RSS Feed for Đầu tư nhiên liệu hóa thạch sẽ thế nào khi năng lượng xanh lên ngôi? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 15/01/2025 18:49
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đầu tư nhiên liệu hóa thạch sẽ thế nào khi năng lượng xanh lên ngôi?

 - Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, có nguyên nhân lớn từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bởi vậy, việc sử dụng nguồn nguyên liệu này ngày càng bất lợi. Các nhà đầu tư đang bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế, đặc biệt là năng lượng sạch, tái tạo.
Anh quốc bỏ than, chuyển sang NLTT như thế nào? Kỳ cuối: Tham khảo kinh nghiệm Anh quốc bỏ than, chuyển sang NLTT như thế nào? Kỳ cuối: Tham khảo kinh nghiệm

Mặc dù là nước có mức phát thải CO2 cao, nhưng cũng phải sau khi cạn kiệt tài nguyên than trong nước Vương quốc Anh mới giảm đáng kể nhiệt điện than và tuyên bố từ bỏ than (dự tính vào năm 2023). Điều đó phản ánh rằng: Giống như các nước khác, quốc gia này cũng coi trọng tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong nước, kể cả trường hợp duy trì điện hạt nhân, bởi Vương quốc Anh là một trong những cường quốc hạt nhân.

Anh quốc bỏ than, chuyển sang NLTT như thế nào? Kỳ 3: Thể chế cho năng lượng tái tạo Anh quốc bỏ than, chuyển sang NLTT như thế nào? Kỳ 3: Thể chế cho năng lượng tái tạo

Trong kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ giới thiệu tới bạn đọc hệ thống nghĩa vụ năng lượng tái tạo, hệ thống giá hỗ trợ FIT và hệ thống FIT-CfD của Vương quốc Anh - Thể chế được coi là phù hợp cho việc tối thiểu hóa rủi ro biến động giá điện trong dài hạn, khuyến khích đầu tư cho các nguồn điện các bon thấp.

Anh quốc bỏ than, chuyển sang NLTT như thế nào? Kỳ 2: Vì sao quốc gia này rời bỏ than? Anh quốc bỏ than, chuyển sang NLTT như thế nào? Kỳ 2: Vì sao quốc gia này rời bỏ than?

Việc Vương quốc Anh rời khỏi than là không còn đường lùi trong bối cảnh cạn kiệt trữ lượng than, mức phát thải CO2 cao, cũng như áp lực của EU về giảm phát CO2 và khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo theo Chỉ thị năng lượng tái tạo EU2001 được ban hành bởi Hội đồng châu Âu năm 2001. Đặc biệt là quốc gia này đã đạt đến trình độ phát triển kinh tế ở mức siêu giàu, chấp nhận được mức giá điện cao.

Anh quốc bỏ than, chuyển sang NLTT như thế nào? Kỳ 1: Chỉ tiêu kinh tế, năng lượng Anh quốc bỏ than, chuyển sang NLTT như thế nào? Kỳ 1: Chỉ tiêu kinh tế, năng lượng

Tiếp nối chuyên đề “Kinh nghiệm chuyển dịch sang năng lượng tái tạo ở Đức - Nhìn từ thể chế”, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ trả lời cho câu hỏi: Tại sao ngành điện Vương quốc Anh rời bỏ than để chuyển sang năng lượng tái tạo? Quá trình đó diễn ra như thế nào (từ phương diện thể chế trong bối cảnh kinh tế, xã hội, tài nguyên năng lượng)? Từ đó, lưu ý cho các quốc gia nghèo, đang phát triển khi tham khảo kinh nghiệm từ quốc gia này.


Ô nhiễm carbon là bằng chứng “không thể tranh cãi”:

Đây là nhận định trong báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC). Theo báo cáo thì nhân loại không còn nhiều thời gian để né tránh thảm họa khí hậu, và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của thế giới càng trở nên khó khăn hơn. Cũng từ lý do này, các nhà đầu tư đang bắt đầu tìm kiếm các giải pháp xanh để thay thế.

heo IPCC, bằng chứng không thể tranh cãi ô nhiễm carbon khiến trái đất của chúng ta hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai. Trong 170 năm qua, con người đã đốt quá nhiều dầu mỏ, khí đốt và than đá đến mức nhiệt độ trung bình của trái đất hiện đang ấm hơn bất kỳ thời điểm nào trong 125.000 năm qua. Ô nhiễm carbon và khí nhà kính từ các hoạt động nói trên đang gây ra những thay đổi sâu sắc đối với thế giới: Nhiều đợt nắng nóng và hỏa hoạn khắc nghiệt kéo dài, lượng mưa và lũ lụt gia tăng, hạn hán dài hơn, còn các cánh rừng băng tại Bắc Cực thì ngày càng thu hẹp.

Hệ thống năng lượng cần phải thích ứng:

Báo cáo IPCC không trực tiếp nói đến nhiên liệu hóa thạch, nhưng điều đó không có nghĩa làm an lòng dư luận, hay không ngăn được các nhà đầu tư ở lại với nhiên liệu hóa thạch. Đầu năm nay, các nhà lãnh đạo G7 đã đồng ý bắt tay vào loại bỏ dần tài trợ nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài và chấm dứt hỗ trợ cho điện từ than. Hồi tháng 5 năm nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố một báo cáo mang tính bước ngoặt, ngừng hoàn toàn các khoản đầu tư mới vào cung cấp dầu, khí đốt và than sau năm 2021, mặc dù ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra cam kết phát thải ròng zero trong những thập kỷ sắp đến.

“Khoảng cách giữa lời nói và hành động cần phải thu hẹp lại nếu chúng ta có cơ hội thực thi để đạt mức phát thảo zero vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này phải chuyển đổi toàn bộ các hệ thống năng lượng sang nền tảng xanh trong tương lai” - Fatih Birol - Giám đốc điều hành của IEA nói.

Theo bà Sarah Brown - chuyên gia phân tích về chuyển đổi cơ cấu sản xuất điện tại tổ chức tư vấn năng lượng Ember (trụ sở tại Anh) cho biết, qua đồ họa thông tin đầu tư năng lượng toàn cầu tính theo lĩnh vực, các nhà đầu tư đang tìm cách bảo vệ giá trị tương lai tài sản của họ. Giới đầu tư lẫn bảo hiểm đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, từ hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, quá trình chuyển đổi năng lượng cho đến các quy định liên quan đến sử dụng nhiên liệu.

“Những phát hiện gần đây theo báo cáo của IEA và IPCC cho thấy: Nhiều nước bắt đầu thay đổi chính sách và các cam kết hiện hành. Một số dự án nhà máy điện than đã được lên kế hoạch trên khắp châu Âu đã bị hủy bỏ chỉ trong vòng vài tháng. Như ở Serbia, Bosnia-Herzegovina và Thổ Nhĩ Kỳ. Các tổ chức tài chính, công ty kỹ thuật và chính phủ đều nhận thấy tương lai điện từ than không mấy sáng sủa” - Bà Sarah Brown cho biết thêm.

Nhưng nhiên liệu hóa thạch sẽ không biến mất chỉ sau một đêm:

Hãng Reuters trích dẫn Báo cáo của Mạng lưới chính sách năng lượng xanh REN21 công bố trung tuần tháng 6 cho biết: Tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong tổng năng lượng của thế giới cao bằng thập kỷ trước, bất chấp giá năng lượng tái tạo đã giảm và các chính phủ đang phải hành động để chống biến đổi khí hậu. Báo cáo cho biết, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp diễn trong bối cảnh nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao, tiếp tục tiêu thụ và đầu tư vào các nhà máy nhiên liệu hóa thạch mới, đồng thời sử dụng năng lượng sinh khối thấp hơn như sử dụng gỗ, hoặc chất thải nông nghiệp trong sưởi ấm, nấu ăn.

Việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt và dầu mỏ tạo ra carbon dioxide, khí nhà kính chính góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. REN21 cho biết: Tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu là 80,2% vào năm 2019, so với 80,3% vào năm 2009, trong khi năng lượng tái tạo như gió và mặt trời chiếm 11,2% trong cơ cấu năng lượng năm 2019 và 8,7% vào năm 2009. Phần còn lại của hỗn hợp năng lượng bao gồm sinh khối truyền thống được sử dụng phần lớn để nấu ăn, hoặc sưởi ấm trong nhà ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, ở nhiều khu vực, bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Mỹ, việc xây dựng các nhà máy điện gió, hoặc điện mặt trời mới hiện nay rẻ hơn so với vận hành các nhà máy than hiện có.

Báo cáo còn cho biết, năng lượng tái tạo cũng đang cạnh tranh với các nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên mới về chi phí ở nhiều địa điểm và là nguồn sản xuất điện mới rẻ nhất ở hầu hết quốc gia trên các lục địa lớn.

“Chúng ta đang thức dậy với một thực tế cay đắng rằng, chính sách khí hậu hứa hẹn trong mười năm qua hầu như chỉ là những lời nói suông. Tỷ trọng của nhiên liệu hóa thạch trong mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng đã không dịch chuyển lấy một inch” - Bà Rana Adib - Giám đốc điều hành của REN21 nói khi đánh giá về tiến trình chuyển đổi năng lượng hóa thạch.

Ở nhiều quốc gia, các gói phục hồi kinh tế Covid-19 nhằm kích thích đầu tư hơn nữa vào năng lượng tái tạo. Nhưng các khoản đầu tư cho nguồn này chỉ chiếm khoảng 1/6 đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, báo cáo cho biết thêm.

Theo UNDP tại Việt Nam: Giá năng lượng ở Việt Nam đang thấp so với mức giá thế giới, chủ yếu do việc kiểm soát giá và đánh thuế môi trường thấp. Điều này mặc dù tạo điều kiện cho việc tiếp cận năng lượng một cách rộng khắp, song cũng là lực cản đối với mục tiêu về hiệu quả năng lượng và đầu tư cho sản xuất năng lượng xanh.

Còn IEA cho biết: Trợ giá nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam dao động từ 1,2 tỷ đến 4,49 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2007 - 2012.

Cách tính toán dựa trên sự khác biệt giữa giá năng lượng ở Việt Nam và giá thế giới dựa trên định nghĩa quốc tế được công nhận về trợ giá. Các khoản trợ giá nhiên liệu hoá thạch phổ biến ở Việt Nam là trợ giá gián tiếp, hỗ trợ và ưu tiên cho các nhà sản xuất, phân phối năng lượng, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước.

Đồng quan điểm nói trên, Samantha Gross - Giám đốc Sáng kiến An ninh Năng lượng và Khí hậu (thuộc Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ) cho rằng: Không nghĩ rằng, các nhà đầu tư sẽ nhanh chóng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Bất chấp những tiến bộ trong năng lượng tái tạo, thế giới vẫn chưa tìm được nguồn thay thế đáng tin cậy cho dầu và khí đốt tự nhiên - nguồn nhiên liệu “huyết mạch” của nền kinh tế hiện đại. “Chúng ta đang phải đối mặt với áp lực, đặc biệt là chi phí, nên nhiên liệu hóa thạch sẽ không biến mất trong một sớm một chiều” - Bà Samantha Gross thừa nhận.

Đầu tư nhiên liệu hóa thạch sẽ thế nào khi năng lượng xanh lên ngôi?
Đầu tư cung ứng năng lượng toàn cầu theo lĩnh vực (đơn vị tính: Tỷ USD).

Bà Samantha Gross còn cho biết thêm: Dầu và khí đốt có nhiều năng lượng hơn so với các nguồn nhiên liệu khác, khiến chúng trở nên quan trọng đối với các quy trình công nghiệp cần nhiệt rất cao, hoặc đối với các lĩnh vực như hàng không, vận tải biển, vận tải đường dài - nơi mà các phương tiện điện chưa đảm đương được. Theo phân tích mới nhất của BP, hơn 3/4 sản lượng điện trên thế giới vẫn được sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch.

“Từ bỏ và duy trì” trong đầu tư nhiên liệu hóa thạch:

Trong khi xu hướng đầu tư xanh đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở châu Âu bằng các quỹ hưu trí như ở Vương quốc Anh, Thụy Điển và Na Uy nhằm hạn chế phơi nhiễm liên quan đến khí hậu, Mỹ cũng áp dụng quỹ lương hưu tương tự như châu Âu. Vào ngày 26/5/2021, 61% cổ đông của Chevron Corporation có trụ sở tại San Ramon, California đã ủng hộ đề xuất, yêu cầu công ty dầu mỏ cắt giảm tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Cùng ngày, quỹ đầu tư của nhà hoạt động nhỏ Engine số 1 đã giành được ba ghế trong hội đồng quản trị của Exxon Mobil sau một chiến dịch kéo dài nhiều tháng, phản đối nhiên liệu hóa thạch. Vào tháng 5/2021 một tòa án Hà Lan đã ra lệnh cho hãng Shell giảm lượng khí thải carbon xuống 45% vào năm 2030 so với năm 2019.

Ngược lại với cam kết tìm kiếm các giải pháp xanh thay thế, một số công ty vẫn đang đấu tranh để trì hoãn việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Hồi tháng 4/2021, hai công ty năng lượng Đức là RWE và Uniper thông báo sẽ kiện Chính phủ Hà Lan về kế hoạch chấm dứt sản xuất nhiệt điện than vào năm 2030, với lý do làm họ thiệt hại hàng tỷ USD.

Năm 2019, InfluenceMap - một nhóm nghiên cứu về cách vận động hành lang tác động đến chính sách khí hậu tiết lộ: 5 công ty dầu khí được giao dịch công khai lớn nhất là Exxon Mobil, Royal Dutch Shell, Chevron, BP và Total đã chi hơn 1 tỷ USD (853 triệu €) để vận động chống lại các chính sách khí hậu, hoặc mua các quảng cáo gây hiểu lầm kể từ Thỏa thuận Paris năm 2015. Mục đích là duy trì dầu và khí đốt như một phần của giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu, xa hơn là giữ chúng tồn tại trong cấu phần năng lượng càng lâu càng tốt.

Trong khi ai cũng thừa nhận năng lượng xanh, năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích cho môi trường lẫn con người. Và ngay cả các công ty năng lượng cũng hiểu rõ điều này, nhưng vì nó là chiếc cần “câu cơm” nên họ vẫn cứ nấn ná, câu giờ. “Họ hiểu gió đang thổi theo hướng nào và đang cố gắng di chuyển cho phù hợp” - InfluenceMap nhận định.

Liên quan đến đầu tư cho các dự án nhiên liệu hóa thạch, hãng Reuters cho biết: Dự thảo chính sách tài trợ mới được ban điều hành bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ được xem xét và thông qua vào tháng 10 năm nay. Theo đó, ADB cho biết: Sẽ dừng tài trợ cho việc khai thác than, nhiên liệu hóa thạch, cũng như thăm dò, khai thác dầu khí tự nhiên. Cho rằng: Chính sách này hiện nay “không còn phù hợp” chung với xu thế toàn cầu.

Quyết định của ADB đưa ra trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang thúc đẩy chiến dịch giảm phát thải khí, gây hiệu ứng nhà kính trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, một số dự án vẫn có thể tiếp tục nhận được đầu tư nếu đáp ứng được những điều kiện nhất định về môi trường./.

KHẮC NAM (THEO NET/DW/REUTERS - 8/2021)


Link tham khảo:

1/ https://www.dw.com/en/what-is-the-future-for-fossil-fuel-investments/a-58840420

2/ https://www.reuters.com/business/environment/global-fossil-fuel-use-similar-decade-ago-energy-mix-report-says-2021-06-14/

3/ file:///C:/Users/admin/Downloads/Fossil%20fuel%20report_final_VN%20(2).pdf

4/ https://www.reuters.com/legal/litigation/asian-development-bank-end-coal-upstream-oil-gas-financing-draft-statement-2021-05-27/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động