RSS Feed for Tiềm năng gió Thứ ba 05/11/2024 15:15
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Quy định, trình tự phát triển điện gió Việt Nam: Những vấn đề cần lưu ý

Quy định, trình tự phát triển điện gió Việt Nam: Những vấn đề cần lưu ý

Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng nhanh, do đó nhu cầu sử dụng năng lượng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân ngày càng tăng cao. Trong vòng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trung bình của sản lượng điện năng đạt mức 9,5 - 10%/năm, gấp hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Dự kiến trong vòng 10 năm tới, nhu cầu điện vẫn có nhịp tăng cao hơn GDP khoảng 1,2 đến 1,4 lần. Năng lượng gió của Việt Nam, với tiềm năng rất lớn, là một trong các giải pháp chuyển dịch năng lượng theo hướng ‘xanh’ và phát triển bền vững. Điện gió là lĩnh vực năng lượng đòi hỏi nguồn tài chính lớn, công nghệ và nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, để phát triển thành công một dự án điện gió, trước hết nhà đầu tư nên lưu ý các giai đoạn, các quy định và thủ tục hiện hành, cụ thể như dưới đây.
Điện gió ngoài khơi Việt Nam có những ưu điểm gì?

Điện gió ngoài khơi Việt Nam có những ưu điểm gì?

Việt Nam với đường bờ biển dài tới 3.260 km, được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn về điện gió ngoài khơi. Trong bài viết này, tác giả sẽ đánh giá sơ bộ hệ số công suất (net capacity factor) của 1 trại gió 600 MW nếu phát triển ở các vùng biển ngoài khơi nước ta, sử dụng tua bin gió có gam công suất 10 MW (điển hình cho xu hướng phát triển của công nghệ điện gió hiện nay), cũng như đánh giá sự thay đổi hệ số công suất của trại gió này trong năm và nó có mang lại lợi ích gì cho hệ thống điện nước ta hay không?
Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam

Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam

Với mục tiêu tạo điều kiện và cơ chế tối đa cho việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện gió có tiềm năng và khả năng khai thác lớn nhất. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 37/QĐ-TTg, ngày 29/6/2011, về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó yêu cầu cần thiết phải thiết lập quy hoạch phát triển điện gió cấp quốc gia và các tỉnh có tiềm năng phát triển điện gió. Một trong các nhiệm vụ của công tác lập quy hoạch là phải đánh giá được tiềm năng lý thuyết, tiềm năng kỹ thuật của nguồn điện gió. Tuy nhiên, cũng như trường hợp của nhiều nước đang phát triển, việc đánh giá tiềm năng gió với độ tin cậy cao tại Việt Nam chưa được tiến hành, mặc dù đã có những đánh giá ban đầu của các tổ chức, đơn vị ở các mức độ khác nhau về tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam.
Phiên bản di động