RSS Feed for Không phải OPEC, Trung Quốc mới có quyền ‘quyết định giá dầu’ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 16:31
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Không phải OPEC, Trung Quốc mới có quyền ‘quyết định giá dầu’

 - Không lâu trước đây, giá dầu sẽ tăng, hoặc giảm sau nhất cử nhất động của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Chỉ cần liên minh dầu mỏ mạnh nhất thế giới này ẩn ý chuẩn bị cắt giảm sản lượng, giá dầu sẽ phi mã. Nhưng giờ đây, quyền lực quyết định giá dầu của tổ chức này đã kết thúc.

Chính sách năng lượng: Việt Nam có thể tham khảo gì từ Trung Quốc?



Khi OPEC tuyên bố (ngày 30/11/2016) rằng tổ chức này có thể giảm sản lượng lần đầu tiên trong 8 năm trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng giá dầu lớn, thị trường lại sục sôi. Theo hãng tin RT, trước khi bất kỳ động thái cắt giảm nào xảy ra, phản ứng của thị trường đã đẩy giá dầu thô từ mức đóng cửa 50,74 USD/thùng lên 54,94 USD/thùng vào cuối ngày 5/12/2016. 

Hiện tượng này vẫn còn rõ rệt trong quý cuối năm 2018. Ngày 7/12/2018, OPEC cùng các liên minh tuyên bố sẽ hiệp đồng với nhau và giảm hoạt động sản xuất. OPEC cam kết sẽ rút 1,2 triệu thùng dầu khỏi thị trường mỗi ngày. Tuyên bố đó lập tức khiến giá dầu tăng từ 57,83 USD tại phiên đóng cửa ngày 6/12 lên mức 61,71 USD phiên đóng cửa ngày 7/12. 

Ngày 1/7/2019, khi OPEC cùng các liên minh lại nhất trí gia hạn cắt giảm sản xuất thêm 9 tháng, thông báo của liên minh này vốn đã mờ nhạt. Giá dầu không những không tăng, nó còn di chuyển theo hướng ngược lại - chẳng phải do OPEC cắt giảm mà bởi vì thị trường đã không còn quan tâm. Từ giá đóng cửa phiên 67,52 USD ngày 28/6, dầu Brent  giảm còn 65,01% ngày 1/7 và sau đó lao xuống mốc 62,72% ngày tiếp theo. 

Nhân tố mới trong cuộc chơi

Và đó không phải Iran, hay thậm chí dầu đá phiến của Mỹ. Nhân tố làm dịch chuyển thị trường chính là Trung Quốc. 

Sau hậu quả của cuộc khủng hoảng giá dầu mà phần lớn là do sản lượng đá phiến khổng lồ của Mỹ gây ra, thị trường bắt đầu bị thay đổi nhiều hơn bởi các nước tính dữ liệu tồn kho dầu thô hàng tuần từ Viện Dầu khí Mỹ (API) và dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA). Giờ đây, tất cả những yếu tố trên đều bị lu mờ bởi cuộc chiến thương mại đang diễn ra, chỉ số kinh tế toàn cầu cùng với những tín hiệu về nhu cầu của Trung Quốc. 

Đợt tăng giá dầu lớn nhất năm nay diễn ra như là hệ quả của vụ tấn công cơ sở lọc dầu Aramco của Saudi Arabia ngày 14/9. Tuy vậy, cú tăng 15% này không thể kéo sự kịch tính lâu dài giống như quá trình điều các vụ tấn công, bất kể thực tế thị trường dầu thế giới bị giảm 5% sản lượng ngay tức khắc. 

Trong vòng một ngày, các thương nhân được thông báo rõ ràng rằng Saudi Arabia sẽ nhanh chóng vận hành trở lại nhà máy, đồng thời cam kết sẽ không để xảy ra khủng hoảng nguồn cung lớn nào.

Sự chú ý lập tức chuyển hướng vào Trung Quốc. Giờ đây, một tín hiệu mờ nhạt nhất về “thỏa thuận” tiềm năng để kết thúc chiến tranh thương mại, hoặc tín hiệu rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn sẽ làm cho giá dầu biến động mạnh nhất.

Ngày 4/9, giá dầu tăng 4% chỉ sau khi chỉ số nền kinh tế Trung Quốc được công bố. Ngay trước đó, thị trường đang sôi sục với những lo ngại về một nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu.

Ngày 10/10, giá dầu chạm mức cao nhất hai tuần khi có đồn đoán cho rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã ở trong tầm với dưới dạng “thỏa thuận một phần”. Thị trường đánh giá các cuộc đàm phán là bước đột phá lớn nhất trong vòng 18 tháng thương chiến. Song khi Washington và Bắc Kinh vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể nào, giá dầu lại trở về bình thường. 

Mỗi lần diễn ra đàm phán thương mại, thị trường dầu lại lắng nghe kỹ lưỡng hơn nhiều so với vụ Iran bắn hạ máy bay không người lái Mỹ hay thậm chí Iraq nguy cơ rơi vào nội chiến. Chắc chắn là nhiều hơn cách nó dò xét tín hiệu của OPEC hiện nay. Thị trường còn quan tâm đến tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump hơn cả liên minh dầu mỏ trên. 

Tuy nhiên, thương chiến chính là mối đe dọa lớn nhất với giá dầu cho đến nay, và thị trường hiểu rõ điều này. 

Cuộc chiến thương mại đang làm suy giảm tăng trưởng kinh tế ở châu Á và Mỹ vì nó làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và tăng giá với người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế, vốn luôn chuyển thành sự sụt giảm năng lượng.

OPEC tự đánh bại mình 

OPEC đã thua cuộc chiến nguồn cung. Cho dù có tiếp tục cắt giảm bao lâu chăng nữa, nó vẫn không thể gây ảnh hưởng. 

Trong khi OPEC cố gắng cắt giảm nguồn cung và mất thị phần thì Mỹ kiên trì sản xuất dầu đá phiến. Nói cách khác, OPEC đang từ bỏ sản xuất và Mỹ đang chiếm lĩnh thị phần. 

Vì vậy, bây giờ, dữ liệu tồn kho dầu thô của Mỹ có thể di chuyển kim giá dầu mỗi tuần, nhiều hơn bất kỳ tuyên bố nào từ OPEC có thể. Còn nếu bạn quan tâm đến sự biến động của thị trường dầu, nhất cử nhất động của chiến tranh thương mại là chỉ dấu không thể bỏ qua. 

NGUỒN: TTXVN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động