RSS Feed for Quy định, trình tự phát triển điện gió Việt Nam: Những vấn đề cần lưu ý | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 03:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Quy định, trình tự phát triển điện gió Việt Nam: Những vấn đề cần lưu ý

 - Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng nhanh, do đó nhu cầu sử dụng năng lượng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân ngày càng tăng cao. Trong vòng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trung bình của sản lượng điện năng đạt mức 9,5 - 10%/năm, gấp hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Dự kiến trong vòng 10 năm tới, nhu cầu điện vẫn có nhịp tăng cao hơn GDP khoảng 1,2 đến 1,4 lần. Năng lượng gió của Việt Nam, với tiềm năng rất lớn, là một trong các giải pháp chuyển dịch năng lượng theo hướng ‘xanh’ và phát triển bền vững. Điện gió là lĩnh vực năng lượng đòi hỏi nguồn tài chính lớn, công nghệ và nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, để phát triển thành công một dự án điện gió, trước hết nhà đầu tư nên lưu ý các giai đoạn, các quy định và thủ tục hiện hành, cụ thể như dưới đây.


Đánh giá tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam


1/ Các giai đoạn đầu tư phát triển dự án điện gió:

Về cơ bản các dự án đầu tư phát triển điện gió cần có các giai đoạn sau đây:

 

Giai đoạn A: Chuẩn bị:
 

Giai đoạn B: Phát triển dự án:


Giai đoạn C: Thực hiện dự án; Giai đoạn D: Vận hành và bảo dưỡng:



Giai đoạn E: Kết thúc hoạt động/Tháo dỡ.

Ghi chú: Theo "hướng dẫn đầu tư điện gió, do Bộ Công Thương và GIZ xuất bản 2016", hiện nay, thực tế có thể khác.

2/ Khảo sát đo gió:

Khảo sát đo gió là công việc quan trong nhất trong việc chuẩn bị đầu tư dự án điện gió, mọi thông số về tốc độ và công suất gió sẽ quyết định tính hiệu quả cửa dự án.

Thông tư 32/2012/TT-BCT, Điều 5 về yêu cầu đo gió và báo cáo kết quả đo gió:

- Thời gian đo gió tối thiểu là 12 tháng liên tục.

- Đối với dự án có công suất dự kiến > 50 MW, nhà đầu tư phải lắp đặt ít nhất 2 cột đo gió.

- Các cột đo gió có độ cao tối thiểu là 60 m và khuyến khích cột đo gió 80 m.

- Tần suất thu thập và lưu giữ tất cả các dữ liệu đo gió tối thiểu 10 phút/lần.

- Báo cáo kết quả đo gió bao gồm các nội dung về phương pháp luận thực hiện, thời gian thực hiện đo gió, phương thức thực hiện, mô tả thiết bị, bộ số liệu kết quả đo gió và phân tích kết quả đo gió.

- Bộ số liệu đo gió phải bao gồm đầy đủ các thông tin về tốc độ gió, tần suất gió, hoa gió, bản đồ phân bố năng lượng, độ ẩm không khí, bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển.

 


3/ Khảo sát địa chất thủy văn:

Đồ họa địa hình khảo sát.


Các yêu cầu đặt ra cho công tác khảo sát địa chất, thủy văn của dự án điện gió:

- Địa hình khu vực dự án, thành phần đất, ruộng, đất đã và đang canh tác... khu vực dự án tiếp giáp núi, sông...

- Dạng địa mạo của khu vực dự án, cao độ dạng địa mạo dao động.

- Khoan khảo sát để xác định thành phần đá, cát (kích thước, màu sắc).

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm, lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trung bình (ngày/năm).

Nhiệt độ không khí:

- Nhiệt độ không khí giữa các tháng trong năm, nhiệt độ thấp nhất, nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ trung bình.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm.

- Bức xạ mặt trời: Lượng bức xạ mặt trời trong năm phụ thuộc vào số giờ nắng, tháng có số giờ nắng cao nhất trung bình, tháng có số giờ nắng thấp nhất trung bình, số giờ nắng trung bình cả năm.

- Gió (đo ở độ cao 12m): Tốc độ gió trung bình tc độ gió lớn nhất, áp lực gió lớn nhất tại khu vực công trình (chu kỳ lặp 20 năm, ở độ cao cơ sở cách mặt đất 10 m).

- Hướng gió thịnh hành chính.

- Chế độ dòng chảy trên sông nơi có công trình nhà máy: Thời gian mùa lũ, mùa cạn, có khả năng gây ngập úng tại vị trí công trình hay không.

4/ Xây dựng tua bin gió:

Yêu cầu cấp thiết kế của công trình là cao nhất trong các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Độ bền vững, niên hạn sử dụng, bậc chịu lửa (từ 50 đến 100 năm).

Tiêu chí 2: Quy mô công suất và công suất lắp máy: Theo QCVN 03:2012/BXD; Các tiêu chí thiết kế nền móng: TCVN 4253: 2012; TCVN 5574:2012; TCVN 4116-1985.




5/ Xây dựng trạm biến áp và đấu nối lưới điện:

Việc xây dựng trạm biến áp và đấu nối lưới điện phải tuân theo Luật và các quy định của ngành điện, phòng cháy chữa cháy và môi trường:

Quy định cấp điện áp trong thỏa thuận đấu nối: Nếu điện áp đấu nối < 220 kV, thỏa thuận đấu nối thuộc trách nhiệm của Công ty Điện lực miền; Nếu điện áp đấu nối ≥ 220 kV, thỏa thuận đấu nối thuộc trách nhiệm của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT); Đối với đầu nối ≥ 220 kV: Thông tư 12/2010/TT-BCT Quy định hệ thống điện truyền tải; Công văn số 1449/QĐ-EVNNPT ngày 17/6/2015 Quy định nội dung, phạm vi, thủ tục thỏa thuận đấu nối; Đối với đầu nối < 220 kV: Thông tư 39/2015/TT-BCT Quy định Hệ thống điện phân phối.

6/ Thử nghiệm, nghiệm thu nhà máy điện gió:

Thử nghiệm và nghiệm thu nhà máy điện gió: Theo Quyết định số 1010/QĐ-EVN ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đăng ký chạy thử nghiệm công nhận COD để đăng ký thử nghiệm COD, đơn vị phát điện phải hoàn thành ghép nối SCADA của nhà máy điện trước ngày tiến hành thử nghiệm. 

Danh sách các hạng mục thử nghiệm công nhận ngày vận hành thương mại - COD Các hạng mục cần thử nghiệm đối với nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời bao gồm:

Một là: Thử nghiệm khả năng phát/nhận công suất phản kháng.

Hai là: Thử nghiệm kết nối AGC.

Ba là: Thử nghiệm tin cậy.

Sơ đồ điện máy phát tua bin gió.

 

Sơ đồ đấu nối nhà máy điện gió với lưới điện.


Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW.


Kỳ tới: Một số khó khăn và đề xuất phát triển điện gió Việt Nam

THS.  NGUYỄN HỮU KHOA - HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM; TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động