RSS Feed for Trước áp lực nhu cầu than, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách (Kỳ 1) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 24/01/2025 04:37
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Trước áp lực nhu cầu than, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách (Kỳ 1)

 - Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, nhu cầu than nói chung và nhu cầu sử dụng than cho nhiệt điện nói riêng như sau: năm 2017: 55,2 triệu tấn (nhiệt điện: 39,0 triệu tấn, chiếm 71%), năm 2020: 86,4 triệu tấn (nhiệt điện: 64,1 triệu tấn, chiếm 74%) và từ năm 2025-2030 nhu cầu dự báo khoảng từ 120-150 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu này, Nhà nước cần rà soát luật định, ban hành những quy định về khai thác khoáng sản có tính cạnh tranh, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, như áp dụng hệ thống thuế, phí công bằng cho cả nhà nước - doanh nghiệp, cũng như những quy định bảo đảm những chủ trương chính sách nhất quán, ổn định và cam kết dài hạn.

Nhu cầu than cho sản xuất điện và giải pháp thực hiện (Kỳ 1)
Nhu cầu than cho sản xuất điện và giải pháp thực hiện (Kỳ 2)
Nhu cầu than cho sản xuất điện và giải pháp thực hiện (Tạm kết)
Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 1)
Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 2)
Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Tạm kết)

KIỀU KIM TRÚC - BAN KHOA HỌC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TKV

Tổng quan tài nguyên, khai thác và sử dụng than thế giới

Theo Hội nghị Năng lượng Thế giới - WEC2015, trữ lượng than trên thế giới có thể khai thác tính đến năm 2015 vào khoảng 891,5 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở khu vực châu Mỹ (237,3 tỷ tấn), châu Âu (153 tỷ tấn) và châu Úc (76,4 tỷ tấn), châu Á - Nga (360,1 tỷ tấn), các khu vực Trung Đông, châu Phi và Trung - Nam Mỹ (khoảng 64,7 tỷ tấn).

Tổng sản lượng than khai thác than toàn cầu giai đoạn 2010÷2015 vào khoảng 7,2÷7,8 tỷ tấn/năm. Trong đó, năm 2015 vào khoảng 7,7 tỷ tấn (châu Á 4,8 tỷ tấn, chiếm 62,3%; Bắc Mỹ có sản lượng: 0,9 tỷ tấn, chiếm11,7%; Châu Âu có sản lượng 0,6 tỷ tấn, chiếm7,8%; liên Bang Nga, khu vực Thái Bình Dương và các nước còn lại có sản lượng khoảng 1,4 tỷ tấn, chiếm18,2%).

Tổng lượng tiêu thụ than thế giới giai đoạn 2010÷2015 vào khoảng 6,9÷7,8 tỷ tấn/năm. Trong đó, năm 2015 vào khoảng 7,6 tỷ tấn (nước tiêu thụ than lớn nhất giai đoạn này là Trung Quốc với khối lượng từ 3,0÷3,5 tỷ tấn).

Than xuất khẩu, theo số liệu thống kê của Sumitomo Corp, hiện nay các nước xuất khẩu than lớn (số liệu 2015) trên thế giới gồm: Úc 376,1 triệu tấn (54% than nhiệt và 46% than luyện kim); Inđônêxia 318,4 triệu tấn (99% than nhiệt và 1% than luyện kim); Nga 33,7 triệu tấn (76% than nhiệt và 24% than luyện kim); Nam Phi 76,9 triệu tấn (98% than nhiệt và 2% than luyện kim).

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Hiệp hội Than quốc tế WCA, tổng sản lượng than thế giới sẽ đạt 8,8 tỷ tấn vào năm 2020 và 10,2 tỷ tấn vào năm 2035; nhu cầu than thế giới năm 2020 vào khoảng 8,03 tỷ tấn và năm 2035 vào khoảng 10,15 tỷ tấn. Trong đó chủ yếu là than nhiệt (từ than á bitum, bitum, và một phần từ than lignite và anthracite) để đáp ứng 40 - 30% nhu cầu điện năng trên thế giới từ nay đến năm 2040, dù là trong xu hướng sử dụng năng lượng hóa thạch giảm dần để sử dụng các nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Đặc biệt sau Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc COP21 ở Paris (Pháp) tháng 12/2015 thông qua bản Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tài nguyên và trữ lượng than Việt Nam

Tài liệu cơ sở tính toán tài nguyên - trữ lượng, trên cơ sở kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên than theo các báo cáo chuyển đổi đã được Bộ TN&MT phê duyệt, công nhận (33 báo cáo); kết quả thăm dò bổ sung, nâng cấp trữ lượng phục vụ khai thác, lập dự án; Báo cáo "Điều tra, đánh giá tiềm năng than dưới mức -300 m, bể than Quảng Ninh" đã được Bộ TN&MT phê duyệt theo Quyết định số 1795/QĐ-BTNMT ngày 30/10/2012 và hiện trạng khai thác của các mỏ tính đến 31/12/2015.

Kết quả tính toán trữ lượng tài nguyên than Việt Nam đã được điều tra đánh giá và thăm dò là 48.877.952 ngàn tấn.

Trong đó, trữ lượng là 2.260.358 ngàn tấn (chiếm 5%), tài nguyên chắc chắn và tin cậy là 1.298.464 ngàn tấn (chiếm 3%), tài nguyên dự tính là 2.686.834 ngàn tấn (chiếm 5%), tài nguyên dự báo 42.632.295 ngàn tấn (chiếm 87%). 

Phân bổ tài nguyên theo các khu vực: bể than Đông Bắc 6.287.077 ngàn tấn, bể than sông Hồng 42.010.804 ngàn tấn, các mỏ than nội địa 206.255 ngàn tấn, các mỏ than địa phương 37.434 ngàn tấn và các mỏ than bùn 336.382 ngàn tấn.

Tổng hợp tài nguyên - trữ lượng than huy động vào quy hoạch (điều chỉnh) là 3.049.901 ngàn tấn. Trong đó, trữ lượng là 1.223.033 ngàn tấn (chiếm 40%), tài nguyên chắc chắn và tin cậy là 307.897 ngàn tấn (chiếm 10%), tài nguyên dự tính là 638.521 ngàn tấn (chiếm 21%) và tài nguyên dự báo 880.450 ngàn tấn (chiếm 29%). 

Tình hình tiêu thụ than của các hộ giai đoạn 2011 - 2016.

TT

Than cung ứng theo

hộ tiêu thụ

Khối lượng thực hiện các năm, 1.000 tấn

2011

2012

2013

2014

2015

2016

 

Tổng cộng

27.819

24.764

27.061

33.572

40.526

52.863

I

Than sản xuất trong nước

27.819

24.764

26.670

32.393

38.818

40.263

1

Hộ điện

10.869

11.374

13.699

18.929

26.197

30.901

2

Các hộ ngoài điện (phân bón, hóa chất, giấy, xi măng, VLXD, chất đốt sinh hoạt...)

16.950

13.390

12.971

13.464

12.621

9.362

II

Than nhập khẩu

-

-

391

1.179

1.708

12.600

1

Hộ điện

-

-

-

48

947

2.590

2

Các hộ ngoài điện (phân bón, hóa chất, giấy, xi măng, VLXD, chất đốt sinh hoạt...)

-

-

391

1.131

761

10.010

 

Dự báo nhu cầu

Nhu cầu sử dụng than của Việt Nam chủ yếu là than nhiệt (bitum, á bitum, antraxit) để cung cấp cho nhiệt điện, xi măng, phân đạm, hóa chất... nhu cầu về than mỡ phục vụ luyện kim và than bùn sử dụng làm chất đốt, phân bón không nhiều.

Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 (QH403), nhu cầu than nói chung và nhu cầu sử dụng than cho nhiệt điện nói riêng như sau: Năm 2017: 55,2 triệu tấn (nhiệt điện: 39,0 triệu tấn, chiếm 71%); năm 2020: 86,4 triệu tấn (nhiệt điện: 64,1 triệu tấn, chiếm 74%); từ năm 2025-2030 nhu cầu: 120-150 triệu tấn.

Cân đối cung cầu

Theo Quy hoạch 403, khả năng sản xuất than thương phẩm của toàn ngành giai đoạn 2017÷2020 từ 42,6÷56,6 triệu tấn (TKV chiếm 72 ÷ 84%). Trong đó, năm 2017: 42,6 triệu tấn, năm 2020: 48,3 triệu tấn và từ năm 2025-2030 là 53,2-55 triệu tấn.

Cân đối than thương phẩm sản xuất trong nước cho các hộ tiêu thụ được thực hiện theo nguyên tắc "ưu tiên cấp tối đa than cho sản xuất điện" (bao gồm các chủng loại than cám 4b, cám 5, cám 6, cám 7); than còn lại cân đối cho các hộ theo thứ tự ưu tiên là phân bón, hóa chất, xi măng, các hộ khác; than cốc cân đối hết cho luyện kim, (nếu còn thiếu sẽ nhập khẩu).

Kết quả cho thấy, than sản xuất không đáp ứng nhu cầu trong nước nói chung và sản xuất điện nói riêng, phải nhập khẩu với khối lượng lớn. Cụ thể: năm 2017: nhập 11,7 triệu tấn (nhiệt điện: 4,3 triệu tấn, chiếm 37%); năm 2020: nhập 40,3 triệu tấn (nhiệt điện: 25,1 triệu tấn, chiếm 62%); năm 2025-2030: nhập 70 đến 100 triệu tấn.

Khả năng sản xuất và cung cấp than của TKV cho nền kinh tế quốc dân đáp ứng được khoảng 50 triệu tấn/năm.

Dự báo nhu cầu than đến năm 2030.

TT

Danh mục

Nhu cầu than (triệu tấn)

2017

2018

2019

2020

2025

2030

 

Theo QH403/2016

55,17

63,45

76,23

86,36

121,47

156,63

 

Tổng nhu cầu

59,57±3,0

69,59±4,0

83,44±4,0

94,07±4,0

137,8±5,0

165,37±5,0

1

Hộ điện

40,42

47,84

58,74

66,82

107,8

135,32

+

Than Antraxit

36,74

40,74

45,09

49,41

56,55

59,18

+

Than Bitum

3,68

7,1

13,65

17,41

51,25

76,14

2

Các hộ khác ngoài điện

19,15±3,0

21,75±4,0

24,70±4,0

27,25±4,0

30,00±5,0

30,50±5,0

Nguồn: Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin.

Đón đọc kỳ tới: Những khó khăn, thách thức của ngành Than Việt Nam và giải pháp

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động