RSS Feed for gió Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 12:10
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Câu hỏi khó về mục tiêu 1.000 MW điện gió vào năm 2020

Câu hỏi khó về mục tiêu 1.000 MW điện gió vào năm 2020

Trong lúc hàng chục dự án điện gió đăng ký xong rồi “đắp chiếu” do chi phí đầu tư, vận hành cao, giá bán vẫn thấp so với thị trường… liệu rằng trong 6 năm tới có thể hoàn thành mục tiêu tổng công suất điện gió đạt 1.000 MW như đề ra hay không đang là câu hỏi khó.
Nhật ký Năng lượng: Nỗi buồn phong điện

Nhật ký Năng lượng: Nỗi buồn phong điện

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Nhưng trong Quy hoạch điện VII đã được phê duyệt thì điện gió còn nằm ở mức khá khiêm tốn. Thí dụ, các công trình thủy điện và nhiệt điện đưa vào vận hành năm 2011 có công suất 4.187MW thì NLTT (trong đó có điện gió) chỉ là 30MW; năm 2012 những con số này là 2.805MW và 100MW; năm 2013 là 2.105MW và 130MW...
Khả năng cạnh tranh của năng lượng gió (Kỳ 1)

Khả năng cạnh tranh của năng lượng gió (Kỳ 1)

Trong mối quan hệ giữa sản xuất điện với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, những gì diễn ra trong xu thế phát triển toàn cầu đã minh chứng rằng cách làm chủ quan, nóng vội và thiếu cân nhắc trong đánh giá tác động môi trường đều phải trả giá quá đắt cho những thảm họa khôn lường của những năm sau. Đi tìm sự hài hòa giữa phát triển điện năng với tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách. Nó không chỉ đặt ra ở tầm quốc gia, khu vực mà mang ý nghĩa hợp tác toàn cầu.
Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam

Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam

Với mục tiêu tạo điều kiện và cơ chế tối đa cho việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện gió có tiềm năng và khả năng khai thác lớn nhất. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 37/QĐ-TTg, ngày 29/6/2011, về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó yêu cầu cần thiết phải thiết lập quy hoạch phát triển điện gió cấp quốc gia và các tỉnh có tiềm năng phát triển điện gió. Một trong các nhiệm vụ của công tác lập quy hoạch là phải đánh giá được tiềm năng lý thuyết, tiềm năng kỹ thuật của nguồn điện gió. Tuy nhiên, cũng như trường hợp của nhiều nước đang phát triển, việc đánh giá tiềm năng gió với độ tin cậy cao tại Việt Nam chưa được tiến hành, mặc dù đã có những đánh giá ban đầu của các tổ chức, đơn vị ở các mức độ khác nhau về tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác phát triển điện gió

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác phát triển điện gió

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý và Vestas - nhà sản xuất tua bin gió lớn nhất thế giới của Đan Mạch đã ký thỏa thuận hợp tác trong việc lập kế hoạch phát triển các nhà máy điện gió ở Việt Nam. Lễ ký thoả thuận này nhân sự kiện chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Đan Mạch.
Phản biện, kiến nghị giải pháp phát triển bền vững năng lượng tái tạo Việt Nam (Kỳ 1)

Phản biện, kiến nghị giải pháp phát triển bền vững năng lượng tái tạo Việt Nam (Kỳ 1) 1

Thách thức thiếu điện của Việt Nam là rất lớn và trước mắt sẽ dồn vào giai đoạn từ nay đến năm 2020. Câu hỏi đặt ra là: sẽ lấy gì để bù đắp vào nguồn năng lượng thiếu hụt mà trước hết là điện năng cho giai đoạn này? Câu trả lời khẳng định là: Không có cách nào khác, Việt Nam phải tích cực phát triển năng lượng tái tạo! Phản biện, kiến nghị về vấn đề này, NangluongVietnam.vn trân trọng giới thiệu bài viết của chuyên gia cao cấp năng lượng Tô Quốc Trụ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Năng lượng (VECC).
Phiên bản di động