Cần giải quyết ngay địa điểm xây dựng Nhà máy Nhiệt điện An Khánh II
17:02 | 17/06/2013
LIÊN QUAN
>> Đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành năng lượng Việt Nam (Phần 1)
>> Đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành năng lượng Việt Nam (Phần 2-3)
>> Phát triển nhiệt điện chạy than Việt Nam và những thách thức
>> Phản biện, kiến nghị quy hoạch phát triển ngành và dự án năng lượng quốc gia
>> Phản biện, kiến nghị giải pháp an ninh năng lượng Việt Nam
>> Phản biện, kiến nghị chính sách giá năng lượng Việt Nam
CÙNG TÁC GIẢ
>> Phản biện, kiến nghị giải pháp phát triển bền vững năng lượng tái tạo Việt Nam (Kỳ 1)
>> Phản biện, kiến nghị giải pháp phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo Việt Nam (Kỳ 2)
Việc tham gia phát triển nguồn điện của các doanh nghiệp tư nhân theo hình thức đầu tư IPP như Công ty Cổ phần Nhiệt điện An Khánh đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm.
TÔ QUỐC TRỤ (UV BCH Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Năng lượng - VECC)
Cần quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của nhà đầu tư IPP trong nước
Theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg, ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (QHĐ VII), các dự án nhiệt điện than rất quan trọng và nguồn điện này được phát triển tăng dần trong suốt 20 năm tới.
Nếu đến năm 2020, công suất các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than là 36.000MW, chiếm tỷ lệ 48% tổng công suất các nhà máy điện của toàn hệ thống, thì đến năm 2030 con số này là 75.748,8MW, chiếm 51,6%.
Trong số 52 dự án NMNĐ than của QHĐ VII đã được Thủ tướng phê duyệt, ngoài các chủ đầu tư là các tập đoàn trong nước, các nhà đầu tư BOT có yếu tố nước ngoài và một số chưa xác định chủ đầu tư, thì có 4 chủ đầu tư là doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư theo hình thức IPP (bao gồm Công ty Cổ phần Nhiệt điện Công Thanh, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long, Công ty TNHH Hưng Nguyên và Công ty Cổ phần nhiệt điện An Khánh).
Theo Quyết định 1208/QĐ-TTg nói trên, Công ty Cổ phần Nhiệt điện An Khánh được giao nhiệm vụ chủ đầu tư 2 dự án là NMNĐ An Khánh I (2x50MW) và NMNĐ An Khánh II (2x150MW). Dự án An Khánh I, chủ đầu tư đang tích cực triển khai ở bước thực hiện đầu tư, còn Dự án NMNĐ An Khánh II quy định đưa vào vận hành thương mại vào năm 2016 đang triển khai ở bước chuẩn bị đầu tư thì gặp trở ngại lớn ở khâu quy hoạch địa điểm.
Thay mặt Trung tâm Tư vấn Năng lượng (VECC) thành viên của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), cơ quan đã nắm vững quá trình triển khai các dự án NMNĐ này của chủ đầu tư, chúng tôi kêu gọi Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên giải quyết ngay vấn đề địa điểm NMNĐ An Khánh II để chủ đầu tư có cơ sở triển khai đúng trình tự xây dựng cơ bản, phấn đấu đáp ứng được tiến độ mà Thủ tướng Chính phủ đã quy định là đưa vào vận hành thương mại vào năm 2016.
Để di đến quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng NMNĐ An Khánh II tại huyện Phổ Yên, chủ đầu tư đã có cả một quá trình nghiên cứu; so sánh lựa chọn các phương án địa điểm; tính toán kinh tế - kỹ thuật các giải pháp như: cung cấp nhiên liệu, nguồn nước, giao thông vận tải, đấu nối với hệ thống điện quốc gia, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng… Kết quả là chủ đầu tư đã nhận được các văn bản pháp lý quan trọng sau đây:
- Được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 3967/QĐ-BCT, ngày 08/8/2011 về việc phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng NMNĐ An Khánh II tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Việc Bộ Công Thương ra quyết định này cũng đồng nghĩa với việc đã có thỏa thuận về địa điểm của các bộ: Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học & Công nghệ, Tài nguyên & Môi trường, Xây dựng, Tài chính...
- Giấy chứng nhận đầu tư NMNĐ An Khánh II số 1712100118, ngày 08/9/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- Ngày 26/12/2012, Bộ Tư pháp Indonexia chính thức cấp giấy phép hoạt động cho Công ty Liên doanh PT Vietindo Kuka Energi.
Đây là Liên doanh khai thác than - khoáng sản của Công ty Cổ phần Nhiệt điện An Khánh và Công ty PSKDE của Indonexia.
Các văn bản trên là cơ sở để chủ đầu tư thực hiện các công tác ở bước chuẩn bị đầu tư như: khảo sát địa hình; địa chất, khí tượng thủy văn, lập quy hoạch địa điểm chi tiết; lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi - FS), cắm mốc chỉ giới, tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng…
Theo Công ty Cổ phần Nhiệt điện An Khánh thì ngoại trừ các chi phí không thể tính thành tiền được như thời gian, lao động và trí tuệ, các chi phí khác đã ký hợp đồng với các cơ quan liên quan để thực hiện trong 3 năm qua là trên 20 tỷ VNĐ.
Theo VEA và VECC, việc dừng triển khai đầu tư NMNĐ An Khánh II tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên còn tác động xấu đến việc thực hiện Quyết định 1208/QĐ-TTg, phê duyệt QHĐ VII của Thủ tướng Chính phủ và hệ thống điện Quốc gia Việt Nam, từ năm 2016 trở đi sẽ bị thiếu hụt một sản lượng điện hàng năm tới trên 2 tỷ kWh. Ngoài ra sự tồn tại của dự án NMNĐ An Khánh II tại Thái Nguyên còn thu hút nguồn lao động cho địa phương tới 1.500 người được đào tạo có nghề nghiệp ổn định, nộp ngân sách hằng trăm tỷ đồng mỗi năm và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Công ty cổ phần Nhiệt điện An Khánh đã kí kết chính thức với đối tác chiến lược là Quỹ quản lý tài sản Sài Gon - Saigon Asset Management (SAM). Theo đó, SAM sẽ cùng với An Khánh JSC đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện An Khánh 1, công suất 100MW và Nhà máy nhiệt điện An Khánh 2, công suất 300MW tại tỉnh Thái Nguyên.
Chúng ta còn nhớ, tại lễ trao giấy phép đầu tư ngày 14/10/2011 cho chủ đầu tư, ông Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã khẳng định: "Dự án NMNĐ An Khánh I và An Khánh II là những dự án lớn, góp phần quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Trong quá trình triển khai xây dựng nhà máy, các cấp, ngành chức năng và chủ đầu tư cần tích cực phối hợp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn để dự án đảm bảo đúng tiến độ". Chúng tôi ghi nhận và rất hoan nghênh ý kiến này.
Vướng mắc chính hiện nay là do "Quy hoạch tổ hợp khu công nghiệp - dịch vụ Yên Bình đã chồng chéo lên địa điểm xây dựng NMNĐ An Khánh II, theo thiết kế có một con đường chạy cắt ngang qua khu vực nhà máy sẽ xây dựng", mặc dù Quy hoạch địa điểm xây dựng NMNĐ An Khánh II đã được Bộ Công Thương phê duyệt và Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Nhiệt điện An Khánh.
Việc tham gia phát triển nguồn điện của các doanh nghiệp tư nhân theo hình thức đầu tư IPP như Công ty Cổ phần Nhiệt điện An Khánh là rất đáng trân trọng và hoan nghênh, đây cũng là chủ trương của Nhà nước Việt Nam. Điều này thể hiện là các nhà lãnh đạo cao nhất như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đều đã đến thăm, động viên khích lệ Công ty Cổ phần Nhiệt điện An Khánh xây dựng thành công 2 NMNĐ An Khánh I và An Khánh II.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi kiến nghị thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan hữu quan của tỉnh quan tâm đến sự phát triển của ngành năng lượng nói chung và nguyện vọng chính đáng của nhà đầu tư IPP trong nước (Công ty Cổ phần Nhiệt điện An Khánh nói riêng), giải quyết dứt điểm sự chồng chéo giữa quy hoạch địa điểm NMNĐ An Khánh II và quy hoạch Tổ hợp khu công nghiệp - dịch vụ Yên Bình tại huyện Yên Bình, Thái Nguyên, trên tinh thần trả lại nguyên trạng và chấp hành quy hoạch địa điểm NMNĐ An Khánh II đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
(Còn nữa...)
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Nước mắt bao giờ cũng mặn...
Trung Quốc: Bạn hay thù của nước Mỹ?
Nước cờ khôn ngoan, bản lĩnh của Nhật ở châu Á
Vận mệnh quốc gia và lòng tự trọng...