RSS Feed for Khai thác hợp lý thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 01:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Khai thác hợp lý thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo

 - Sáng ngày 5/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo "Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ, phát triển năng lượng tái tạo: An toàn - hiệu quả - bền vững".

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết: Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa khá cao, số giờ nắng trong năm từ 1.400 - 3.000 giờ, nhiệt độ bình quân năm trên 21 độ C. Bên cạnh đó, Việt Nam có 3/4 lãnh thổ là địa hình đồi núi, phân cắt mạnh đã hình thành hơn 3.450 sông, suối.

Các nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có tiềm năng thủy điện khá lớn, khoảng 35.000 MW, với điện lượng khoảng 300 tỷ kWh/năm. Các dạng năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời, sinh khối... là những tài nguyên quý giá, nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, cần được khai thác một cách hợp lý.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định: Các nhà máy thủy điện hiện có đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Cụ thể, năm 2016, đóng góp khoảng 44% công suất và gần 40% điện lượng; trong 8 tháng đầu năm 2017, đã đóng góp trên 40% công suất và điện lượng cho hệ thống điện. Đồng thời, điều tiết hợp lý giá điện, tạo ra nhiều công việc và thu nhập cho lực lượng lao động trên cả nước, đóng góp đáng kể cho ngân sách...

"Cùng với phát triển thủy điện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, trường, trạm,...) và điều kiện sinh hoạt, sản xuất của người dân ở các địa phương có dự án được cải thiện, hoàn chỉnh. Nhìn chung, việc phát triển thủy điện đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; người dân tái định cư ngày càng ổn định cuộc sống, tăng thu nhập của người dân địa phương…", Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, công tác quản lý nhà nước về thủy điện mặc dù đã được tăng cường nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, có nguyên nhân là các cơ quan liên quan ở địa phương còn hạn chế về nhân lực chuyên môn và thiếu quan tâm. Một số chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu cũng chưa nghiêm túc thực hiện, thậm chí còn vi phạm quy định pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng, hoặc vận hành khai thác. Bên cạnh đó, là năng lực quản lý dự án, thiết kế và thi công của nhiều đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, chất lượng của quy hoạch và công trình xây dựng tại một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu, còn vi phạm quy định vận hành gây bức xúc trong dư luận.

Do vậy, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, trong những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương tiến hành rà soát, loại bỏ 468 dự án, vị trí tiềm năng, hoặc không xem xét đưa vào quy hoạch với công suất khoảng 2.044 MW không đảm bảo hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội...

Bộ Công Thương cũng tăng cường công tác quản lý, giám sát các công trình thủy điện. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp đảm bảo các chủ đầu tư, nhà máy thủy điện chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước về quản lý vận hành các nhà máy thủy điện, quy định về an toàn hồ đập, công tác trồng bù rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, phòng chống bão lụt...

Bên cạnh đó, để đảm bảo đủ nguồn điện cho phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng cao, khuyến khích thu hút đầu tư phát triển nguồn điện, Bộ Công Thương cũng đã tham mưu cho Chính phủ các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo khác. Điển hình là cơ chế giá điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, chất thải rắn...

Toàn cảnh Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Đình Tùng cho biết: Theo dự báo đến năm 2030, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện, do vậy, việc đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng phải đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả thân thiện với môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra. Chính vì vậy, việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh năng lượng, môi trường là vấn đề cấp thiết.

Các số liệu thống kê gần đây cho thấy, nhu cầu năng lượng của Việt Nam đã tăng rất nhanh trong thời gian qua, với mức tăng trưởng năng lượng thương mại 9,5%, trong khi nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng trung bình 11%/ năm (giai đoạn 2011-2016). Như vậy, với dự báo nhu này thì Việt Nam đang chuyển đổi từ một nước xuất khẩu năng lượng sang nhập khẩu năng lượng.

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao, việc cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua thiết lập khung chính sách, đa dạng hóa nguồn cung cấp đang được các nhà chính sách nghiên cứu, giới chuyên môn đặc biệt quan tâm, trong đó từng bước làm chủ công nghệ, nội địa hóa sản phẩm để tránh phụ thuộc vào việc nhập khẩu thiết bị của nước ngoài.

Theo Thứ trưởng Trần Đình Tùng: Trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách và các chương trình cụ thể nhằm định hướng, khuyến khích hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực năng lượng.

Cụ thể, trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, chú trọng việc nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị phục vụ nhà máy thủy điện, nhiệt điện công suất trung bình và lớn, nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo cũng như các giải pháp khoa học tiết kiệm năng lượng trong các khâu sản xuất, chế tạo…

"Hướng tới những giải pháp này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu trọng điểm nhằm giải quyết bài toán công nghệ trong ngành năng lượng. Để phát triển công nghệ năng lượng, Việt Nam cần có sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các đối tác có trình độ tiên tiến…", Thứ trưởng Trần Đình Tùng phát biểu.

Bí thư Huyện ủy Mường La - Nguyễn Thành Công.

Đánh giá về hiệu quả các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La, ông Nguyễn Thành Công, Bí thư huyện ủy Mường La cho biết: Trên địa bàn huyện có 20 công trình thủy điện vừa và nhỏ, trong đó có 12 nhà máy đã đi vào hoạt động, 8 công trình đang thi công. Các công trình vận hành ổn định, nhiều dự án đã trồng lại rừng, hầu hết không ảnh hưởng tới tái định cư, đời sống vùng thượng lưu, hạ lưu...

Theo ông Nguyễn Thành Công, các dự án khi đi vào hoạt động đã đóng góp tích cực tăng thu ngân sách huyện. Thu hút lao động địa phương. Bên cạnh đó, việc đầu tư và xây dựng các công trình thủy điện đã tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm…

Đồng thời, các chủ đầu tư nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đã phối hợp với các địa phương, các ngành của huyện tham gia vào Chương trình bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện, góp phần cải tạo môi trường, chủ động điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân mùa khô ở vùng thượng lưu, hạ lưu và khu vực xung quanh hồ chứa…

Tiếp đó, tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các báo cáo về: Tổng quan thủy điện nhỏ toàn quốc và tình hình rà soát theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 62/QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng vận hành các dự án thủy điện vừa và nhỏ tại Việt Nam - Chiến lược phát triển thủy điện nhỏ đến 2030, tầm nhìn 2050; Công tác quản lý an toàn đập thủy điện nhỏ; Thực trạng, tiềm năng thủy điện nhỏ và các dạng năng lượng tái tạo của Việt Nam…

Đây là cơ hội để các bộ, ban, ngành lắng nghe các ý kiến đóng góp để xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thủy điện nhỏ, nhằm tận dụng, khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên này để phát triển bền vững ngành năng lượng Việt Nam.

MAI THẮNG

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 1)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 2)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 3)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 4)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 5)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 6)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 7)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 8)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 14)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 15)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 16)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 17)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 18)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 19)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 20)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 21)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 22)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 23)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động