuẩn “xanh”:

Vì khí đốt là mặt hàng có nguồn cung hạn chế, nên EU cần tìm các nguồn tài nguyên khác có thể bù đắp cho sự mất mát nhiên liệu của Nga. REPower EU được coi là bộ tài liệu bổ sung của Thỏa thuận xanh châu Âu, hướng tới cụ thể hơn vào năng lượng tái tạo. EC đề xuất đẩy nhanh việc triển khai các hệ thống năng lượng gió và mặt trời với mục đích thay thế hơn 20 bcm khí đốt của Nga trước cuối năm nay. Nhưng mục tiêu này phải đối mặt với bức tường lớn của bộ máy quan liêu: Trung bình, các trang trại gió mất 9 năm để hoàn thành trong khi các tấm pin mặt trời cần từ 4 đến 5 năm để lắp đặt. Quá trình này rất phức tạp và đòi hỏi nhiều giấy phép liên quan đến tiêu chuẩn xây dựng, năng lượng, môi trường và kiến trúc...

Trong một khuyến nghị mới, EU yêu cầu các quốc gia thành viên tăng tốc đáng kể quy trình và thiết lập thời hạn tối đa ràng buộc cho tất cả các giai đoạn liên quan. NLTT trở thành “lợi ích cộng đồng quan trọng nhất” biện minh cho việc cấp phép nhanh hơn.

“Tăng tốc độ cấp phép là một ý tưởng hay. Nhưng cách để làm điều này là cần sửa ngay các thủ tục quan liêu không hiệu quả, không làm suy yếu luật pháp về môi trường. Việc miễn trừ bừa bãi các dự án NLTT có thể gây hại cho đa dạng sinh học và khuấy động sự phản đối của công chúng, hậu quả gây ra xung đột và kéo dài tiến độ chung” - Alex Mason - người đứng đầu chính sách năng lượng tại Văn phòng WWF của EU nhấn mạnh.

Đồng thời, EC đề xuất cập nhật mục tiêu NLTT của EU cho năm 2030, từ 40% lên 45% tổng năng lượng được sản xuất trên toàn khối, cũng như bắt buộc sử dụng các tấm pin mặt trời trong tất cả các tòa nhà công cộng, thương mại mới vào năm 2025 và tiếp tục đến năm 2029 sẽ áp dụng cho tất cả các tòa nhà dân sinh.

Thứ tư: Vấn đề “thay đổi hành vi” về tiêu thụ năng lượng:

Đoạn tuyệt khỏi Nga về năng lượng sẽ đòi hỏi nhiều hơn với LNG và năng lượng mặt trời: Mục tiêu tham vọng này cần có “những thay đổi hành vi” trong cách người châu Âu tiêu thụ điện, năng lượng. Trong số các đề xuất của EU về tiết kiệm có sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng hơn, giảm tốc độ trên đường cao tốc, tắt hệ thống sưởi, điều hòa không khí, làm việc tại nhà và chọn các thiết bị gia dụng hiệu quả hơn.

“Tiết kiệm năng lượng là cách rẻ nhất, an toàn nhất và sạch nhất để giảm sự phụ thuộc của EU vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga. Cách làm này tuy không có tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng nó lại hiệu quả cho tất cả, giống như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã khuyến cáo” - REPower cho hay.

EC ước tính việc áp dụng các biện pháp này sẽ làm giảm nhu cầu điện và xóa bỏ nhu cầu về 13 bcm khí đốt của Nga trong thời gian ngắn. Nhưng vì các đề xuất thiếu sức nặng pháp lý, nên không rõ có bao nhiêu hộ gia đình và công ty châu Âu - những người đang phải đối mặt với hóa đơn cao ngất trời và lạm phát tăng vọt sẽ sẵn sàng tự nguyện tiết kiệm. Ủy ban châu Âu dự định hợp tác với IEA, chính phủ và chính quyền địa phương tuyên truyền nhằm thúc đẩy thái độ sử dụng năng lượng hiệu quả, đặc biệt ý thức tiết kiệm của mỗi người dân, của từng địa phương, quốc gia.

Thứ năm: Về nguồn vốn:

Theo ước tính của EC: Mức độ chuyển đổi mà REPower EU hình dung sẽ đi kèm với một mức giá đắt đỏ, nhưng hợp lý.Thoát khỏi năng lượng từ Nga sẽ tốn khoảng 210 tỷ Euro đầu tư bổ sung từ năm 2022 đến 2027. Hơn 110 tỷ Euro sẽ được dùng để triển khai các hệ thống năng lượng tái tạo và hydro, trong khi 10 tỷ Euro sẽ được sử dụng để đa dạng hóa LNG và nhập khẩu khí đốt qua đường ống.

Trong một kịch bản khả thi, EC đề xuất phần lớn số tiền nên lấy từ các khoản vay chưa sử dụng của quỹ phục hồi Covid-19.

Khi các nhà lãnh đạo EU đồng ý đẩy mạnh công cụ mới vào năm 2020, họ đã chia số tiền thành 312,5 tỷ Euro cho các khoản tài trợ và 360 tỷ Euro cho các khoản vay lãi suất thấp. Vì các khoản vay đã được hoàn trả dần dần, nên phần lớn các quốc gia thành viên đã từ bỏ chúng và chỉ yêu cầu phần tài trợ được phân bổ của họ. Điều này đã để lại khoản vay trị giá 225 tỷ Euro mà giờ đây có thể được sử dụng để tài trợ cho việc thiết kế lại lưới điện. Doanh thu thu được từ Hệ thống mua bán phát thải (Emissions Trading System) có thể tạo ra thêm 20 tỷ Euro dùng cho mục đích nói trên.

Sự kết hợp giữa khoản tiền trợ cấp mới với các khoản vay chưa sử dụng có thể hấp dẫn, nhưng do chiến sự xảy ra và chưa biết khi nào mới kết thúc nên chắc chắn đòi hỏi nhiều tài chính hơn. EC ước tính chi phí 2 tỷ Euro để cải tạo cơ sở hạ tầng dầu mỏ nội khối, đây là một phần của gói trừng phạt mới, các quốc gia thành viên hiện đang thảo luận về lệnh cấm dầu mỏ của Nga. Nhưng đề xuất vẫn đang còn bị kẹt khi Hungary - quốc gia kết nối với đường ống dẫn dầu Druzhba do Nga điều hành, yêu cầu loại bỏ dần dần và hỗ trợ kinh tế nên việc này vẫn chưa cụ thể./.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

(THEO: EURONEWS)


Link tham khảo:

https://www.euronews.com/my-europe/2022/05/18/five-things-to-know-about-the-eu-s-big-plan-to-become-independent-from-russian-fossil-fuel

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động