RSS Feed for Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 21:34
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam

 - Với mục tiêu tạo điều kiện và cơ chế tối đa cho việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện gió có tiềm năng và khả năng khai thác lớn nhất. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 37/QĐ-TTg, ngày 29/6/2011, về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó yêu cầu cần thiết phải thiết lập quy hoạch phát triển điện gió cấp quốc gia và các tỉnh có tiềm năng phát triển điện gió. Một trong các nhiệm vụ của công tác lập quy hoạch là phải đánh giá được tiềm năng lý thuyết, tiềm năng kỹ thuật của nguồn điện gió. Tuy nhiên, cũng như trường hợp của nhiều nước đang phát triển, việc đánh giá tiềm năng gió với độ tin cậy cao tại Việt Nam chưa được tiến hành, mặc dù đã có những đánh giá ban đầu của các tổ chức, đơn vị ở các mức độ khác nhau về tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam.

>> Huyện đảo Cô Tô có tiềm năng lớn phát triển năng lượng tái tạo
>> Việt Nam và Đan Mạch hợp tác phát triển điện gió
>> Giảm giá thành điện gió bằng công nghệ “2 lớp cánh đồng trục”
>> Cần có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển điện gió

LƯƠNG NGỌC GIÁP

 

Các trụ điện gió thuộc Nhà máy điện gió Tuy Phong (Bình Thuận)

Những đánh giá ban đầu về tiềm năng năng lượng gió Việt Nam

Trong năm 2001, Ngân hàng thế giới tài trợ xây dựng bản đồ gió cho 4 nước (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam), nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng gió cho khu vực. Bản nghiên cứu này, với dữ liệu gió lấy từ trạm khí tượng thủy văn cùng với dữ liệu lấy từ mô hình MesoMap, đưa ra ước tính sơ bộ về tiềm năng gió ở Việt Nam tại độ cao 65m và 30m cách mặt đất, tương ứng với độ cao trục của các turbun gió nối lưới cỡ lớn và turbin gió nhỏ được lắp đặt ở những vùng có lưới mini độc lập. Dữ liệu khí tượng thủy văn do Viện Khí tượng và Thủy văn quốc gia Việt Nam (VNHM) và Cục quản lý Hải dương học và Khí tượng quốc gia Mỹ (NOAA) cung cấp. NOAA, từ năm 1994 đã có kết nối với 24 trạm khí tượng thủy văn ở Việt Nam để thu nhập dữ liệu thủy văn.

Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong 4 nước trong khu vực: hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương với tổng công suất 512GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt.

Bảng 1. Tiềm năng gió của Việt Nam ở độc cao 65m

Tốc độ gió trung bình

Thấp

<6m/s

Trung bình

6-7m/s

Tương đối cao 7-8m/s

Cao

8-9m/s

Rất cao

>9m/s

Diện tích (km2)

 

197.242

100.367

25.679

2.178

111

Diện tích

(%)

60,60%

30,80%

7.90%

0,70%

>0%

Tiềm năng

(MW)

 

401.444

102.716

8.748

452

 Nguồn: TrueWind Solutions, 2000. Bản đồ tài nguyên gió Đông Nam Á

Tuy nhiên, bản đồ gió của Ngân hàng thế giới được nhiều chuyên gia đánh giá là quá lạc quan và có thể mắc một số lỗi trầm trọng do tiềm năng gió được đánh giá dựa trên chương trình mô phỏng. Thực vậy, so sánh các số liệu đo gió thực tế do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện nhìn chung thấp hơn nhiều so với số liệu tương ứng từ bản đồ gió của Ngân hàng Thế giới.

Nghiên cứu của EVN về “Đánh giá tài nguyên gió cho sản xuất điện” là nghiên cứu chính thức đầu tiên về tài nguyên năng lượng gió của Việt Nam. Theo đó, dữ liệu gió sẽ được đo đạc cho một số điểm lựa chọn. Sau đó sẽ ngoại suy lên thành dữ liệu gió mang tính đại diện khu vực, bằng cách lược bỏ tác động của độ nhám bề mặt, sự che khuất do các vật thể như toàn nhà và sự ảnh hưởng do địa hình.

Dữ liệu gió mang tính khu vực này sau đó được sử dụng để tính toán dữ liệu gió tại điểm khác bằng cách áp dụng quy trình tương tự, nhưng theo chiều ngược lại. Trên cơ sở dữ liệu đó, đề án còn xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng (khoảng cách đấu nối với hệ thống điện, địa hình, khả năng vận chuyển thiết bị, sự chấp nhận của cộng đồng và các vấn đề liên quan đến sử dụng đất và môi trường…). Bằng các làm như vậy, nghiên cứu đã xác định được các điểm thích hợp cho sản xuất điện gió, tương đương với công suất 1.785MW. Miền Trung có tiềm năng gió lớn nhất, với 880MW tập trung chủ yếu tại tỉnh Quảng Bình và Bình Định, tiếp đến là miền Nam, với 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Bảng 2. Tiềm năng kỹ thuật năng lượng gió tại Việt Nam (tính tại các địa điểm có vận tốc trung bình hằng năm tương đương hoặc lớn hon 6m/s ở độ cáo 60m so với mặt đất)

 

STT

Miền

Tiềm năng kỹ thuật (MW)

1

Bắc

50

2

Trung

880

3

Nam

855

Tồng cộng

1.785

            Nguồn: EVN

Tuy nhiên, việc tính toán của EVN chưa được hoàn thành do quy mô của dự án cũng như nguyên tắc tập trung vào các tỉnh duyên hải miền Trung. Như vậy, hoàn toàn có khẳ năng là nhiều vị trí có tiềm năng gió tốt, chưa được phát hiện và do vậy cần phải có các nghiên cứu sâu rộng hơn để có được bức tranh đầy đủ hơn về tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam.

Năm 2007, Bộ Công Thương với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới đã tiến hành đo gió tại 3 điểm, góp phần vào xác định tiềm năng gió của Việt Nam. Chương trình được từ vấn quốc tế AWS TruePower và GPCo phối hợp với công ty Tư vấn Điện 3 (PECC3) tiến hành trong 2 năm. Kết quả đo đạc này và các số liệu khác đã được Bộ Công Thương sử dụng để cập nhật Atlas gió cho Việt Nam, đơn vụ thực hiện là AWS TruePower-tiền thân là TrueWind Solutions - cũng là đơn vị xây dựng Atlas gió cho 4 quốc gia, trong đó có Việt Nam năm 2001. So sánh với kết quả nghiên cứu cũ, kết quả đánh giá này thận trọng hơn nhiều.

Bảng 3. Tóm lược tiềm năng năng lượng gió tại độ cao 80m theo Atlas gió mới

Tốc độ gió trung bình

<4m/s

4-5m/s

5-6m/s

6-7m/s

7-8m/s

8-9m/s

>9m/s

Diện tích

(km2)

95.961

70.868

40.473

2.435

220

20

1

Diện tích

(%)

45,70%

33,80%

19,30%

1,2%

0,1%

0,01%

>0%

Tiềm năng

(MW)

956.161

708.678

404.732

24.351

2.202

200

10

Nguồn: AWS TruePower, 2011. Wind resource atlast  of  Vietnam. 463 New Karner Road, Albany, New York 12205

Dự án năng lượng gió GIZ/MOIT, với trọng tâm là xây dựng khung chính sách  và hỗ trợ kỹ thuật cho điện gió nối lưới gần đây cũng quyết định bổ sung ngân sách để tiến hành đánh giá tiềm năng gió. Theo đó, 13 địa điểm sẽ được lựa chọn để đo gió trong vòng ít nhất 1 năm. Ba cột đo gió hiện có của Bộ Công Thương sẽ được tái sử dụng cho chương trình đo đạc này. Dự án cũng xem xét tới xây dựng Atlas gió khu chương trình khảo sát kết thúc.

Như vậy, thực tế cho đến nay vẫn chưa có đánh giá chính thức nào về tiềm năng gió của Việt Nam, một số tổ chức đã được ra ước tính của riêng mình dựa trên tình hình phát triển thực tế ở các địa phương, với mức công suất dao động trong khoảng 10.000-20.000MW.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Tập Cận Bình 'phát tín hiệu' trao quyền cho DN tư nhân
Nga sẽ không cho phép Trung Quốc thống trị châu Á
"Việt Nam: Con tàu đang dần thẳng hướng"

Tổng thống Chavez 'khởi động' chuyển giao quyền lực
Nỗi ám ảnh kinh hoàng của công an Trùng Khánh
Miệng 'kẻ sang' có gang, có thép...

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động