RSS Feed for Đào tạo nhân lực: Yếu tố cần cho phát triển điện hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 19:17
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đào tạo nhân lực: Yếu tố cần cho phát triển điện hạt nhân

 - Việt Nam sẽ tiến hành xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất 4.000MW tại Ninh Thuận, song để đảm bảo được số lượng, chất lượng đội ngũ nhân lực là điều không đơn giản.

Hợp tác Việt-Nga: Hướng đến ngành năng lượng nguyên tử
Phương án hợp tác quốc tế về ĐHN trong giai đoạn mới

PHAN MINH TUẤN, Phó giám đốc BQLDA điện hạt nhân Ninh Thuận

Từ nhu cầu thực...

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư từ cuối năm 2009. Chính phủ đã triển khai quyết liệt chủ trương trên ngay từ đầu năm 2010 với mục tiêu đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 đảm bảo an toàn, đúng pháp luật và hiệu quả kinh tế. Đây là một chủ trương lớn của Đất nước tuy nhiên cũng có rất nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề nguồn nhân lực, yếu tố quyết định sự thành công của Dự án.

Nhu cầu nhân lực cho các dựa án điện hạt nhân của Việt Nam rất lớn. Theo Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (EVNNPB), đến năm 2022, số lượng nhân sự cần thiết cho hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 là 2.400 người (mỗi nhà máy là 1.100 người). Trong đó, yêu cầu về trình độ đại học là 884 người, cao đẳng nghề là 922 người, lao động phổ thông là 394 người. Số nhân lực trên được phân theo các ngành: Điện hạt nhân là 420 người, an toàn hạt nhân và kỹ thuật hóa là 140 người, còn lại 320 người cho các ngành nghề khác.  

Hội thảo định hướng nghề nghiệp về điện hạt nhân.

Theo kế hoạch Dự án đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, thứ nhất, đào tạo tại LB Nga, Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Chính phủ Liên Bang Nga tìm kiếm và lựa chọn những học sinh xuất sắc đáp ứng các tiêu chuẩn để đi học chuyên ngành điện hạt nhân tại Nga trong vòng 6-7 năm. Thứ hai, đào tạo tại Nhật Bản, Bộ giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Chính phủ Nhật Bản tìm kiếm và lựa chọn những học sinh xuất sắc học tập về ngành điện hạt nhân tại Nhật Bản, dự kiến mỗi năm khoảng 20 người.

Cạnh đó, tại các trường đại học trong nước cũng có chương trình đào tạo chuyên ngành điện hạt nhân, cụ thể: Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Theo đó, ưu tiên tuyển dụng sinh viên Tỉnh Ninh Thuận có mong muốn làm việc lâu dài cho EVN tại hai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Với  trình độ cao đẳng, dự kiến số lượng là 922 người, đào tạo tại các Trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung và Cao đẳng Điện lực Miền Nam thuộc EVN. Dự án cũng dành ưu tiên đặc biệt với những kỹ sư có kinh nghiệm tại các Ban QLDA, Công ty Nhiệt điện và Thủy điện thuộc EVN.

Các chương trình đào tạo, ngoài kiến thức cơ bản về điện hạt nhân, kỹ năng mềm; văn hóa an toàn, công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân, sẽ tập trung các kiến thức liên quan đến quản lý dự án điện hạt nhân tại nước ngoài (2 tuần/khóa), đào tạo kèm cặp từ 3 - 6 tháng tại công trường nhiệt điện trong nước hoặc điện hạt nhân ở nước ngoài. Riêng khối vận hành bảo dưỡng, các chương trình cũng tập trung hơn cho việc đào tạo cán bộ nòng cốt. Sinh viên sẽ được học tiếng Nga và Nhật Bản một năm trước khi đào tạo dài hạn tại hai quốc gia này.

... đến kế hoạch sử dụng

Theo chương trình đào tạo của EVN, từ năm 2006 - 2009 có 31 sinh viên đi học các chuyên ngành liên quan đến điện hạt nhân, trong đó có 29 sinh viên học ở CHLB Nga, 2 sinh viên học ở Pháp. Trong năm 2013, có 10 sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo và về nước, trong đó có 9 sinh viên được cử đi học năm 2006, tốt nghiệp trình độ thạc sĩ, hiện đang làm việc cho Ban quản lý Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.

Về đào tạo trước tuyển dụng, từ năm 2010 đến nay, Bộ giáo dục và Đào tạo đã cử tổng cộng 323 sinh viên đi học các chuyên ngành liên quan đến điện hạt nhân tại trường MEPhI và một số trường ĐH khác tại Nga. Trong tổng số 323 sinh viên được Bộ cử đi đào tạo có 236 sinh viên có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ về làm việc cho Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận trong đó có 87 sinh viên của Ninh Thuận.

Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung và Cao đẳng Điện lực Tp. Hồ Chí Minh đã được giao nhiệm vụ là đơn vị đào tạo lực lượng kỹ thuật viên cho dự án. Đến nay, các trường đã cử giáo viên tham gia các chương trình hội thảo, đào tạo ngắn hạn về điện hạt nhân do các Bộ, Ngành và các Tổ chức quốc tế ở trong và ngoài nước. Tháng 1/2014, Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung đã xây dựng đề án về “Đào tạo kỹ thuật viên” báo cáo Bộ giáo dục và Đào tạo và EVN.

Với phần đào tạo ngắn hạn sau tuyển dụng cho cả hai dự án Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, EVN tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế như IAEA, JEPIC, JINED, ROSATOM chủ trì tổ chức 6 hội thảo tại Ninh Thuận và Hà Nội cho 531 lượt người, cử 79 lượt cán bộ tham dự các chương trình đào tạo ngắn hạn về quản lý và kỹ thuật tại Nhật Bản. Ngoài ra, EVN cũng cử nhiều lượt cán bộ tham dự các chương trình hội thảo và đào tạo ngắn hạn do các Bộ, Ngành và các Tổ chức quốc tế khác tổ chức trong và ngoài nước.

Riêng Chương trình đào tạo cán bộ nòng cốt cho Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận 2,  EVN đã hoàn thành chương trình đào tạo cán bộ nòng cốt đợt 1 cho 15 cán bộ đầu tiên đi đào tạo 2 năm tại Nhật Bản từ tháng 9/2012 đã về làm việc tại Ban QLDA Điện hạt nhân Ninh Thuận. Hiện nay,  EVN đang tiếp tục gửi 9 cán bộ nòng cốt (đợt 2)  tham gia chương trình đào tạo 2 năm tại Nhật Bản từ tháng 9/2014. Các nhân sự này sau khi về nước sẽ tiếp tục tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu khác ở trong và ngoài nước tùy thuộc vào các vị trí, chức danh công việc được phân công. Đối với nhân sự các chuyên ngành khác, EVN (Ban Quản lý Dự án) sẽ tuyển dụng nhân sự phù hợp với kế hoạch thực hiện dự án và tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực theo các hợp đồng EPC, Dự án đào tạo …

Theo  Kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo, nguồn lực đào tạo do EVN quản lý sau khi về nước sẽ tham gia công tác quản lý dự án từ giai đoạn báo cáo dự án đầu tư; Quản lý dự án trong quá trình thi công xây dựng; Tham gia lực lượng Ban chuẩn bị sản xuất cho 02 NMĐHN; Vận hành khai thác nhà máy điện hạt nhân.

Đạo tạo chuyên ngành điện hạt nhân đang được thực hiện theo đúng kế hoạch. Năm nay, EVN cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển thêm 20-25 sinh viên học tại Nga là có thể đáp ứng yêu cầu.

Đào tạo cho Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1: 200 cán bộ khung sẽ được cử tham dự chương trình đào tạo hai năm tại Nga (theo 6 nhóm).

Đào tạo cho Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2: 60 cán bộ chủ chốt sẽ cử tham dự chương trình đào tạo 02 năm tại Nhật Bản, bắt đầu từ năm 2012.

Đào tạo cán bộ bảo dưỡng: đào tạo mỗi năm 200 cán bộ cho cả 2 nhà máy trong thời gian 6 tháng tại nước đối tác theo thời gian phù hợp vơ i tiến độ thực hiện dự án thực tế.

NangluongVietnam.vn

Lưu ý: Nghiêm cấm sao chép nội dung bài viết này dưới mọi hình thức nếu chưa có sự đồng ý của Tòa soạn Năng lượng Việt Nam bằng văn bản

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động