Nhận định - Phản biện
Thị trường than Việt Nam viết năm 2016
06:38 |28/03/2018
-
Qua số liệu nhập khẩu than, xuất khẩu than năm 2016 được các chuyên gia: Phan Ngô Tống Hưng và Nguyễn Thành Sơn đề cập dưới đây cho thấy, thị trường than của Việt Nam đã phá vỡ mọi quy hoạch của Bộ Công Thương. Dó đó, chúng tôi cho rằng, tính thời sự của thị trường than Việt Nam "viết năm 2016" vẫn còn nguyên giá trị. Còn nguyên nhân nào và ai đã phá vỡ thị trường than Việt Nam? Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích trong kỳ tới.
Bài viết cùng tác giả:
Than Indonesia trong cân bằng năng lượng Việt Nam
Thị trường than ASEAN và những rủi ro của Việt Nam
PHAN NGÔ TỐNG HƯNG - PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
NGUYỄN THÀNH SƠN - CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐỘC LẬP
Nhập khẩu
Tổng số than các loại nhập khẩu vào Việt Nam đạt 13,28 triệu tấn, với tổng kim ngạch đạt 959,5 triệu U$. Giá than nhập vào Việt Nam bình quân 182 U$/tấn.
Chủng loại và giá than nhập khẩu vào Việt Nam năm 2016 gồm:
1/ Than cho lò hơi (phát điện) và lò quay (sản xuất xi măng) đạt 11,566 triệu tấn, với tổng giá trị của 94 hợp đồng nhập khẩu lên tới gần 707 triệu U$. Giá than cho phát điện và sản xuất xi măng nhập khẩu bình quân là 61 U$/tấn.
2/ Than cho lò cao (luyện thép) và lò khí hóa (sản xuất phân bón) đạt hơn 1,7 triệu tấn, với tổng giá trị của 61 hợp đồng nhập khẩu đạt 252 triệu U$. Giá than chất lượng cao cho sản xuất coke và phân bón bình quân 147 U$/tấn.
3/ Than công nghệ (làm nguyên liệu) cho các ngành sản xuất khác đạt 1.095 tấn với tổng kim ngạch khoảng 0,894 triệu U$. Giá than bình quân 816 U$/tấn.
Chủng loại than nhập khẩu vào VN năm 2016 |
|
Có 19 nước xuất khẩu than vào Việt Nam năm 2016. Trong đó, 4 nước có khối lượng lớn là Úc (3,98 triệu tấn), Nga (3,69 triệu tấn), Indonesia (2,95 triệu tấn), Trung Quốc (1,64 triệu tấn). 15 nước còn lại xuất 1,02 triệu tấn vào Việt Nam.
Tỷ trọng các nước xuất khẩu than vào VN năm 2016 |
|
Khối lượng than nhập khẩu vào Việt Nam năm 2016 từ các nước |
|
Các doanh nghiệp nhập khẩu than của Việt Nam |
|
Xuất khẩu than
Năm 2016, các doanh nghiệp Việt Nam ký được tổng số 37 hợp đồng xuất khẩu than. Tổng số than xuất khẩu từ Việt Nam năm 2016 đạt 1,243 triệu tấn, tổng kim ngạch đạt 138,73 triệu U$. Khối lượng than xuất khẩu bình quân mỗi hợp đồng khoảng 34.000 tấn với giá trị bình quân khoảng 3,75 triệu U$.
Tổng số có 14 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu than năm 2016.
Nhìn chung, tính chất xuất khẩu than của Việt Nam nhỏ, lẻ. Các doanh nghiệp có khối lượng than xuất khẩu lớn gồm: Vinacomin (0,802 triệu tấn); Vietmindo (0,296 triệu tấn); Formosa (0,104 triệu tấn). Các doanh nghiệp còn lại chỉ xuất khẩu từ vài tấn đến 17.000 tấn.
Tổng số có 15 nước nhập khẩu than của Việt Nam trong năm 2016.
Các nước có thị phần nhập khẩu than lớn nhất gồm: Nhật Bản (51,6%), Philippines (8,57%), Malaysia (8,28%), Indonesia (6,59%).
Giá xuất khẩu than năm 2016 bình quân đạt 112 U$/tấn.
Thị trường xuất khẩu năm 2016 của than Việt Nam |
|
Các doanh nghiệp xuất khẩu than của Việt Nam năm 2016 |
|
Lưu ý:
Các số liệu thuộc bản quyền của tác giả. Mọi trích dẫn và sử dụng cần được sự đồng ý của tác giả thông qua Tạp chí Năng lượng Việt Nam (bằng văn bản).
Đón đọc bài viết tiếp theo: Thị trường than năm 2017 của Việt Nam và những bất cập
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Ý kiến về Chương trình phát triển nguồn điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII (04/03)
- Quy hoạch nguồn điện Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế về tỷ trọng năng lượng tái tạo (02/03)
- Dự báo nhu cầu điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII ‘vẫn chưa thấy thuyết phục’ (01/03)
- Vài ý kiến đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia (26/02)
- Phân tích về sự cố điện ở Texas Hoa Kỳ (23/02)
- Tích hợp điện mặt trời vào lưới điện [Kỳ cuối]: Giải pháp khắc phục các ảnh hưởng (23/02)
- Tích hợp điện mặt trời vào lưới điện [Kỳ 1]: Các ảnh hưởng trên lưới điện (18/02)
- Phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam [Kỳ cuối]: Việt Nam cần làm gì? (17/02)
- Tại sao Việt Nam nên phát triển điện gió ngoài khơi? (01/02)
- Thủy điện tích năng giải quyết vấn đề thừa, thiếu trong biểu đồ phụ tải hệ thống điện (27/01)
Các bài đã đăng:
- Dầu "chua" Trung Quốc thách thức chuẩn dầu thô thế giới (27/03)
- Quản lý nhu cầu điện: Thực tiễn Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế (27/03)
- Chế biến dầu khí ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội [Kỳ 2] (26/03)
- Tham nhũng và chính sách năng lượng tái tạo (23/03)
- Chế biến dầu khí ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội [Kỳ 1] (22/03)
- Giá dầu thấp tác động thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? [Kỳ 1] (21/03)
- Vì sao điện hạt nhân trên toàn cầu hồi sinh? (19/03)
- Dầu khí Việt Nam: Tính đặc thù và những bất cập của cơ chế [Kỳ cuối] (16/03)
- Trùm dầu mỏ thế giới khởi động chính sách điện hạt nhân (15/03)
- Dầu khí Việt Nam: Tính đặc thù và những bất cập của cơ chế [Kỳ 2] (14/03)